Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh tra

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện hoạt động thanh tra nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 124 - 125)

- Chưa tính ngoại tệ và các tài sản khác

3.2.5. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh tra

Việc hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về thanh tra và thanh tra các DNNN nói riêng cần đi vào một số nội dung chủ yếu sau:

- Xác định rõ chức năng quản lý nhà nước đối với DN nói chung và DNNN nói riêng. Trước hết Nhà nước cần phải hạn chế và chấm dứt tình trạng dùng mệnh lệnh hành chính để can thiệp trực tiếp vào các hoạt động của DN. Nhà nước quản lý và tác động vào các DNNN thơng qua các chính sách, pháp luật; thông qua cơ chế quản lý và điều lệ của các DN; thơng qua cơng tác đào tạo, bố trí và sử dụng đội ngũ cán bộ chủ chốt của các DN và thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ và các chế độ, quy định của Nhà nước đối với DN.

- Phân định rõ quyền của chủ sở hữu trong quản lý nhà nước và quyền tự chủ của DNNN trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhà nước thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với DN. Nhà nước quyết định những vấn đề quan trọng, chủ yếu của DN như: thành lập hay chia tách DN; bộ máy và những vị trí chủ chốt của DN; mục tiêu, phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của DN; các dự án đầu tư lớn của DN; nguyên tắc hoạt động và phân phối lợi nhuận; thanh tra, kiểm sốt các hoạt động của DN theo chính sách, pháp luật và các quy định của Nhà nước đối với DN. Nhà nước uỷ quyền cho các Bộ, ngành và phân cấp cụ thể cho UBND các tỉnh, thành phố và Hội đồng quản trị thực hiện quyền sở hữu đối với các DNNN.

- Phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra các DNNN nói riêng,

tránh tình trạng có q nhiều các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra các DN và DNNN.

- Xác định và bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ về hoạt động thanh tra, kiểm tra nói chung và thanh tra các DNNN nói riêng trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước.

- Xác định lại cơ cấu, tổ chức của các cơ quan thanh tra nhà nước theo hướng tăng thêm quyền hạn và tăng cường tính tập trung, thống nhất, xây dựng bộ máy gọn nhẹ như mục 3.2.4. đã trình bày.

- Xác định các biện pháp bảo đảm để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra theo hướng: tăng cường tính độc lập của hoạt động thanh tra; tăng thêm quyền xử lý tại chỗ cho các thanh tra viên khi thực hiện nhiệm vụ; quyền hạn cần phải đi đôi với các chế tài thực hiện; giảm thiểu các thủ tục hành chính và nâng cao trách nhiệm cá nhân trước pháp luật.

- Việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật cần phải đồng bộ, thống nhất, những vấn đề gì có thể cụ thể hố được trong luật thì cần phải đưa vào, hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng Luật chờ Nghị định, Nghị định chờ Thông tư… Đối với những trường hợp không thể đưa vào luật hoặc có những phát sinh mới thì cần phải có các văn bản hướng dẫn kịp thời, cụ thể và chi tiết để mọi người chỉ có một cách hiểu, một cách tính thống nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện hoạt động thanh tra nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w