- Chưa tính ngoại tệ và các tài sản khác
2.3.1. Thành tựu và hạn chế
* Những thành tựu đạt được
- Hoạt động thanh tra các DNNN đã phát hiện hàng vạn vụ vi phạm chính sách, pháp luật và các quy định của Nhà nước. Đã có những kiến nghị và biện pháp xử lý hữu hiệu các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần tích cực vào việc phịng ngừa, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của công dân. Hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra các DNNN nói riêng đã thật sự trở thành là một cơng cụ hữu ích, đắc lực để nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế, hạn chế những mặt trái của cơ chế thị trường, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển lành mạnh và đúng định hướng XHCN.
- Thông qua hoạt động thanh tra DNNN, các cơ quan thanh tra đã thu hồi về cho Nhà nước, tập thể và công dân một số lượng lớn về tiền bạc và tài sản bị thất thoát và chiếm dụng trái pháp luật; góp phần lập lại cơng bằng xã hội và kỷ cương pháp luật, làm lành mạnh hoá thu chi ngân sách nhà nước và các quan hệ kinh tế để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và hiệu quả.
- Thông qua hoạt động thanh tra DNNN, các cơ quan thanh tra đã thấy được những sơ hở, hạn chế của chính sách, pháp luật, của cơ chế quản lý để kiến nghị với Đảng và Nhà nước, với các cơ quan quản lý sửa đổi, bổ xung và hồn thiện chính sách, pháp luật, cơ chế quản lý; nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, một hành lang pháp lý thơng thống để kích thích đầu tư, phát huy hết mọi tiềm lực của các thành phần kinh tế, làm cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả và phát triển bền vững.
- Các DNNN đã nắm giữ một khối lượng tài sản lớn của đất nước và thực tế cũng đã cho thấy phần lớn các vụ việc tham nhũng, đưa hối lộ và nhận hối lộ cũng xuất phát từ đây. Thông qua kết quả thanh ra các DNNN, các cơ quan thanh tra đã kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý thích đáng các cán bộ của doanh nghiệp và của các cơ quan quản lý nhà nước đã có hành vi thiếu trách nhiệm, tham nhũng, tiêu cực, đưa hối lộ và nhận hối lộ…
góp phần làm trong sạch bộ máy quản lý của các doanh nghiệp và bộ máy quản hành chính nhà nước, nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý nền kinh tế nói riêng.
* Những tồn tại và hạn chế
- Hoạt động thanh tra các DNNN chưa được xác định đúng với vị trí, vai trị của nó đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và với cơng tác thanh tra nói riêng. Cho nên, nó chưa thật sự đủ mạnh để đấu tranh có hiệu quả với các hành
vi sai trái, tiêu cực trong các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước có chức năng quản lý DNNN. Bên cạnh những yếu tố khách quan, cũng có những yếu tố chủ quan tồn tại ngay bên trong các cơ quan thanh tra, nên đã làm cho hiệu quả của các cuộc thanh tra DNNN chưa cao như mong muốn của Đảng và Nhà nước đối với toàn ngành Thanh tra.
- Trong quá trình thanh tra các DNNN, trình tự, thủ tục và thẩm quyền thanh tra chưa hợp lý nên đã dẫn đến có nơi, có chỗ thanh tra cịn chồng chéo, thời hạn thanh tra bị kéo dài hoặc vi phạm về quyền hạn trong thanh tra… làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nên đã gây tâm lý e ngại, né tránh hoặc khơng hợp tác với đồn thanh tra…
- Về đội ngũ cán bộ, cơng chức thanh tra, nhìn chung trình độ chun mơn, nghiệp vụ và năng lực công tác đã được nâng lên, song chưa cao và chưa đồng đều, số người có trình độ cao, chun mơn giỏi cịn q ít. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đầu tư phát triển nguồn nhân lực chưa tương xứng với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.
- Bên cạnh những cán bộ, công chức thanh tra có phẩm chất chính trị tốt, có năng lực, chun mơn vững cũng cịn có những cán bộ phẩm chất đạo đức yếu, trình độ chun mơn hạn chế nên hiệu quả cơng tác chưa cao. Thậm trí có người cịn có biểu hiện tiêu cực như: vòi vĩnh, nhận hối lộ, gây nhũng nhiễu, phiền hà cho đối tượng hoặc có trường hợp lại bao che, dung túng, chỉ đường cho đối tượng chạy lỗi… Tuy nhiên, đây chỉ là những hiện tượng gợn lên trong
hoạt động thanh tra hoặc thanh tra các DNNN, nhưng nó cũng đã đủ để tạo nên những dư âm và đánh giá không tốt về ngành thanh tra.