Năm Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)
Tăng trưởng Kim ngạch XK(%) 2010 188,6 27 2011 181,0 -4,1 2012 293,1 61,9 2013 379,4 29,4 2014 567,5 49,6 2015 527 -7,1 2016 484 -8,1 2017 455 -6 2018 652 12 2019 719 16,2 2020 649 -9,8
(Nguồn: tác giả tổng hợp theo thống kê của VASEP, 2020)
Năm 2016, xuất khẩu cá ngừ của các nước đạt gần 484 triệu USD, tăng 12% so với năm 2015. Xuất khẩu đã phục hồi hoàn toàn do nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tại các thị trường chính đã phục hồi. Các doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu thăn/philê cá ngừ đông lạnh mã HS0304 và cá ngừ chế biến khác mã HS16 (bao gồm các sản phẩm như cá ngừ xơng khói, cá ngừ philê ép khuôn, cá ngừ cắt thanh khị cấp đơng, cá ngừ ngâm dầu đóng túi, flake cá ngừ hấp đông lạnh,…). Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang các thị trường chính đều có sự tăng trưởng tốt, trừ Nhật Bản và Mexico. Đáng chú ý là sự tăng trưởng của thị
80
trường Trung Quốc từ một thị trường nhỏ năm 2015 sang thị trường lớn thứ 5 năm 2016 (Nguyễn Hà, 2017).
Năm 2019 tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đạt 719 triệu USD, cao nhất trong giai 10 năm. Nguyên nhân chính là do giá cá ngừ xuất khẩu tăng mạnh. Trong đó, thị trường Mỹ chiếm khoảng 38,07% (tương đương 225,69 triệu USD); thị trường EU chiếm 23,94% (tương đương 141,93 triệu USD); thị trường ASEAN chiếm 7,4% (tương đương 43,86 triệu USD); thị trường Nhật Bản chiếm 4,11% (tương đương 24,39 triệu USD); thị trường Canada chiếm 1,99% (tương đương 11,79 triệu USD); thị trường Mexico chiếm 2,29% (tương đương 13,57 triệu USD); và các thị trường khác chiếm 22,2% (tương đương 131,64 triệu USD).
Năm 2020, cũng như các mặt hàng khác, do tác động của đại dịch Covid-19 bùng phát, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đại dịch Covid-19 qua các tháng không ổn định và có xu hướng giảm so với năm 2019. Xuất khẩu sang các thị trường chính hầu hết đều giảm. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ năm 2020 giảm 9,8% so với năm 2019.
Với những cam kết cắt giảm thuế quan ngay sau khi EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, nhóm sản phẩm cá ngừ của Việt Nam xuất khẩu tới EU đã và đang có những lợi thế lớn. Những tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cá ngừ có dấu hiệu tăng trưởng tích cực.
3.2.4. Thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Việt Nam XK thủy sản sang hơn 160 thị trường trên thế giới. Trong đó top 6 thị trường lớn gịm Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN. Những năm gần đây, XK sang EU chững lại, sang ASEAN, Hàn Quốc ổn định, trong khi XK sang Trung Quốc tăng trưởng mạnh nhất, XK sang Mỹ và Nhật Bản cũng duy trì tăng trưởng khả quan. (Tổng cục Hải Quan, 2021).
81
Bảng 3.4: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu thủy sản theo thị trường qua các năm
Năm
Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu thủy sản qua các năm (tỷ lệ %)
ASEAN EU HQ Mỹ Nhật Bản Trung Quốc và Hồng Kông Khác 2010 5 25 16 25 20 3 6 2011 6 24 9 26 21 4 10 2012 8 27 10 25 19 4 7 2013 7 25 11 27 20 5 5 2014 10 28 7 26 21 6 2 2015 12 30 6 24 18 5 5 2016 14 21 10 25 20 4 6 2017 16 12 15 23 21 6 7 2018 18 20 9 24 20 7 2 2019 19 15 10 25 20 8 3 2020 6,7 11,4 9,2 19,3 16,8 16,5 20,1
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Năm 2020, Mỹ và Nhật Bản vẫn là những thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá trị kim ngach xuất khẩu thủy sản hàng năm của Việt Nam. Tuy nhiên tỷ trọng xuất khẩu qua 2 thị trường này đã giảm so với các năm trước. Trong đó thị trường chính là Mỹ giảm từ 25% còn 19,3%. Nhật Bản giảm từ 20% còn 16,8%. Tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường EU giảm nhiều nhất, năm 2020 chỉ còn chiếm 11,4%, giảm gần 4% so với năm 2019 và giảm gần 9% so với năm 2018. Nguyên nhân do Nguyên nhân là do ngành thủy sản chịu tác động của việc bị EU rút thẻ vàng do chưa tuân thủ các quy định của EC về việc đánh bắt cá trái phép. Một nguyên nhân khác nữa cũng được nhắc đến là có thể xuất hiện hiện tượng chững lại trước khi EVFTA có hiệu lực (VASEP, 2020).
Bên cạnh những thị trường truyền thống như EU, Mỹ, Nhật Bản thì trong một vài năm gần đây mặt hàng thủy sản của nước ta đã xuất khẩu sang một số thị trường mới như Trung Quốc và Hồng Kong (16,5% năm 2020). (Hình 3.6).
82
Hình 3.6: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu thủy sản theo thị trường qua các năm
Nguồn: Tổng cục Hải quan
3.2.5. Những kết quả đạt được và hạn chế trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam
3.2.5.1. Những kết quả đạt được
Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Hoa Kỳ (41,5 tỷ USD), sau đó tới EU, Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc... Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực gồm có điện thoại và linh kiện; điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc, thiết bị; dệt may; giày dép... Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản tăng mạnh, luôn đứng trong top 10 các mặt hàng XK chủ lực. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ mức thấp đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm với mức tăng trưởng bình quân 15,6%/năm. Quá trình tăng trưởng này đã đưa Việt Nam trở thành một trong 5 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn thủy sản tồn cầu (hình 3.6). 0 20 40 60 80 100 120 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 ASEAN EU HQ Mỹ Nhật Bản Trung Quốc và Hồng Kông Khác
83
Hình 3.7: Đóng góp của ngành thủy sản vào kim ngạch xuất khẩu cả nước
Tổng cục Hải quan, 2020
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong gần 20 năm qua. Thị trường tiêu thụ Thủy sản Việt Nam ngày càng được mở rộng hiện nay được tiêu thụ ở hơn 167 thị trường. Và ngày càng có chỗ đứng quan trọng ở những thị trường lớn. Mỹ, Nhật Bản, EU là 3 thị trường lớn nhất, chiếm 50-60% giá trị XK của Việt Nam. Trung Quốc trong mấy năm gần đây trở thành thị trường lớn và quan trọng thứ 4 của Việt Nam, có mức tăng trưởng NK cao, tuy nhiên, thị trường này hay biến động.
Từ cuối năm 2019, Việt Nam đã thành công trong việc đàm phán và giải quyết thành công các rào cản trong thương mại như: chống bán phá giá, chống trợ cấp chính phủ, TBT,… cũng đã tạo thêm niềm tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm trong nước cũng như các nhà nhập khẩu tôm của Việt Nam.
Thành công của ngành thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng
0 50 100 150 200 250 300
84
khơng thể không kể đến sự thuận lợi về nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường thuận lợi cho ngành phát triển. Việt Nam có nguồn cung nguyên liệu thủy sản dồi dào để phục vụ chế biến xuất khẩu nhờ NTTS và khai thác thủy sản. Thêm vào đó, nước ta với hệ thống sơng ngịi dày đặc và có đường biển dài hơn 3.260 km, nên rất thuận lợi phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Về mặt chính sách, hoạt động chế biến thủy sản đã được quan tâm của các bộ, ngành. Ngành chế biến thủy sản hiện nay phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Với sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn, đóng góp hiệu quả cho cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho trên 4 triệu lao động, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư khắp các vùng nông thôn, ven biển, đồng bằng, trung du, miền núi…, đồng thời góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng trên vùng biển đảo của Tổ quốc. Số nhà máy và công suất cấp đông của các cơ sở chế biến tăng rất nhanh. Tập trung chủ yếu ở Khu vực ĐBSCL, trong đó có một số cơng ty quy mơ lớn như Tập đồn TS Minh Phú, Cơng ty cổ phần Vĩnh Hồn, công ty Cổ phần Hùng Vương…
3.2.5.2. Những hạn chế
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức từ các thị trường như tác động của chương trình thanh tra cá da trơn và việc EU cảnh báo thẻ vàng đối với hải sản Việt Nam. Ngành thủy sản đang phải đối mặt với thuế bán phá giá và chương trình thanh tra cá da trơn tại Hoa Kỳ: Ngày 25/11/2015, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (FSIS) đã chính thức thơng báo về việc quyết định triển khai Chương trình Giám sát cá da trơn đối với cá Tra nhập khẩu vào Mỹ. Từ tháng 9/2017, nếu các nước không nộp danh sách doanh nghiệp xuất khẩu vào Mỹ và các tài liệu chứng minh về chương trình an tồn vệ sinh thực phẩm quốc gia theo yêu cầu của Cục Thanh tra và An toàn Thực phẩm Mỹ sẽ không được xuất khẩu (Tạ Hà, 2015). Điều này dẫn đến số lượng doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Mỹ chỉ còn khoảng 2-3 doanh nghiệp lớn do thuế chống bán phá giá quá cao (Hồng Châu, 2018). Thuế chống bán phá giá lần thứ 12 (POR 12) tăng cao tới 25.39% gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp Việt (Trung Chánh, 2018).
85
Các qui định Thẻ vàng IUU từ EU tạo ra rào cản cho mặt hàng thủy sản vào thị trường này: quy định của của cộng đồng châu Âu cấm các sản phẩm xuất nhập khẩu tại thị trường này nếu “khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định”. Quy định này nhằm đảm bảo: (1) chỉ các sản phẩm hải sản được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia hoặc nước xuất khẩu chứng thực là hợp pháp mới được nhập khẩu vào hay xuất khẩu từ EU, (2) danh sách các tàu khai thác IUU sẽ được cập nhật thường xuyên, các tàu. Ngày 25/10/2017, EU chính thức ban hành cảnh báo thẻ vàng IUU đối với thủy sản Việt Nam. Kết quả cuộc kiểm tra từ ngày 15- 24/05/2018, EU tiếp tục gia hạn cảnh báo thẻ vàng dù đã ghi nhận nhiều nỗ lực của ngành thủy sản Viêt Nam và sẽ tiếp tục xem xét vào tháng 01/2019. Trong thời gian bị phạt thẻ vàng IUU, hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản sang thị trường châu Âu sẽ gặp một vài bất lợi: Các lô hàng bị tăng tuần suất kiểm tra hồ sơ nguồn gốc sản phẩm khai thác nhập khẩu từ Việt Nam (có thể lên đến 100%), dẫn đến thời gian lưu kho tăng, phát sinh chi phí kiểm tra, chi phí lưu kho đối với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU. Bên cạnh đó, việc này cũng có khả năng gây tâm lý lo ngại đến các nhà nhập khẩu ở các thị trường khác, đăc biệt là đối với các thị trường nhập nguyên liệu của Việt Nam để tái xuất sang thị trường EU hoặc Mỹ và các nước có quy định áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chống khai thác IUU (Phạm Anh, 2017).
Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản thiếu thông tin về cung cầu thị trường và dễ gặp rủi ro. Nhất là đối với thị trườngTrung Quốc, trong những năm gần đây trở thành thị trường lớn và quan trọng thứ 4 của Việt Nam, có mức tăng trưởng NK cao. Tuy nhiên, thị trường này hay biến động, bên cạnh đó, sản phẩm thủy sản XK sang thị trường này phần lớn là dạng nguyên liệu giá trị thu về thấp.
Một số mặt hàng hải sản xuất khẩu của Việt Nam như cá ngừ, mực bạch tuộc bị ảnh hưởng bởi thẻ vàng IUU của EU do không đảm bảo về truy xuất nguồn gốc sản phẩm đánh bắt.
Việc xây dựng thương hiệu đối với các sản phẩm chủ lực như tôm sú sinh thái, cá tra, tôm thẻ, nghêu…gắn với chỉ dẫn xuất sứ nguồn gốc chưa được thực hiện hiệu quả. Các hoạt động triển lãm, quảng bá, XTTM, xúc tiến đầu tư còn thiếu
86
chuyên nghiệp, thiếu nguồn đầu tư, thiếu nguồn nhân lực có kinh nghiệm. Đây là các điểm yếu cần được khắc phục thơng qua q trình liên kết giữa các tỉnh, các cụm vệ tinh, các chuỗi sản xuất sản phẩm thủy sản chủ lực trong các vùng sản xuất trên cả nước.
Ngành thủy sản đang phải chịu cạnh tranh mạnh mẽ sau khi các FTA Việt Nam tham gia có hiệu lực: tham gia vào các FTA đồng nghĩa với việc mở cửa và hội nhập hơn nữa vào nhiều thị trường. Tuy nhiên, ngành và nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được tốt nhất các ưu đãi và các cơ hội của FTA. Trong khi đó các nước đối thủ cạnh canh về thủy sản (Trung Quốc, Ấn độ, Thái Lan, Indonesia...) ngày càng gia tăng các sức ép cạnh tranh nhiều hơn qua những chương trình dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trên cả quy mô về sản lượng, chất lượng, giá thành sản xuất, marketing và xúc tiến thương mại.
Nguồn nguyên liệu thủy sản phục vụ chế biến xuất khẩu chưa được đảm bảo về chất lượng do khâu giám sát chất lượng chưa chặt chẽ. Trong ngành thủy sản, nguồn nguyên liệu bao gồm con giống, thức ăn, thuốc thủy sản và hoạt động nuôi trồng. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hầu như chưa thật sự khép kín tồn bộ qui trình nguồn ngun liệu của mình, nên tình trạng thiếu hụt và chất lượng nguồn nguyên liệu thủy sản ln là bài tốn nan giải cho các doanh nghiệp.
Ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành thủy sản vẫn còn hạn chế. Hiện trong nước có khoảng 130 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản với sản lượng 3,77 triệu tấn, đáp ứng 85,6% nhu cầu trong nước. Trong đó, có 96 cơ sở sản xuất thức ăn cá tra, 68 cơ sở thức ăn tôm sú và 38 cơ sở thức ăn tôm chân trắng. Tỉ lệ thức ăn thủy sản phải nhập khẩu của nước ta ngày càng giảm dần, nhưng nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn (như ngô, khô dầu đậu nành, đậu tương, bột cá, dầu cá hồi, nhóm các acid amin…) vẫn phụ thuộc lớn vào nhập khẩu với hơn 50%. Hiện tại, thị phần thức ăn thủy sản gần như nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, thị trường thức ăn cho tôm gần như là độc quyền của các doanh nghiệp Uni-President (Đài Loan, 30% - 35% thị phần), CP (Thái Lan), Tomboy (Pháp)…, các doanh nghiệp trong nước hầu như khơng có thị phần (VASEP, 2021).
87
Tóm tắt chương 3
Nội dung chương 3 luận án đã trình bày khái quát về thực trạng ngành thủy sản và phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2000 đến nay. Trong phần này, luận án sử dụng các kỹ thuật phân tích thống kê và mơ hình hóa từ các dữ liệu riêng lẻ để phân tích hiện trạng và dự báo những triển vọng về lĩnh vực xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Có thể thấy rằng, Việt Nam có ngành NTTS và khai thác thủy sản phát triển mạnh, đảm bảo nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho chế biến thủy sản xuất khẩu (cá tra, tôm, hải sản biển). Với điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển NTTS và khai thác hản sản. Cộng thêm nguồn tài nguyên tái tạo độc đáo, Việt Nam có các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chiếm ưu thế trên thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới như tôm, cá tra (top 3 thế giới về xuất khẩu cá tra năm 2017 (Nông nghiệp Việt Nam, 2020)).
Hiện nay, các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho phát triển NTTS, khai thác và chế biến thủy sản xuất khẩu đã tạo điều kiện cho ngành Thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng phát triển mạnh mẽ. Các hội, hiệp hội NTTS, khai thác thủy sản chế biến thủy sản xuất khẩu ngày càng phát triển. Việt Nam ngày càng hội nhập kinh tế thế giới (hiệp định song phương, đa phương) mức độ tự do hóa thương mại đang được cải thiện, giúp mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thủy sản xuất khẩu.
Tuy nhiên, ngành thủy sản cũng đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. KHCN còn yếu kém, chậm trễ. Chất lượng đầu vào phục vụ cho NTTS chưa ổn