Lựa chọn hình thức thanh tra

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện hoạt động thanh tra nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 28 - 31)

Khi nói hình thức thanh tra là muốn nói tới hình thức tiến hành cuộc thanh tra hay loại hình thanh tra. Tuỳ theo mục đích và cách tiếp cận khác nhau sẽ có những tiêu chí khác nhau và cách phân loại cũng khác nhau. Sau đây là một số loại hình thanh tra cơ bản:

1.2.2.1. Thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất

Căn cứ vào tính kế hoạch: có thanh tra theo chương trình, kế hoạch

(thanh tra thường xuyên) và thanh tra đột xuất (thanh tra bất thường).

Thanh tra theo chương trình, kế hoạch là những cuộc thanh tra đã được

định trước và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong khoảng thời gian nhất định, thông thường là một năm.

Các cuộc thanh tra theo chương trình, kế hoạch có thuận lợi hơn các cuộc thanh tra khác là các tổ chức thanh tra chủ động trong việc tổ chức thực hiện như: bố trí thời gian, lực lượng tiến hành, tổ chức thu thập thông tin về đối tượng thanh tra…

Thanh tra đột xuất là những cuộc thanh tra được thực hiện tức thời, mới xuất hiện trong kỳ kế hoạch. Theo Luật Thanh tra, “Thanh tra đột xuất được

tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao”[14, tr.215].

Đặc điểm của những cuộc thanh tra đột xuất là hướng vào giải quyết những vấn đề bức bách, cụ thể trong kỳ kế hoạch, thời gian giải quyết thường phải nhanh, gọn nhằm đáp ứng kịp thời cho yêu cầu giải quyết KN,TC hoặc yêu cầu công tác quản lý của các cấp, các ngành.

1.2.2.2. Thanh tra diện rộng và thanh tra diện hẹp

Căn cứ vào quy mô và phạm vi tiến hành cuộc thanh tra: có thanh tra diện rộng và thanh tra diện hẹp.

Thanh tra diện rộng là những cuộc thanh tra với một nội dung xác định

được tiến hành trên một phạm vi rộng, với nhiều đối tượng khác nhau và chủ thể khác nhau nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước.

Thanh tra diện rộng thường được áp dụng khi tiến hành các cuộc thanh tra để xem xét, đánh giá kết quả triển khai một chủ trương, chính sách hay cơ chế quản lý của một ngành, một lĩnh vực nhằm điều chỉnh, bổ xung và hồn thiện các chủ trương, chính sách, cơ chế quản lý góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước.

Khi thực hiện các cuộc thanh tra diện rộng phải chú ý tới các yêu cầu cơ bản của cuộc thanh tra như: nội dung thanh tra, thời gian thanh tra, chế độ báo cáo… và phải được tổ chức, chỉ đạo tập trung, thống nhất, thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh kịp thời nhằm làm cho cuộc thanh tra đạt kết quả tốt.

Thanh tra diện hẹp là những cuộc thanh tra với một nội dung, vụ việc

nhất định của một đối tượng cụ thể.

Những cuộc thanh tra loại này có đặc điểm là được tiến hành với một đối tượng nhất định, trong một phạm vi hẹp, với những nội dung xác định và thường kết thúc trong thời gian tương đối ngắn nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề cụ thể nào đó.

Khi tiến hành các cuộc thanh tra diện hẹp, cần chú ý tập trung vào việc xem xét trọng tâm, trọng điểm của cuộc thanh tra, chứng cứ phải đầy đủ, kết luận đúng sai phải rõ ràng, nguyên nhân, trách nhiệm phải được làm rõ để làm cơ sở cho việc xử lý sau thanh tra.

1.2.2.3. Thanh tra kinh tế-xã hội và thanh tra giải quyết KN, TC

Căn cứ vào nguồn gốc của cuộc thanh tra hay chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra: có thanh tra kinh tế-xã hội và thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Thanh tra kinh tế-xã hội là các cuộc thanh tra do yêu cầu của công tác

quản lý kinh tế-xã hội của Nhà nước đòi hỏi, để kiểm tra xem xét việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Đây là các cuộc thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội trong phạm vi quản lý hành

chính nhà nước. Mục đích của các cuộc thanh tra này là nhằm phòng ngừa, chấn chỉnh hay xử lý các vi phạm trong việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của một ngành, một lĩnh vực, một địa phương hay một đơn vị; xem xét, điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính sách quản lý kinh tế-xã hội mà công tác quản lý đặt ra.

Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo là những cuộc thanh xuất phát từ

đơn thư khiếu nại, tố cáo của cơng dân hay của cơng luận báo chí nhằm yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân.

Các cuộc thanh tra giải quyết các khiếu nại, tố cáo thường phức tạp hơn các cuộc thanh tra kinh tế-xã hội, tính chính xác, khách quan cũng đòi hỏi cao hơn và việc giải quyết, xử lý cũng khó khăn hơn các cuộc thanh tra kinh tế-xã hội. Vì vậy, địi hỏi các thanh tra viên phải có quan điểm đúng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phải linh hoạt trong phương pháp thì mới hồn thành được nhiện vụ.

Ngồi các hình thức thanh ra cơ bản trên, tuỳ theo cách tiếp cận và mục đích nghiên cứu, cịn có các loại hình thanh tra sau: thanh tra Tài chính, thanh tra Ngân hàng, thanh tra Xây dựng cơ bản,thanh tra liên ngành, thanh tra trực tiếp và thanh tra gián tiếp, tiền kiểm và hậu kiểm, thanh tra và phúc tra…

Tóm lại, tuỳ theo cách tiếp cận và mục đích xem xét mà phân thành các

loại hình thanh tra khác nhau. Mỗi một loại hình thanh tra có những ưu, khuyết nhất định. Vì vậy, tuỳ theo mục đích, u cầu, nội dung, tính chất của cuộc thanh tra và điều kiện hồn cảnh cụ thể để lựa chọn loại hình thanh tra các DNNN cho thích hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện hoạt động thanh tra nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w