CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp phân tích:
2.3.4. Phương pháp thay thế liên hoàn:
2.3.4.1 Khái niệm
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bằng số tương đối và số tuyệt đối.
2.3.4.2 Nội dung và trình tự của phương pháp thay thế liên hoàn
- Xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ của chúng với chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định được cơng thức tính của chỉ tiêu phân tích.
- Sắp xếp thứ tự các nhân tố từ trái sang phải, từ nhân tố số lượng sang nhân tố
chất lượng; Trường hợp có nhiều nhân tố số lượng (chất lượng) cùng ảnh hưởng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau và khơng được đảo lộn trình tự.
- Tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố một theo trình tự. Nhân tố nào được thay thế, nó sẽ giữ nguyên giá trị thực tế từ đó; cịn các nhân tố chưa được thay thế phải giữ nguyên giá trị ở kỳ gốc hoặc kỳ kế hoạch. Thay thế xong một nhân tố, phải tính ra cụ thể kết quả lần thay thế đó.
- Có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần và tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng với đối tượng phân tích.
- Lần lượt thay thế nhân tố kế hoạch bằng nhân tố thực tế theo trình tự, mỗi lần thay thế tính ra được chỉ tiêu phân tích mới, rồi so sánh với chỉ tiêu phân tích đã tính ở bước trước. Ta sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế.
Để làm rõ các vấn đề lý luận trên, ta lấy một ví dụ khái qt như sau:
Giả sử có chỉ tiêu phân tích Q chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố, theo thứ tự a, b, c. Các nhân tố này có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích Q và đã được sắp xếp theo trình tự từ nhân tố số lượng đến chất lượng bằng công thức sau:
Q = a x b x c.
Ta quy ước kỳ kế hoạch ký hiệu là K còn kỳ thực tế ký hiệu là T. Từ quy ước này chỉ tiêu Q kỳ kế hoạch và thực tế lần lượt được xác định như sau:
Kỳ kế hoạch:QK = aK x bK x cK Kỳ thực tế: QT = aT x bT x cT - Trình tự phân tích bao gồm 3 bước:
Bước 1: Xác định đối tượng phân tích.
Q=QT-QK
Bước 2: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.
+ Thay thế lần 1: thay aK = aT Chỉ tiêu phân tích trong trường hợp này là:
QK1 = aT x bK x cK (1.7)
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a đến chỉ tiêu phân tích Q: Qa = QK1 - QK
+Thay thế lần 2: thay bK = bT Chỉ tiêu phân tích trong trường hợp này là:
QK2 = aT x bT x cK (1.9)
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b đến chỉ tiêu phân tích Q: Qb = QK2 - QK1.
+ Thay thế lần 3: thay cK = cT
Chỉ tiêu phân tích trong trường hợp này là chính là chỉ tiêu phân tích thực tế (QT):
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c đến chỉ tiêu phân tích Q: Qc = QT - QK2.
Bước 3: Tổng hợp:
Q =Qa +Qb+Qc.
2.3.4.3 Ưu nhược điểm của phương pháp thay thế liên hoàn
* Ưu điểm:
- Đơn giản, dễ tính, dễ hiểu;
- Phương pháp thay thế liên hồn xác định các nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng phân tích, chúng có mối quan hệ với chỉ tiêu phân tích có thể bằng thương, tổng, hiệu, tích số đều có thể xác định được.
* Nhược điểm:
- Khi xác định đến nhân tố nào, ta phải giả định các nhân tố khác khơng đổi, nhưng trong thực tế thì các nhân tố ln ln biến động.
- Việc sắp xếp các nhân tố từ số lượng đến chất lượng, trong một số trường hợp để phân biệt nhân tố nào là số lượng, nhân tố nào là chất lượng là một vấn đề không đơn giản. Nếu xác định khơng đúng thì việc sắp xếp và kết quả tính tốn các nhân tố sẽ cho kết quả khơng chính xác.