1.2.1.1. Chủ thể thanh tra
Ở nước ta quyền thanh tra hay chủ thể thanh tra là thuộc về Nhà nước. Nhà nước uỷ quyền cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện chức năng này, đó là Chính phủ, các Bộ, Sở ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp và chủ yếu là do các các cơ quan Thanh tra Nhà nước thực hiện và trực tiếp là các Đoàn thanh tra và các Thanh tra viên.
Một vấn đề đặt ra là, trên một địa bàn với một đối tượng cụ thể như DNNN chẳng hạn, có nhiều cơ quan có thẩm quyền thanh tra và sẽ có thể có nhiều đồn thanh tra cùng đến hoặc cùng thanh tra một nội dung trong một năm… Như thế, việc tiến hành các cuộc thanh tra rất dễ sinh ra chồng chéo, khơng những gây khó khăn cho đối tượng thanh tra mà chính ngay các đồn thanh tra cũng khó xử lý trong các tình huống này. Ngược lại, nếu nhiều chủ thể cùng có thẩm quyền thanh tra một DN thì cũng rất dễ dẫn đến tình trạng, cơ quan này tưởng cơ quan kia làm, như thế cũng sẽ dẫn tới có DN bị bỏ sót, khơng ai xem xét DN… Vì vậy, việc tổ chức hệ thống thanh tra và sự phân cấp quyền thanh tra phải rất khoa học và cụ thể thì mới khắc phục được tình trạng trên. Dù tổ chức hệ thống thanh tra theo ngành dọc hay theo kiểu song trùng lãnh đạo
(vừa theo cấp, vừa theo ngành) thì mỗi cơ quan thanh tra chỉ thanh ra một hoặc
một số cơ quan, đơn vị hay DN nhất định và tổ chức phúc tra dưới một cấp, tức là phải hạn chế đến mức thấp nhất các cơ quan có thẩm quyền thanh tra vào một cơ quan, đơn vị hay một DN. Theo luật Thanh tra, mơ hình của cơ quan Thanh tra Nhà nước hiện nay là:
“1. Các cơ quan Thanh tra Nhà nước bao gồm: a. Cơ quan Thanh tra được thành lập theo cấp hành chính;
b. Cơ quan Thanh tra được thành lập ở cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực.
2. Cơ quan Thanh tra Nhà nước chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng cùng cấp; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ; chịu sự hướng dẫn của cơ quan thanh tra cấp trên” [14, tr.200].
1.2.1.2. Đối tượng thanh tra
Trong Điều 2 của Luật Thanh tra ghi rõ: “Phạm vi thanh tra: Cơ quan
Thanh tra nhà nước tiến hành Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp” [14, tr.197]. Như vậy, đối tượng, phạm vi
thanh tra của các cơ quan Thanh tra Nhà nước là các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ được giao.
Các DNNN là một bộ phận quan trọng của kinh tế Nhà nước, nó có trách nhiệm thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ của Nhà nước giao. Cho nên, việc thanh tra các DN này là một trong những nội dung cơ bản của các cơ quan Thanh tra Nhà nước. Xét về mối quan hệ giữa Nhà nước với DNNN thì Nhà nước có hai tư cách: với tư cách là Nhà nước, là người quản lý xã hội và với tư cách là người chủ sở hữu của DN. Với tư cách là Nhà nước thì Nhà nước quản lý DNNN như mọi DN khác, cho nên đối tượng thanh tra ở đây chủ yếu là xem xét việc chấp hành chính sách, pháp luật của các DN này. Với tư cách là chủ sở hữu của DN thì Nhà nước là người tổ chức, quản lý toàn bộ mọi hoạt động của DN, cho nên đối tượng thanh tra ở đây là toàn bộ các hoạt động của DNNN, từ việc thực hiện chính sách, pháp luật đến việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước giao cho DN như: mục tiêu, phương hướng sản xuất kinh doanh, kế hoạch thực hiện các sản phẩm dịch vụ chủ yếu, hoạt động tài chính của DN, nghĩa vụ của DN đối với Nhà nước và người lao động…
Mặt khác, trong quá trình thanh tra các DNNN, để kiểm tra, xem xét làm rõ các nội dung thanh tra, thường có những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức và cá nhân nằm ngoài đối tượng
thanh tra. Đoàn thanh tra hoặc các Thanh tra viên có quyền: “Yêu cầu cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thơng tin cần thiết cho việc thanh tra”
[25, tr.6]. Đối với các cơ quan, tổ chức hay các cá nhân này, Pháp lệnh Thanh tra không coi đây là đối tượng của thanh tra mà gọi là các “cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan”.
Ngồi ra, các cơ quan Thanh tra Nhà nước vẫn thường xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức thanh tra cấp dưới về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Hoặc khi cần thiết các cơ quan thanh tra cũng có thể tiến hành phúc tra kết quả của các cuộc thanh tra nói chung và các cuộc thanh tra DNNN nói riêng. Như vậy, trong các cuộc kiểm tra, thanh tra này thì chính cơ quan nhà nước, cơ quan thanh tra hay các Đoàn thanh tra cũng là đối tượng của hoạt động thanh tra. Như vậy, xét về mặt trách nhiệm của họ đối với DNNN thì họ cũng nằm trong đối tượng của hoạt động thanh tra các DNNN.
Tóm lại, đối tượng của hoạt động thanh tra các DNNN khơng chỉ là tồn
bộ hoạt động của các DNNN mà còn bao gồm cả các cơ quan nhà nước, các cơ quan thanh tra hay đoàn thanh tra xét về mặt trách nhiệm của họ đối với việc tổ chức, chỉ đạo và quản lý các DNNN.
1.2.1.3. Nội dung thanh tra
Trên cơ sở của nội dung thanh tra nói chung và nội dung quản lý của Nhà nước đối với DNNN nói riêng, thì nội dung của hoạt động thanh tra các DNNN như sau:
- Đối với các cơ quan nhà nước, cơ quan thanh tra hay Đồn thanh tra thì
nội dung cần xem xét như sau: việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động của các DNNN; việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong công tác tổ chức, quản lý, điều hành và thanh tra, kiểm tra các DNNN…
- Đối với các DNNN cần thanh tra các nội dung sau:
Việc thực hiện chính sách pháp luật cần đi vào kiểm tra, xem xét tính hợp pháp của các hoạt động, kết quả thực hiện chính sách pháp luật, những vấn đề
vướng mắc hay các vi phạm xẩy ra, nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế. Trong nội dung này cần tập trung vào một số luật như: Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật lao động, Luật thuế, Luật thương mại, Luật ngân hàng, Luật môi trường…
Về mục tiêu, phương hướng cần xem phương hướng đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh dài hạn, trung hạn và hàng năm, kỹ thuật công nghệ áp dụng, biện pháp tổ chức thực hiện và các bước tiến hành, những khó khăn và thuận lợi của DN, những vấn đề cần sửa đổi, bổ xung về mục tiêu, phương hướng và các chính sách hỗ trợ…
Việc thực hiện các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ chủ yếu cần kiểm tra số lượng đã thực hiện; chất lượng sản phẩm hàng hố, dịch vụ; những khó khăn trong tổ chức thực hiện, nguyên nhân khơng hồn thành kế hoạch…
Về tài chính cần tập trung vào một số vấn đề như: giao nhận, huy động, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn; doanh thu và chi phí; kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận; trích lập và sử dụng các loại quỹ của DN; thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và người lao động…
Về công tác quản lý cần xem việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại diện chủ sở hữu, Ban giám đốc, các phòng ban, mối quan hệ của đại diện chủ sở hữu với Ban giám đốc, giữa Ban giám đốc với các phòng chức năng và các bộ phận sản xuất kinh doanh, nội quy, quy chế làm việc, tổ chức quản lý điều hành sản xuất kinh doanh…
Ngồi các nội dung nêu trên cịn kiểm tra, xem xét một số nội dung khác như: về tổ chức bộ máy, quản lý nhân sự, tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thơi việc, các chính sách đối với người lao động, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và công nhân kỹ thuật… Trong các nội dung thanh tra trên, đặc biệt chú ý tới nội dung tài chính và việc thực hiện các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ chủ yếu mà Nhà nước giao hay đặt hàng đối với DNNN.