- Chưa tính ngoại tệ và các tài sản khác
3.2.1. Nâng cao nhận thức về hoạt động thanh tra
Trong mọi hoạt động, con người bao giờ cũng là yếu tố quyết định. Khi nhận thức của con người khơng đúng thì kết quả thực hiện cơng việc của họ khó có thể đạt được kết quả tốt. Cho nên, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra và thanh tra các DNNN, các cơ quan nhà nước và các cơ quan thanh tra cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và giáo dục, thuyết phục để mọi người nâng cao nhận thức về hoạt động thanh tra và thanh tra các DNNN trên những mặt cơ bản sau:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật nói chung
và pháp luật về thanh tra nói riêng, nhằm xây dựng ý thức pháp luật cho mọi công dân, đặc biệt là đối với các cán bộ, công chức nhà nước. Trên cơ sở hệ thống pháp luật đã được ban hành, các cơ quan nhà nước cũng như cơ quan thanh tra phải có kế hoạch, biện pháp và hình thức thích hợp để tun truyền, vận động làm cho mọi người có nhận thức đúng về pháp luật nói chung và pháp luật về thanh tra nói riêng.
Một xã hội muốn ổn định và phát triển thì nhà nước nào cũng phải đề ra các quy định, nguyên tắc hay luật lệ để điều chỉnh các quan hệ xã hội và bắt mọi người phải tn theo. Ngồi mục đích bảo vệ cho lợi ích của giai cấp cầm
quyền, một mục đích khơng kém phần quan trọng là nhằm bảo đảm cho mọi quan hệ trong xã hội được thống nhất, trật tự, kỷ cương và không làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Đây chính là cơ sở, nguồn gốc cơ bản, cốt yếu của hệ thống pháp luật. Vì vậy, mọi người phải hiểu được điều đó, nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình để tự nguyện, tự giác chấp hành. Nếu ai không chấp hành hay cố tình vi phạm, đều bị các cơ quan nhà nước dùng quyền lực cưỡng chế bắt phải thực hiện hoặc sẽ xử lý về hành chính, kinh tế hoặc nặng hơn nữa là đưa ra truy tố trước pháp luật. Do trình độ dân trí của chúng ta cịn thấp và thời gian xây dựng nhà nước pháp quyền còn quá ngắn nên
ý thức pháp luật của nhân dân còn hạn chế. Cho nên, các cơ quan nhà nước và các cơ quan thanh tra phải tăng cường tuyền truyền, vận động, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho mọi công dân, kể cả các cán bộ, công chức nhà nước.
- Nâng cao hiểu biết, nhận thức về thanh tra cho mọi công dân và đặc
biệt là đối với Thủ trưởng, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức và cán bộ, công nhân viên ở đơn vị, DN được thanh tra. Các cơ quan nhà nước và các cơ quan thanh tra cần phải kế hoạch tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về thanh tra, làm cho người hiểu đúng về cơng tác thanh tra, kiểm tra; về vị trí, vai trị và mục đích của hoạt động thanh tra trong công tác quản lý của nhà nước; để hạn chế sự né tránh, cản trở hay bất hợp tác với đoàn thanh tra. Giúp cho mọi người hiểu rõ thanh tra là một chức năng thiết yếu của các cơ quan nhà nước, là một hoạt động không thể thiếu trong công tác quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế nói chung và các DNNN riêng. Các cơ quan quản lý nhà nước thông qua hoạt động thanh tra để thấy được thực trạng tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trên địa bàn, ngành mình quản lý. Đồng thời, cũng thơng qua đó để thấy được sự đúng đắn, khoa học, tiến bộ của chính sách, pháp luật; hay sơ hở, lạc hậu, lỗi thời của chính sách, pháp luật, cơ chế quản lý… để kịp thời điều chỉnh hay kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ xung hay ban hành các văn bản mới cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, ngành mình quản lý… Hoạt động thanh tra
không phải là để “bới lơng, tìm vết”, cũng khơng phải chủ yếu là “tóm bắt” hay
“vạch mặt” mà là phòng ngừa, phát hiện ra những sơ hở, khiếm khuyết của cơ
chế, chính sách, pháp luật… để sửa đổi, bổ xung và hoàn thiện; nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi, một hành lang pháp lý thơng thống cho các DN và nền kinh tế phát triển nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời, cũng thơng qua hoạt động thanh tra để phát hiện ra những nhân tố mới, tiến bộ để phát huy, nhằm tạo ra một phong trào thi đua sôi nổi, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của đơn vị... Khi mọi người có nhận thức đúng về hoạt động thanh tra, thì họ sẽ xác định được quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của họ trong quá trình thanh tra, họ sẽ tự nguyện, tự giác cộng tác và thực hiện tốt những yêu cầu, kiến nghị, kết luận của Đoàn thanh tra và các quyết định xử lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Đổi mới quan điểm, nhận thức về thanh tra cho đội ngũ các cán bộ, công
chức nhà nước và đặc biệt là Thủ trưởng cơ quan nhà nước các cấp, các ngành. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về quản lý hành chính nhà nước và kiến thức về thanh tra, làm cho mọi người thấy rõ: thanh tra là một chức năng thiết yếu của các cơ quan quản lý nhà nước, là một công việc thường xuyên của người quản lý, của người lãnh đạo, “nếu quản lý mà khơng thanh tra
là quản lý sng”. Mục đích của thanh tra chính là vì quản lý và phục vụ cho
các yêu cầu của quản lý, nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước. Vì vậy, người quản lý, người lãnh đạo phải quan tâm đến công tác thanh tra, chăm lo xây dựng cho đội ngũ cán bộ thanh tra có đầy đủ năng lực, phẩm chất chính trị, vững vàng về chun mơn, nhất là về kiến thức nghiệp vụ thanh tra để đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt nhiệm vụ thanh tra. Mặt khác, người cán bộ lãnh đạo và các cán bộ, công chức thanh tra cũng phải đổi mới quan điểm, nhận thức về công tác thanh tra, kiểm tra trong tình hình mới. Tại cuộc gặp gỡ với các nhà doanh nghiệp, Thủ tướng Phan Văn Khải nêu rõ: “kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm pháp luật, xét cho cùng cũng là một loại dịch vụ hành chính bảo đảm mơi trường lành mạnh, có trật tự, kỷ cương cho các doanh
nghiệp hoạt động, khơng nên có hàng rào ngăn cách giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp theo kiểu người trên kẻ dưới, người quản lý và người bị quản lý dường như đối lập nhau. Ơ cơ chế thị trường khơng nên có cách hiểu “người trên kẻ dưới được” [39, tr.35]. Cho nên các cơ quan thanh ra và các cán bộ,
công chức thanh tra không chỉ là “tai mắt của trên” mà còn phải là “bạn của
dưới”, như lời dạy của Bác đối với ngành thanh tra. Vì vậy, trong q trình
thanh tra “khơng làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá