CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty cổ phần vimeco (Trang 42 - 47)

NGHIỆP

1.3.1. Các nhân tố khách quan

1.3.1.1. Các tiêu chuẩn ngành

Một số nghiên cứu cho thấy cơ cấu vốn giữa các ngành cơng nghiệp khác nhau rất nhiều. Các nhà phân tích tài chính, các ngân hàng đầu tƣ, các cơ quan xếp hạng trái phiếu, các nhà đầu tƣ cổ phần thƣờng và các ngân hàng thƣơng mại thƣờng so sánh rủi ro tài chính của doanh nghiệp, đo lƣờng bởi các tỷ số khả năng thành toán lãi vay, khả năng thanh tốn chi phí tài chính cố định và tỷ lệ địn bẩy, với các tiêu chuẩn hay định mức của ngành hoạt động. Nói chung, các doanh nghiệp có khuynh hƣớng tập trung sát tỷ lệ nợ của ngành, có thể phản ánh sự kiện là phần lớn rủi ro kinh doanh mà một doanh nghiệp gặp phải là do ngành hoạt động ấn định. Một số doanh nghiệp chấp nhận cơ cấu vốn khác biệt lớn hơn với mức bình quân ngành sẽ phải thuyết phục các thị trƣờng tài chính là rủi ro kinh doanh của mình cũng sẽ khác biệt đáng kể với rủi ro của một doanh nghiệp trung bình trong ngành để đảm bảo cho cơ cấu vốn khác biệt này. Tóm lại, các nghiên cứu về tác động của ngành hoạt động đối với cơ cấu vốn thƣờng đi tới kết luận là có một cơ cấu vốn tối ƣu cho các doanh nghiệp cá thể. Thị trƣờng sẽ tƣởng thƣởng cho các doanh nghiệp đạt đƣợc cơ cấu vốn này.

1.3.1.2 . Thuế

Lãi vay là chi phí đƣợc khấu trừ, và khoản giảm trừ này rất có giá trị với các cơng ty có thuế thu nhập cao. Do vậy, cơng ty có mức thuế thu nhập cao sẽ có lợi thế về nợ nhiều hơn.

1.3.1.3 . Điều kiện Thị trƣờng của doanh nghiệp

Điều kiện trên thị trƣờng tài chính gặp khó khăn trong cả dài hạn và ngắn hạn sẽ có tác động quan trọng lên cơ cấu vốn tối ƣu. Ví dụ, trong giai

đoạn khó khăn của thị trƣờng tài chính, các doanh nghiệp đƣợc xếp hạng tín nhiệm thấp sẽ khó để vay vốn dài hạn, do đó khi cần vốn buộc họ phải tìm đến thị trƣờng cổ phiếu hay thị trƣờng tín dụng ngắn hạn bất kể cơ cấu vốn mục tiêu của công ty là nhƣ thế nào.

1.3.1.4 . Các đòi hỏi của nhà cho vay và cơ quan xếp hạng tín nhiệm

Các nhà cho vay và các cơ quan xếp hạng dụng thƣờng định ra các giới hạn cho việc chọn lựa cơ cấu vốn của doanh nghiệp nhƣ là một điều kiện để cung cấp tín dụng hay duy trì xếp hạng của trái phiếu hoặc cổ phần ƣu đãi. Ví dụ các ngân hàng thƣờng giới hạn hệ số nợ để cho vay, xếp hạng tín dụng để quyết định cho vay mới.

1.3.2. Các nhân tố chủ quan

1.3.2.1 . Sự ổn định của doanh thu

Một cơng ty có doanh thu tƣơng đối ổn định có thể sử dụng nhiều nợ vay hơn và chi trả đƣợc các khoản cố định lớn hơn các cơng ty có doanh thu khơng ổn định. Các cơng ty cơng ích có lịch sử sử dụng nhiều địn bẩy tài chính hơn các cơng ty trong ngành cơng nghiệp bởi vì sự ổn định về cầu sản phẩm của họ.

1.3.2.2 . Cấu trúc tài sản

Các cơng ty có tài sản thích hợp nhƣ là khoản đảm bảo cho nợ vay sẽ có khuynh hƣớng sử dụng nhiều nợ vay hơn. Các tài sản có thể sử dụng cho nhiều ngành là một khoản thế chấp tốt, trong khi đó các tài sản chun dụng thì lại khơng nhƣ vậy. Do đó, các cơng ty bất động sản thƣờng có địn bẩy tài chính cao, trong khi đó các cơng ty trong lĩnh vực nghiên cứu cơng nghệ thì lại khơng.

1.3.2.3 . Tốc độ tăng trƣởng

Khi các yếu tố khác giống nhau, các cơng ty có tốc độ tăng trƣởng nhanh hơn phải dựa nhiều vào nguồn vốn bên ngồi. Hơn nữa, do chi phí phát hành trong việc bán cổ phiếu tốn nhiều hơn chi phí phát hành nợ vay, điều này khuyến khích các cơng ty tăng trƣởng nhanh sử dụng nhiều nợ vay hơn. Tuy nhiên, trong khi đó, các cơng ty thƣờng đối mặt với sự bất ổn cao hơn có

khuynh hƣớng giảm mức độ sẵn sang sử dụng nợ vay.

1.3.2.4. Lợi nhuận

Trong thực tế thƣờng thấy là các cơng ty có tỷ suất lợi nhuận cao sử dụng rất ít nợ vay. Mặc dù chƣa có lý thuyết nào làm rõ điều này cả, một cách giải thích thực tế là các cơng ty có lợi nhuận cao nhƣ Intel, Microsoft và Coca-Cola đơn giản không cần tài trợ nhiều bằng nợ. Với tỷ suất lợi nhuận cao nhƣ vậy cho phép các công ty này tài trợ cho các hoạt động của mình bằng nguồn vốn nội sinh của mình.

1.3.2.5. Kiểm sốt

Tác động của nợ vay và vốn chủ sở hữu đối với việc kiểm sốt vị trí của ban giám đốc có thể ảnh hƣởng đến cơ cấu vốn. Nếu ban giám đốc hiện tại kiểm soát quyền biểu quyết (nhiều hơn 50% số cổ phiếu) nhƣng khơng ở vị trí mua để mua thêm cổ phiếu, cơng ty có thể chọn nợ vay cho khoản tài trợ mới. Trong bất kỳ tình huống nào, nếu ban giám đốc thấy khơng an tồn, họ sẽ xem xét đến việc duy trì kiểm sốt.

1.3.2.6. Tác động của tín hiệu

Khi doanh nghiệp phát hành chứng khốn mới, sự kiện này có thể đƣợc coi là đang cung cấp một tín hiệu cho thị trƣờng tài chính về viễn cảnh tƣơng lai của doanh nghiệp hay các hoạt động tƣơng lai do các giám đốc của doanh nghiệp hoạch định. Nói chung, các nghiên cứu về thay đổi cơ cấu vốn đều cho rằng các cung ứng chứng khoán mới đƣa tới các đáp ứng giá chứng khoán giảm. Việc mua lại cổ phần thƣờng là sẽ đƣa tới các lợi nhuận đƣợc công bố dƣơng lớn từ cổ phần thƣờng của doanh nghiệp. Các hành động làm tăng địn bẩy tài chính thƣờng gắn với thu nhập cổ phần dƣơng và các hành động làm giảm địn bẩy tài chính gắn với thu nhập cổ phần âm. Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu về thay đổi cấu trúc vốn luôn luôn nhất quán với các tác động trực tiếp của thay đổi, chẳng hạn nhƣ các lợi ích của lá chắn thuế lớn hơn, và với cả các tác động thơng tin gián tiếp. Vì vậy, khi một doanh nghiệp thực hiện quyết định thay đổi về cấu trúc vốn, doanh nghiệp phải chú ý đến tín hiệu có thể có về các viễn cảnh thu nhập tƣơng lai và hiện tại của doanh nghiệp cũng nhƣ các dự định của các giám đốc mà giao dịch đƣợc đề xuất sẽ chuyển đến

thị trƣờng.

1.3.2.7. Tác động của ƣu tiên quản trị

Lý thuyết trật tự phân hạng Myers đã cho rằng có thể khơng có một cơ cấu vốn mục tiêu riêng. Lý thuyết này hàm ý rằng các doanh nghiệp thích tài trợ nội bộ hơn. Myers lập luận rằng các giám đốc điều chỉnh tỷ lệ chi trả cổ tức để tránh việc bán cổ phần thƣờng ra bên ngoài trong khi tránh các thay đổi lớn trong số lƣợng cổ phần. Nếu cần phải có tài trợ từ bên ngồi, Myers cho rằng các chứng khoán an toàn nhất nên đƣợc phát hành trƣớc. Cụ thể nợ thƣờng là chứng khoán đầu tiên đƣợc phát hành và vốn cổ phần bán ra bên ngoài là giải pháp cuối cùng. Ƣu tiên cho tài trợ nội bộ dựa trên ƣớc muốn tránh các biện pháp kỷ luật và giám sát sẽ xảy ra khi bán chứng khốn mới ra cơng chúng. Ngồi ra, Myers lập luận rằng trật tự phân hạng tài trợ có thể phản ánh các chi phí phát hành tƣơng đối cho nhiều loại chứng khoán khác nhau. Lý thuyết trật tự phân hạng giúp giải thích tại sao các doanh nghiệp sinh lợi cao thƣờng có tỷ lệ nợ thấp.

1.3.2.8. Các hàm ý về quản trị của lý thuyết cấu trúc vốn

Quyết định cơ cấu vốn là một trong những quyết định trong tâm quan trọng mà các giám đốc tài chính phải quan tâm. Trƣớc hết, hầu nhƣ chắc chắn rằng các thay đổi trong cơ cấu vốn sẽ đƣa đến các thay đổi trong giá trị thị trƣờng của doanh nghiệp. Thứ hai, lợi ích của là chắn thuế từ nợ đƣa đến giá trị doanh nghiệp gia tăng. Thứ ba, cơ cấu vốn tối tƣu chịu ảnh hƣởng nặng nề bởi rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ tƣ, khi các giám đốc thực hiện các thay đổi hiển hiện trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, các hành động này sẽ chuyển các thông tin quan trọng đến các nhà đầu tƣ.

1.3.2.9. Các vấn đề đạo đức: Tác động của mua lại bằng vốn vay đối với

cổ đông.

Trƣờng hợp các chủ nợ chuyển vốn vay thành vốn chủ sở hữu (hay mua lại doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất) làm thay đổi lớn về cơ cấu vốn. Việc mua lại bằng vốn vay đặt ra các vấn đề đạo đức quan trọng. Các quyền lợi có tính cạnh tranh của cổ đơng sẽ đƣợc giải quyết nhƣ thế nào trong các mua lịa bằng vốn vay và trong các giao dịch tài chính quan trọng khác ? Tuy nhiên,

các câu hỏi này ít khi có đƣợc các câu trả lời đơn giản. Một vài vấn đề càn xem xét khi thảo luận về tính đạo đức của các mua lại bằng vốn vay:

+ Có phải duy trì số lƣợng nhân viên và các cơ sở hoạt động không hiệu quả làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác là vì lợi ích lâu dài của nhân viên không ?

+ Trong các giao dịch mua lại bằng vốn vay, các trái chủ có thực sự bị thiệt hại, khi tính đến các điều khoản bảo vệ trong hợp đồng ký kết lúc họ mua lại trái phiếu với mối liên hệ giữa lợi tức trái phiếu và thỏa hiệp bảo vệ khơng ?

1.3.2.10. Sự khơng thích rủi ro của cấp quản lý

Việc nhà quản lý có sẵn lịng chấp nhận rủi ro hay khơng thƣờng có tác động lớn đến cấu trúc vốn mà doanh nghiệp lựa chọn. Một vài giám đốc chấp nhận các cơ cấu vốn có nhiều rủi ro một cách khác thƣờng hay có mức rủi ro thấp một cách khác thƣờng. Khi một cơ cấu vốn dƣới tối ƣu đƣợc chọn, thị trƣờng tài chính sẽ tác động khơng tốt vì hành động (lựa chọn) này.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐỊN BẨY TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN VIMECO

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty cổ phần vimeco (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w