- Chưa tính ngoại tệ và các tài sản khác
3.2.4. Củng cố, tăng cường tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức thanh tra
chức thanh tra
- Hệ thống tổ chức Thanh tra Nhà nước
Để tránh sự thanh tra chồng chéo, hoàn thiện chế độ phân cấp, xác định rõ chủ thể, phạm vi và đối tượng thanh tra; nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan thanh tra nhà nước. Hệ thống tổ chức và bộ máy các cơ quan thanh tra cần phải được củng cố, tăng cường theo các hướng sau:
+ Hệ thống tổ chức và bộ máy thanh tra gọn nhẹ, tập trung và thống nhất. Các cơ quan thanh tra cần được tổ chức thành một hệ thống thanh tra
thống nhất với ba cấp: trung ương; tỉnh, thành phố và quận, huyện. Mỗi cấp đảm nhiệm cả chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, nhằm nâng cao tính độc lập tương đối của hoạt động thanh tra và tăng cường sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của cơ quan thanh tra cấp trên đối với cấp dưới. Mục đích của các cơ quan thanh tra cũng vẫn là vì quản lý và phục vụ cho cơng tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trực tiếp của các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp, các ngành.
Cấp trung ương có Thanh tra Chính phủ và Thanh tra các bộ, ngành. Thanh tra Chính phủ chủ yếu thực hiện chức năng thanh tra hành chính đối với các Bộ, ngành, các cơ quan trung ương và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố.
Bộ, ngành chỉ tổ chức một cơ quan thanh tra và thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Cấp tỉnh, thành phố cũng chỉ thành lập một cơ quan thanh tra với hai chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thanh tra Chính phủ. Trong đó, có các phịng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Cấp quận, huyện vẫn tổ chức một cơ quan thanh tra như hiện nay và cũng thực hiện cả chức năng thanh tra hành chính lẫn thanh tra chuyên ngành và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thanh tra tỉnh.
+ Chức năng, nhiệm vụ cần phải tương xứng với quyền hạn và quyền hạn phải gắn với trách nhiệm cá nhân. Để đảm bảo cho các cơ quan thanh tra và cán
bộ, cơng chức thanh tra có đủ điều kiện và khả năng hoàn thành tốt hiệm vụ thanh tra, cần phải tăng thêm quyền hạn cho các cơ quan thanh tra và Trưởng đoàn thanh tra như: quyền kê biên tài sản, phong toả tài khoản của đối tượng thanh tra, điều tra, khởi tố các vụ việc tham nhũng… Mở rộng thẩm quyền xử lý tại chỗ để thu hồi kinh tế và nâng mức cao mức phạt hành chính cho các TTV khi thực hiện nhiệm vụ, nhất là đối với thanh tra chuyên ngành. Đồng thời, quyền hạn cần có chế tài thực hiện và thủ tục cũng cần phải đơn giản hố, nhằm đảm bảo cho đồn thanh tra và các TTV sử dụng được dễ dàng và có hiệu quả. Mặt khác, việc tăng thêm quyền hạn cũng cần phải gắn với trách nhiệm và nâng cao trách nhiệm cá nhân. Cần phải quy định rất chặt chẽ về mặt trách nhiệm, nếu ai lạm dụng quyền hạn vì mục đích cá nhân, vụ lợi thì đều phải bị nghiêm trị; nếu nhẹ thì bị kỷ luật hành chính, nếu nặng hơn thì bị đuổi việc và nếu nghiêm trọng thì phải đưa ra truy tố trước pháp luật.
- Nâng cao trách nhiệm và trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra
Trước hết mỗi cán bộ, cơng chức thanh tra phải tự mình rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng và học tập để nâng cao trình độ, nâng cao phẩm chất chính trị và đạo
cường tuyên truyền, vận động, giáo dục cho các cán bộ, công chức thanh tra về lòng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân; tinh thần trách nhiệm với công việc. Xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ thanh tra: khách quan, trung thực, công minh, tin yêu mọi người, biết đấu tranh bảo vệ lẽ phải, chống lại cái ác… Xây dựng và ban hành các chế độ quy định, nội quy cơ quan, quy chế công vụ nhằm bảo đảm kỷ cương bộ máy, nâng cao trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật cho đội ngũ cán bộ, công chức. Thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, lãng phí trong bộ máy nhà nước. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong các cơ quan hành chính nhà nước, cơng khai hố mọi hoạt động của cơ quan, đơn vị. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và trong các doanh nghiệp khi đến thanh tra.
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức, chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra. Để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, các cán bộ, cơng chức nhà nước nói chung và ngành thanh tra nói riêng, khơng chỉ cần có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt mà cần phải có trình độ, kiến thức chun mơn nghiệp vụ vững vàng thì mới có khả năng hồn thành tốt được nhiệm vụ. Hơn nữa, do tính chất và đặc điểm của hoạt động thanh tra, nên đòi hỏi người cán bộ thanh tra phải có chun mơn sâu, hiểu biết rộng, am hiểu về nhiều lĩnh vực và cần có những kinh nghiệm về cuộc sống và công tác quản lý. Do vậy, mỗi cán bộ công chức thanh tra phải xây dựng cho mình một chương trình, kế hoạch học tập, phải tự mình phấn đấu vươn lên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Mặt khác, cơ quan Thanh tra Chính phủ và Trường Cán bộ Thanh tra cũng phải đánh giá lại công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong thời gian qua để xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho thích hợp với từng loại chức danh như: cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ thanh tra các cấp. Nội dung của chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức thanh tra cần phải bảo đảm vừa rộng, vừa sâu; vừa nâng cao kiến thức nhưng cũng phải chú ý tới kỹ năng thực hành, nhất là việc xử lý các tình huống trong hoạt động thanh tra, trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham
nhũng. Nội dung của chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần phải đi vào những vấn đề chủ yếu sau: Những vấn đề cơ bản về Nhà nước và pháp luật, về Quản lý hành chính nhà nước, về Quản lý kinh tế, tài chính, về sử dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật thường dùng trong hoạt động thanh tra và đặc biệt là về Nghiệp vụ công tác thanh tra và thanh tra các DN và DNNN…
Đồng thời, các cơ quan thanh tra cũng phải cũng phải có chương trình, kế hoạch để cho đi đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ của cơ quan mình. Trước hết, cần phải ưu tiên cho các cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ; đồng thời, cũng phải ưu tiên cho các đồng chí đã có nhiều năm cơng tác trong ngành nhưng chưa có điều kiện đi học. Có như vậy, trình độ kiến thức và chun môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thanh mới được nâng cao và đồng đều, mới đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của ngành thanh tra trong tình hình mới.
Có chế độ chính sách phù hợp với đội ngũ cán bộ, cơng chức thanh tra.
Nhìn chung, trong thời gian vừa qua, các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức thanh tra như: tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp nghề nghiệp, các trang thiết bị, phương tiện làm việc… còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, song song với việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, thanh tra viên, Nhà nước cần có những chế độ, chính sách thích hợp. Ngồi chế độ tiền lương, Nhà nước cần có thêm các chế độ khác để khuyến khích những người đã cống hiến lâu năm trong ngành như phụ cấp thâm niên; để nâng cao chế độ trách nhiệm của các cá nhân, hạn chế các hành vi tiêu cực thì có thể cho thêm phụ cấp dưỡng liêm hay phụ cấp trách nhiệm; để khuyến khích những đồn thanh tra hay các Thanh tra viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thu về cho Nhà nước và công dân được nhiều tài sản bị thất thốt thì có thể khuyến khích bằng chế độ tiền thưởng… Đồng thời, bảo đảm đủ các điều kiện vất chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc để các cán bộ, cơng chức thanh tra hồn thành tốt nhiệm vụ.
Bên cạnh chế độ đãi ngộ đối với các cán bộ, cơng chức thanh tra hồn thành tốt nhiệm vụ, Nhà nước cũng cần phải có những biện pháp, hình thức xử
lý nghiêm minh những cán bộ thiếu trách nhiệm, khơng hồn thành nhiệm vụ hoặc những người có hành vi nhũng nhiễu, vịi vĩnh, gây khó khăn cho đối tượng thanh tra. Đây cũng chính là một trong những biện pháp quan trọng, để nâng cao chế độ trách nhiệm và chất lượng cho đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra.