PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.2. Đặc điểm của kênh phân phối trực tiếp xăng dầu:
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới kênh phân phối trực tiếp của Công ty xăng dầu
1.2.3.1. Môi trường kinh doanh vĩ mô
Môi trường vĩ mô luôn tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó tạo ra các cơ hội để doanh nghiệp phát triển đồng thời cũng hình thành nên các mối đe doạ cản trở bước tiến của doanh nghiệp do vậy phân tích các ảnh hưởng chính của môi trường vĩ mô để vận dụng tốt các cơ hội mà nó mang lại hoặc kịp thời ngăn ngừa mối đe doạ cản trở bước tiến của doanh nghiệp là rất cần thiết.
* Nhân tố kinh tế:
Các yếu tố như: tốc độ tăng trưởng, sự ổn định của nền kinh tế, sự ổn định của giá cả, sức mua, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái... tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hệ thống kênh phân phối nói riêng. Những biến động của các yếu tố thuộc mơi trường kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp. Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp,
các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa.
Xăng dầu không những chịu ảnh hưởng của nền kinh tế Việt Nam mà còn chịu tác động của nền kinh tế thị trường thế giới bởi hiện nay, mặc dù nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động nhưng lượng xăng dầu này chỉ có thể cung cấp được một lượng nhỏ nhu cầu tiêu dùng (khoảng 30% nhu cầu thị trường), phần lớn (khoảng 70%) chúng ta vẫn sẽ phải nhập từ nước ngoài nên lĩnh vực xăng dầu vẫn sẽ chịu tác động mạnh mẽ cả về giá cả, số lượng lẫn chất lượng xăng dầu của nền kinh tế thế giới. Thực tiễn những năm qua cho thấy, giá xăng dầu ln biến động khơng ngừng, chỉ tính 3 năm vừa qua, giá xăng đã thay đổi bình quân 22 lần/năm, sự biến động của giá liên tục làm cho nhu cầu trên thị trường thay đổi theo. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như tác động vào doanh thu, lợi nhuận kinh doanh của Cơng ty.
* Nhân tố chính trị - luật pháp:
Có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn ln là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư. Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh khơng chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các mối quan hệ quốc tế. Để đưa ra được những quyết định hợp lý trong quản trị doanh nghiệp, cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển.
Kinh doanh xăng dầu là ngành kinh doanh có điều kiện. Xăng dầu có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội. Để đảm bảo an ninh xăng dầu Chính phủ phải ban hành các Nghị quyết, Công văn hướng dẫn thi hành chi tiết đối với từng đơn vị kinh doanh xăng dầu. Thông qua các văn bản đó, Chính phủ chủ trương xây dựng hệ thống cung ứng xăng dầu phát triển ổn định, từng bước phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đảm bảo an toàn năng lượng quốc gia.
Một số quy định của Nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu và đại lý kinh doanh xăng dầu:
+ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 09 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
+ Nghị định số 67/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2017 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
+ Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN của Bộ Khoa Học và Công nghệ Quy định về quản lý đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu.
+ Thông tư liên tịch số 39/2014/BCT-BTC ngày 29/10/2014 của Bộ Tài chính quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại nghị định số 83/2014/NĐ-CP.
+ Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 về việc sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ công thương.
Việc Nhà nước quản lý chặt chẽ các điều kiện kinh doanh xăng dầu, các tiêu chuẩn Tổng đại lý, đại lý phân phối, Thương nhân nhượng quyền thương mại… có ảnh hưởng lớn đến việc thiết lập đầu tư hệ thống cửa hàng bán lẻ trực thuộc hay lựa chọn kênh phân phối thành viên cũng như hình thức và chính sách phân phối. Không chỉ riêng đối với Công ty Xăng dầu Tiền Giang mà đối với tồn bộ các đơn vị kinh doanh xăng dầu vì xăng dầu là hoạt động chủ đạo do đó hiệu quả hoạt động chi phối sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của toàn đơn vị.
* Nhân tố khoa học công nghệ:
Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng... Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời.
Nhờ vào sự phát triển của khoa học hiện đại và cơng nghệ thơng tin nói chung Cơng ty Xăng dầu Tiền Giang đã không ngừng nghiên cứu phát triển và ứng dụng vào trong quản lý kinh doanh nhằm nâng cấp, xây dựng mới hệ thống tự động hóa tại các cửa hàng xăng dầu trực thuộc, tăng sức chứa và độ an tồn kho xăng dầu trung tâm, tin học hóa cơng tác quản lý tại cơ sở nâng cao hiệu quả kinh doanh.
* Nhân tố xã hội:
Mơi trường xã hội có ảnh hưởng lớn đến kinh doanh của doanh nghiệp và hệ thống phân phối của doanh nghiệp. Sự thay đổi dân số, độ tuổi, trình độ giáo dục, sự thay đổi cơ cấu dân tộc, sự thay đổi về vai trò của phụ nữ, sự thay đổi về cấu trúc hộ gia đình và gia đình… có những tác động rất mạnh mẽ đến các kênh phân phối. Mơi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng, thị hiếu người tiêu dùng và nhu cầu tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa xã hội có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh. Thực tế cho thấy có những sản phẩm bán rất tốt tại thị trường này nhưng không bán được tại thị trường khác do không phù hợp với yếu tố văn hóa tại vùng miền.
Trong nhiều năm qua, kinh doanh xăng dầu của Công ty Xăng dầu Tiền Giang luôn được sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức, đơn vị trên địa bàn Tỉnh góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thì trường, nắm bắt thơng tin nhanh chóng kịp thời. Cùng với việc tạo được ấn tượng tốt trong quan hệ bán hàng cũng như đảm bảo nguồn hàng luôn ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững uy tín trong kinh doanh. Cơng ty đã có được một lượng lớn khách hàng mục tiêu, khách hàng thật sự gắn bó lâu dài với đơn vị. Thông qua các khách hàng truyền thống, Tổng Đại lý, đại lý, Thương nhân nhượng quyền thương mại, Cửa hàng bán lẻ trực thuộc làm trung gian phân phối và quảng bá hình ảnh thương hiệu Petrolimex. Qua đó, tạo sức hút đối với những khách hàng khác đang ở trên địa bàn hoặc đang tìm kiếm nơi mua hàng nhăm sẽ thúc đẩy sản lượng của Công ty ngày một tăng cao, mở rộng phạm vi, quy mô bán hàng được rộng khắp.
- Thu nhập người dân: Thu nhập bình quân của người dân tăng đáng kể so với trước đây kéo theo mức chỉ tiêu của họ cũng tăng lên. Trước đây người dân chủ yếu đi lại vận chuyển bằng xe đạp, đị chèo, ghe chèo… thì hiện nay nhu cầu sử dụng xe tải, xe máy, xe ôtô…ngày càng tăng, số lượng sử dụng tăng lên một cách nhanh chóng. Do đó, ảnh hưởng mạnh tới các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói chung và Cơng ty Xăng dầu Tiền Giang nói riêng.
- Ảnh hưởng của trình độ lao động: Dân số Việt nam đông, lực lượng lao động dồi dào nhưng lực lượng lao động có tay nghề và có trình độ chun môn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp. Nhất là trong giai đoạn hội nhập hiện nay, Công ty Xăng dầu Tiền Giang là một Cơng ty có đội ngũ lao động có kinh nghiệm, có trình độ chun mơn khá vững vàng tuy nhiên vẫn bị ảnh hưởng khơng ít của trình độ lao động chung ở Việt Nam.
1.2.3.2. Môi trường kinh doanh vi mơ
Trong q trình sản xuất kinh doanh, bên cạnh những tác động của yếu tối ngoại lực ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng hoạt động thì yếu tố nội lực lại có vai trị vơ cùng quan trọng. Do vậy, để duy trì hoạt động kinh doanh ổn định và lâu dài, Công ty Xăng dầu Tiền Giang cần đề ra các chiến lược phát triển cho mình trong ngắn hạn và dài hạn trong đó cần chú ý phân tích kỹ ảnh hưởng tác động của môi trường vi mô.
Môi trường này bao gồm các yếu tố sau:
a/ Khách hàng: Khách hàng chủ yếu của Công ty Xăng dầu Tiền Giang
bao gồm:
Khách hàng mua tại các cửa hàng bán lẻ trực thuộc công ty: thường gây sức ép lớn trong công nợ, chiếm dụng vốn, công tác quản lý, thị trường của kênh này là các nhà máy, phương tiện giao thông như xe máy, ô tô sử dụng xăng, dầu mỡ nhờn. Khách hàng là các Tổng đại lý, đại lý, Thương nhân nhượng quyền thương mại và Bán buôn: Thường gây sức ép lớn đối với Cơng ty về chính sách bán hàng như: thù lao, cơng nợ và chính sách đầu tư hỗ trợ bán hàng...
b/ Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Cùng với sự hội nhập của nền kinh tế thế giới
chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. Hiện tại có 11 đầu mối nhập khẩu xăng dầu tham gia kinh doanh tại địa bàn và nhiều thương nhân phân phối, các đối thủ cạnh tranh hiện tại của Công ty là những đối thủ cùng theo đuổi những thị trường mục tiêu giống nhau với những chiến lược nhất định bao gồm những doanh nghiệp trong ngành và những doanh nghiệp ngoài ngành. Những doanh nghiệp kinh doanh trong ngành như: Công ty xăng dầu Bến Tre, Công ty xăng dầu Long An, Công Xăng dầu Vĩnh Long và Công ty Xăng dầu Đồng Tháp …, số lượng đối thủ cạnh tranh của Công ty tăng lên một cách đáng kể, ngoài những doanh nghiệp kinh doanh trong ngành, các đối thủ cạnh tranh ngồi ngành bao gồm: Tổng Cơng ty dầu Việt Nam (PV Oil), Tổng công ty Xăng dầu Quân đội, Công ty Thương mại Dầu khí Đồng Tháp (Petimex), Công ty TNHH MTV dầu khí TPHCM (Saigon Petro) bán qua Tổng đại lý Công ty TNHH xăng dầu Hồng Đức, Cơng ty CPTM Đầu Tư Dầu Khí Nam Sơng Hậu,... Theo qui hoạch của tỉnh trong thời gian tới tiếp tục phát triển kho xăng dầu tại lưu vực Sơng Sồi Rạp. Petrolimex, Hồng Đức và Nam Sông Hậu
có kho thuộc sỡ hữu (Nam Sơng Hậu mua kho 80.000 m3 của Công ty Cp. Hiệp
Phước, kho ngoại quan). Các đầu mối khác tham gia thị trường thông qua thuê kho như PV Oil, Petimex, Sài Gịn Petrol, MipeCorp,…Vì vậy Cơng ty Xăng dầu Tiền Giang phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn để giữ vững và không ngừng mở rộng thị trường, giữ vững uy tín, thương hiệu. Với áp lực đó Cơng ty Xăng dầu Tiền Giang phải luôn theo dõi chiến lược của các đối thủ cạnh tranh, ứng biến liên tục để nâng cao vị thế trên thị trường.
c/ Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Do ngành kinh doanh xăng dầu đang tăng trưởng nhanh và có tiềm năng phát triển rất lớn, chính vì thế mà có rất nhiều cơng ty nước ngồi thâm nhập vào thị trường xăng dầu Việt Nam, đây cũng chính là chính là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam nói chung và của Cơng ty Xăng dầu Tiền Giang nói riêng. Như các đối thủ cạnh tranh hiện tại, các đối thủ mới tham gia vào ngành này cũng mang lại nhiều đe dọa cho Công ty và có thể là yếu tố làm giảm sản lượng và lợi nhuận của Công ty. Bởi những đối tượng này được hình thành sau nên họ có thể kế thừa và học hỏi kinh nghiệm của
những người đi trước và đề ra được chiến lược mang tính cạnh tranh hơn dựa trên những thành công và thất bại trước đó. Hơn nữa họ lại có các ưu thể về vốn và cơng nghệ. Vì vậy Cơng ty Xăng dầu Tiền Giang cần phải có chiến lựơc đúng đắn đề chiếm lĩnh thị phần, xây dựng thương hiệu tạo rào cản gia nhập cho đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Đồng nghĩa với việc Công ty phải thật sự nhạy bén với thay đổi mong muốn của khách hàng và thay đổi cách thức phục vụ. Đối phó tốt với các chiến lược mà đối thủ muốn tung ra.
d/ Nhà cung ứng: Nhà cung cấp ở đây được hiểu trên phương diện rộng
bao gồm:
- Nhà cung ứng sản phẩm: Nhà cung cấp sản phẩm của Công ty Xăng dầu Tiền Giang chủ yếu do Tập đoàn xăng dầu Viêt Nam bảo đảm. Nguồn sản phẩm hiện nay hồn tồn là do nhập khẩu xăng dầu. Vì các nhà máy lọc dầu trong nước như Nghi Sơn, Dung Quất chỉ cung cấp được một phần nhu cầu xăng dầu trong nước nhưng vẫn không đủ để đáp ứng được nhu cầu thị trường ngày càng lớn hiện nay.
- Nhà cung cấp vốn: Hiện nay nguồn vốn kinh doanh của Công ty Xăng dầu Tiền Giang bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng, nguồn vốn Công ty vay ngân hàng chịu ảnh hưởng lớn của lãi suất. Khi lãi suất vay vốn lớn, thì chi phí tăng cao, sẽ dẫn tới giảm lợi nhuận của Công ty.
- Nhà cung cấp cơng nghệ, thiết bị: Hầu hết máy móc và thiết bị của cơng ty được mua từ những hãng sản xuất nổi tiếng trong nước và nước ngoài bao gồm hệ thống báo quản lý cơ sở dữ liệu, phương tiện đo lường, hệ thống tự động, phương tiện kỹ thuật văn phòng, hệ thống báo cháy…. Những nhà cung cấp này tác động rất lớn đến chi phí kinh doanh của Cơng ty vì vậy nó cũng gây áp lực cho Cơng ty Xăng dầu Tiền Giang.
e/ Yếu tố các nhà phân phối trung gian.
Việc lựa chọn được các thành viên kênh phân phối phù hợp sẽ quyết định đến hiệu quả và thành công của doanh nghiệp. Trong các thành viên kênh phân phối, các nhà phân phối trung gian cũng đóng vai trị quan trọng vì họ đã thay mặt doanh nghiệp tiếp xúc với người tiêu dùng cuối cùng. Nếu các nhà phân phối trung gian hoạt động tốt thì sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và ngược lại.
f/ Sản phẩm thay thế: cho đến thời điểm hiện nay, xăng dầu vẫn là nguồn
nguyên liệu chính yếu cho các phương tiện giao thơng vận tải của người Việt Nam và chưa có sản phẩm nào có thể thay thế hồn tồn cho nó được. Tuy vậy, ngành xăng dầu đang đứng trước những thách thức lớn đó là trong tương lai nếu xăng dầu