Cơ cấu sản lượng thủy sản sản xuất trong nước giai đoạn 2000-2020

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) đánh giá vai trò của xuất khẩu thuỷ sản đối với tăng trưởng kinh tế việt nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 78 - 80)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Từ những nguyên nhân trên cho thấy nhiều vấn đề đang đặt ra cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, địi hỏi có những giải pháp căn cơ và triệt để. Theo đó, điều quan trọng nhất là cần điều chỉnh và ban hành các quy chuẩn về chất lượng sản phẩm thủy sản, đồng thời có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, nhất là đối với những đơn vị có nhiều lơ hàng bị cảnh cáo. Ðặc biệt, cần quan tâm sản phẩm cá tra và cá ba sa phi-lê đông lạnh xuất khẩu; cần thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn vệ sinh để bảo vệ uy tín của sản phẩm cá tra nói riêng và sản phẩm thủy sản Việt Nam nói chung. Song song với đó là việc kiên quyết xử lý các hiện tượng vi phạm về chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm. Vì các thị trường nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Việt Nam ngày càng có những địi hỏi khắt khe hơn về chất lượng sản phẩm, nhất là mức độ an tồn vệ sinh thực phẩm. Khơng đáp ứng đủ những yêu cầu của đối tác, khơng có cách nào hàng thủy sản Việt Nam có thể thâm nhập được dù mức giá thế nào. Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đang là yêu cầu

0 20 40 60 80 100 120 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 % Năm Nuôi trồng Khai thác

67

3.2.1. Thực trạng kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ 2000 đến nay.

Theo số liệu tổng hợp của Tổng cục Hải Quan (2021), tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2020 đạt 8,4 tỷ USD, tăng gấp 5,6 lần so với năm 2000, bình quân tăng trưởng 9,7%/năm. Trong giai đoạn 2000-2010, XK thủy sản Việt Nam tăng nhanh cả về giá trị lẫn sản lượng. Trong đó sự tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần đưa ngành thủy sản phát triển thần tốc với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng từ 1,48 tỷ USD năm 2000 lên 4,95 tỷ USD năm 2010, tăng trưởng 12,8%/năm. Sản phẩm thủy sản đã xuất khẩu sang 163 nước và vùng lãnh thổ. EU, Mỹ và Nhật Bản là 3 thị trường chính. Từ sau khi khủng hoảng kinh tế diễn ra, XK thủy sản của Việt Nam bắt đầu gặp nhiều khó khăn, cho nên giai đoạn 2011-2020 tốc độ tăng trưởng chỉ đạt khoảng 4 %/năm, thấp hơn so với giai đoạn 2000-2010 (Hình 3.4).

Nhìn vào biểu đồ hình 3.4 ta thấy, tình hình xuất khẩu thủy sản một số năm có sự biến động là các năm 2009, 2010, 2015, 2019, 2020:

Năm 2009, xuất khẩu thủy sản Việt Nam chịu nhiều rào cản và khó khăn lớn do các nước nhập khẩu chính thủy sản của Việt Nam vẫn chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008; xuất khẩu cá tra sang thị trường châu Âu sụt giảm đáng kể do bị truyền thơng bơi bẩn hình ảnh; thị trường Nga bắt đầu lệnh cấm cá tra Việt Nam từ cuối năm 2008 (Ngô Thế Hiển, Vũ Thi Chi, Trần Thị Thu Hường, 2010). Do vậy, năm 2009 giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm hơn 5% so với năm 2008.

Năm 2010, thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có nhiều tín hiệu tốt hơn. Các thị trường chủ lực lâu đời như Mỹ, EU, Nhật Bản dần phục hồi. Thông tin sai lệch về các sản phẩm thủy sản của Việt Nam được điều chỉnh và sáng tỏ, giúp sản lượng xuất khẩu tăng trở lại và nhiều cơ hội xâm chiếm các thị trường khác. Ngoài ra, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản chính thức có hiệu lực từ ngày 1-10-2009, trên 86% hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi rất lớn về thuế, trong đó các mặt hàng tôm đã được giảm thuế xuất khẩu xuống 1-2%... Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thủy sản

68

Việt Nam (Trí Quang, 2010). Sản lượng xuất khẩu thủy sản năm 2010 đã tăng 18,4% so với 2009, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 5,034 tỷ USD.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) đánh giá vai trò của xuất khẩu thuỷ sản đối với tăng trưởng kinh tế việt nam thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)