Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty cổ phần vimeco (Trang 73)

2.2.2.1 .Cơ cấu và nguồn hình thành vốn của cơng ty

2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.2.3.2.1. Vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn

Công ty sử dụng nợ ngắn hạn rất lớn so với nợ vay dài hạn. Năm 2008 cơng ty có nguồn vốn lớn từ ngƣời mua trả tiền trƣớc do có dự án bất động sản để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhƣng nguồn này đã giảm dần và đến cuối năm 2010 chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Công ty đã dung nguồn nợ vay ngắn hạn để bù đắp cho nguồn vốn từ ngƣời mua trả tiền trƣớc. Việc sử dụng nợ vay ngắn hạn quá nhiều sẽ hạn chế khả năng đầu tƣ dài hạn, đe dọa khả năng thành toán của doanh nghiệp.

2.2.3.2.2. Công ty quản lý hiệu quả sử dụng nguồn vốn chƣa tốt

Nhìn vào kết quả kinh doanh của cơng ty trong 03 năm chúng ta thấy, kết quả đạt đƣợc là rất thấp. Nhất là tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu là quá

thấp, năm 2009 là 5,53%, năm 2010 là 7,2% và năm 2011 là 8,5%. Nhƣ vậy, khâu quản lý sử dụng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn kém, dẫn đến hiệu quả đạt đƣợc là thấp. Và khả năng quản lý chƣa đƣợc cải thiện đáng kể sau các năm, bằng chứng là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu tăng không đáng kể, năm 2009 là 4,12%, năm 2010 là 4,35% và năm 2011 là 2,39%.

2.2.3.2.3. Cơng ty chƣa có cán bộ chun về tài chính hay bộ phận tài chính riêng

Việc các cơng ty quy mơ vốn lớn có cán bộ tài chính riêng hay cao hơn nữa là có bộ phận tài chính riêng sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu hoạch định chính sách tài chính, xây dựng phƣơng án tài chính khả thi và giám sát việc thực hiện để đảm bảo nguồn vốn đƣợc sử dụng hiệu quả nhất.

Cơng ty mới có bộ phận kế toán, mà chức năng của bộ phận kế toán chủ yếu phản ánh và thống kê số liệu phát sinh trong quá khứ, là dựa vào các số liệu lịch sử

2.2.4. Thực trạng sử dụng địn bẩy tài chính tại một số Tổng Cơng ty ở Việt Nam

Cơng ty Cổ phần Vimeco hoạt động chính trong lĩnh vực xây lắp. Ta nghiên cứu thêm thực trạng sử dụng địn bẩy tài chính của một số đơn vị thành viên trong Tập đồn Sơng Đà và Tổng Cơng ty Đầu tƣ Phát triển Nhà và Đô thị tại thời điểm 31/12/2011 để so sánh với việc sử dụng địn bẩy của Cơng ty Vimeco.

Trong Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), lấy số liệu đã đƣợc kiểm tốn của năm 2011 của Cơng ty Cổ phần Xây dựng số 3 (Vinaconex 3), Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 (Vinaconex 9) để xem xét. Số liệu đƣợc tổng hợp nhƣ sau:

Bảng 2.10: Nguồn hình thành vốn SXKD của Vinaconex 3,9

Đơn vị tính: 1.000.000 đồng

NGUỒN VỐN A.NỢ PHẢI TRẢ

I. Nợ ngắn hạn - Vay ngắn hạn II.Nợ dài hạn + Vay ngắn hạn B. VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Vốn chủ sở hữu II. Các quỹ khác TỔNG NGUỒN VỐN

(Nguồn: Website “http:// vinaconex3.vn” và “http://www.vinaconex-9.com”)

Ta xét hệ số nợ và hệ số nợ dài hạn của Công ty Vinaconex 3:

Hệ số nợ Vinaconex 3 = Hệ số nợ dài hạn+vay ngắn hạn Vinaconex3

Tính tốn tƣơng tự với Cơng ty Vinaconex 9 ta có: + Hệ số nợ của Vinaconex 9 là 87,1%;

+ Hệ số nợ dài hạn và vay ngắn hạn của Vinaconex 9 là 77,9%. Dựa vào số liệu của 02 Cơng ty điển hình trong Tổng Vinaconex, chúng ta thấy hệ số địn bẩy tài chính của các cơng ty này cũng rất cao, hệ số nợ cao hơn Vimeco không nhiều, nhƣng hệ số nợ dài hạn và vay ngắn hạn trên vốn dài hạn và vay ngắn hạn thì cao hơn nhiều so với Vimeco (63,1%). Xét về góc độ tài chính thì các cơng ty này có mức độ rủi ro cao về khả năng thanh tốn, nhất là thanh tốn nợ ngắn hạn.

(Sơng Đà 5), Cơng ty Cổ phần Sông Đà 10 (Sông Đà 10) để xem xét. Số liệu đƣợc tổng hợp nhƣ sau:

Bảng 2.11: Nguồn hình thành vốn SXKD của Sơng Đà 4,5,10

Đơn vị tính: 1.000.000 đồng

NGUỒN VỐN A.NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn - Vay ngắn hạn

II.Nợ dài hạn + Vay ngắn hạn

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Vốn chủ sở hữu II. Các quỹ khác TỔNG NGUỒN VỐN

(Nguồn: Website “http://www.songda4.com.vn”, http://www.songda5.com.vn và “http://www.songda10.com.vn”)

Tính tốn tƣơng tự với Cơng ty trong Tổng Cơng ty Sơng Đà ta có: + Hệ số nợ SĐ 4 là 81,3%; Hệ số nợ dài hạn SĐ 4 là 71% + Hệ số nợ SĐ 5 là 63,5%; Hệ số nợ dài hạn SĐ 5 là 46,7% + Hệ số nợ SĐ 10 là 67,8%; Hệ số nợ dài hạn SĐ 10 là 46,8% Dựa vào số liệu của 03 Cơng ty điển hình trong Tổng Cơng ty Sơng Đà, chúng ta thấy hệ số địn bẩy tài chính của các công ty này thấp hơn nhiều so với Công ty Vimeco và 02 công ty của Tổng Vinaconex. Độ an tồn về tài chính của nhiều cơng ty trong Tổng Cơng ty Sơng Đà đƣợc đánh giá an tồn hơn khá nhiều so với 02 công ty trong Tổng Vinaconex và Công ty Vimeco.

Trong Tổng Công ty Đầu tƣ Phát triển Nhà và Đô thị, lấy số liệu đã đƣợc kiểm tốn năm 2011 của Cơng ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng HUD1, Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng HUD3 và Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng HUD 4 để xem xét. Số liệu đƣợc tổng hợp nhƣ sau:

Bảng 2.12: Nguồn hình thành vốn SXKD của HUD 1,3,4 Đơn vị tính: 1.000.000 đồng NGUỒN VỐN A.NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn-Vay ngắn hạn

II.Nợ dài hạn+Vay ngắn hạn

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Vốn chủ sở hữu II. Các quỹ khác TỔNG NGUỒN VỐN

(Nguồn: Website “http://www.hud1.vn”, “http://www.hud3.com.vn” và “http://www.hud4.vn”)

Tính tốn tƣơng tự với Cơng ty trong Tổng HUD ta có:

+ Hệ số nợ Hud 1 là 82,1%; Hệ số nợ dài hạn Hud 1 là 52,4% + Hệ số nợ Hud 3 là 73,8%; Hệ số nợ dài hạn Hud 3 là 29,9% + Hệ số nợ Hud 4 là 73,5%; Hệ số nợ dài hạn Hud 4 là 55,6% Dựa vào số liệu của 03 Cơng ty điển hình trong Tổng HUD, chúng ta thấy hệ số nợ bình quân cao hơn các công ty trong Tổng Sông Đà, nhƣng thấp hơn các công ty trong Tổng Vinaconex. Về hệ số nợ dài hạn và vay ngắn hạn trên nguồn vốn dài hạn và vay ngắn hạn của các Công ty trong Tổng HUD nêu trên thấp hơn so với các công ty trong Tổng Sông Đà, và thấp hơn nhiều so với các cơng ty trong Tổng Vinaconex. Độ an tồn về tài chính của nhiều cơng ty trong Tổng HUD đƣợc đánh giá an tồn hơn khá nhiều so với các Tổng cơng ty khác trong cùng ngành.

CHƢƠNG 3

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỊN BẨY TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN VIMECO

3.1. THỰC TRẠNG VỀ KINH TẾ VIỆT NAM THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI 3.1.1. Thực trạng kinh tế Việt Nam

Năm 2012 là năm thứ 5 kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra cuối năm 2008, đầy khó khăn của thị trƣờng bất động sản (BĐS) nói chung và các doanh nghiệp BĐS, xây lắp nói riêng. Tình hình kinh tế vĩ mơ trong nƣớc biến động kèm theo các chính sách thắt chặt tiền tệ ban hành trong đó siết chặt nguồn tín dụng đối với nhóm ngành BĐS khiến cho thanh khoản trên thị trƣờng sụt giảm mạnh, hàng loạt các dự án BĐS bị ngƣng trệ do thiếu vốn. Lãi suất tín dụng duy trì ở mức cao làm tăng chi phí vốn của các doanh nghiệp, giảm hiệu suất đầu tƣ dẫn đến nhiều doanh nghiệp tìm đến phƣơng án chuyển nhƣợng tồn bộ hoặc một phần dự án.

Năm 2012 có những đặc điểm khác so với các năm trƣớc là tỷ lệ nợ công tăng cao, lãi suất cũng ở mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Trong khi đó, lịng tin và nỗ lực của doanh nghiệp cũng nhƣ công chúng cũng đã giảm sút so với năm bắt đầu cuộc khủng hoảng kinh tế.

Trong quý I/2012 hơn 350 sàn giao dịch BĐS đều vắng khách dù có rục rịch trở lại trong tháng 3/2012. Giá BĐS ở các phân khúc (thƣơng mại, nhà ở, nghỉ dƣỡng...) đều liên tục giảm giá. Căng thẳng chƣa đến mức tê liệt nhƣng cụm từ “phá sản” xuất hiện thƣờng xuyên hơn. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch- Đầu tƣ, trong quý I/2012 có 2.400 DN làm thủ tục giải thể. Mơi trƣờng kinh doanh nhìn chung đang xấu đi ở mức báo động. Báo cáo mới đây của WB, Việt Nam tụt 8 bậc (từ 90 năm 2011 xuống 98/183 nƣớc) về mơi trƣờng kinh doanh năm 2012.

Ƣớc tính đến quý 3/2012, doanh thu của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên sàn chứng khốn bình qn giảm 20-25%. Lợi nhuận sụt giảm tới 35-

40% so với cùng kỳ năm trƣớc. Tồn kho thành phẩm tính đến ngày 30/8/2012 khoảng gần 41 nghìn tỷ đồng. Nếu tính cả những dự án đang xây dựng dở dang thì ƣớc tính tồn kho có thể cao gấp 3 lần. Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp BĐS là thiếu vốn và thị trƣờng thu hẹp.

Nợ xấu đang rất cao cản trở việc tiếp cận nguồn tín dụng mới, DN BĐS cũng nhƣ sản xuất liên quan khơng có nguồn vốn mới để tái cơ cấu, tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh. Từ nhiều năm nay, thị trƣờng BĐS sử dụng nguồn vốn từ vốn CSH, vốn huy động của khách hàng và đặc biệt tỷ trọng lớn phụ thuộc vào tín dụng từ ngân hàng. Theo Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, đến 30/4/2012, tổng tín dụng cho vay các ngân hàng là 2,617 triệu tỷ đồng, trong đó 14,74% là cho vay xây dựng và BĐS.

Do vậy, mặc dù đƣợc dự báo nguồn cung nhà ở sẽ tăng mạnh trong 5 năm tới nhƣng trong ngắn hạn nguồn cung sẽ bị ảnh hƣởng. Bên cạnh đó, nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản gia tăng, nguồn vốn FDI đổ vào lĩnh vực bất động sản giảm mạnh trong năm 2011 do tác động của khó khăn kinh tế toàn cầu mà bắt nguồn cũng từ bất động sản khiến cho ngành này trở nên kém hấp dẫn so với các nhóm ngành khác. Những khó khăn trƣớc mắt đang khiến cho giới đầu tƣ e ngại sự phục hồi trở lại của bất động sản trong năm 2012. Theo đó, hoạt động xây lắp cũng bị ảnh hƣởng lớn theo bất động sản.

Thực tế cho thấy, kinh tế Việt Nam hiện đang tăng trƣởng thấp hơn so với các năm trƣớc, trong khi đó tình hình thế giới lại bất ổn. Vì vậy, việc ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, gắn với đổi mới mô hình tăng trƣởng và tái cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lƣợng hiệu quả và sức cạnh tranh, là mục tiêu trọng tâm của Chính phủ hiện nay.

3.1.2. Thị trƣờng ngành bất động sản và xây dựng

Khủng hoảng kinh tế tồn Thế giới đang diễn ra và cịn kéo dài đã và đang ảnh hƣởng sâu sắc đến hầu hết các Quốc gia trên toàn cầu. Tại Việt Nam, khơng có đơn vị, ngành nghề nào thốt khỏi thực trạng khó khăn kéo dài của nền kinh tế đất nƣớc đến thời điểm hiện tại và trong tƣơng lai gần.

Tuy vậy, ngành xây dựng là lĩnh vực chịu ảnh hƣởng trực tiếp, nhiều nhất từ khó khăn chung đó. Hầu hết các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng đều phải hứng chịu khó khăn do việc chậm tiêu thụ, tồn đọng hàng hoá, thiếu việc làm. Trong khi đó, chủ đầu tƣ các dự án lại chậm thanh toán, lãi suất cho vay cịn cao, khó tiếp cận nguồn vốn... Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, xây dựng là một trong những ngành bị ảnh hƣởng sớm nhất và sẽ phục hồi chậm hơn so với các ngành khác.

Riêng lĩnh vực xây lắp, nhiều cơng trình khơng thể triển khai thi cơng tiếp do việc thu xếp vốn của chủ đầu tƣ khơng kịp thời, dẫn đến bị đình trệ hoặc tạm hỗn, khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản phải “oằn mình” gánh chi phí lãi vay và các chi phí đầu vào liên tục tăng cao. Về nhà ở và hạ tầng, lƣợng vốn huy động từ xã hội đạt rất thấp do thị trƣờng bất động sản đang đóng băng cùng những khó khăn, hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng đã làm cho nhiều dự án phát triển nhà và đô thị hoặc phải dừng đầu tƣ, hoặc triển khai rất chậm.

Theo một dự báo mới nhất về tƣơng lai của ngành cơng nghiệp xây dựng tồn cầu trong vòng 10 năm tới vừa đƣợc Global Construction Perspectives và Oxford Economics đƣa ra, ngành công nghiệp quan trọng này sẽ không thể trở lại đà tăng trƣởng, ít nhất là cho đến năm 2012.

Những thị trƣờng mới nổi giàu tiềm năng sẽ nhanh chóng vƣợt qua sản lƣợng xây dựng của các quốc gia phát triển, mà đại diện tiêu biểu nhất là Trung Quốc, nhiều khả năng đến năm 2018 quốc gia này sẽ trở thành thị trƣờng lớn nhất thế giới.

Đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Trung Quốc chính là Ấn Độ, Hoa Kỳ và các nƣớc Tây Âu. Bên cạnh đó cũng phải kể đến Nigeria, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ, những quốc gia có tiềm năng phát triển rất lớn. Ngƣợc lại, những quốc gia phát triển nhƣ Nhật Bản sẽ là một trong những quốc gia có mức tăng trƣởng chậm nhất.

Theo ƣớc tính, hiện giá trị thị trƣờng xây dựng thế giới rơi vào khoảng

7,5 nghìn tỷ đơ la Mỹ, chiếm 13,4% GDP tồn cầu. Nhƣng con số này đƣợc dự báo sẽ tăng 70% trong vòng 10 năm tới, tƣơng đƣơng với giá trị 12,7 nghìn tỷ USD vào năm 2020.

Nhƣ vậy, theo đánh giá về thị trƣờng ngành công nghiệp xây dựng, Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng phát triển rất lớn. Tuy nhiên, khả năng nhanh nhất phải từ 2014 trở đi thì thị trƣờng mới có tín hiệu khả quan về khả năng khôi phục.

3.1.3. Xu hƣớng thị trƣờng ngành bất động sản và xây dựng

Doanh nghiệp bất động sản và xây dựng chuyển hƣớng vào những dự án dài hạn. Về phía các doanh nghiệp, họ cũng đang nỗ lực tự cứu mình. Một xu thế có từ cuối năm 2011 tiếp tục đƣợc nhiều doanh nghiệp quan tâm trong thời gian tới, đó là sự chuyển hƣớng chiến lƣợc trong đầu tƣ kinh doanh.

Đầu tƣ vào lĩnh vực bất động sản trong thời điểm trầm lắng nhƣ hiện nay là khá mạo hiểm, tuy nhiên chính sự đóng băng của thị trƣờng lại là cơ hội khẳng định vị thế đối với những doanh nghiệp nội lực mạnh, ít bị lệ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng.

Điều này càng đúng hơn nếu họ khơng chỉ có vốn mà cịn có cả những kế hoạch, chiến lƣợc dài hạn. Thật vậy, trong khi hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản lao đao và chán nản khi thị trƣờng trầm lắng, suy giảm thì một số doanh nghiệp đã tìm đƣợc hƣớng đi riêng.

Giá nhà đất giảm, ngƣời mua không mặn mà lại đem đến một cơ hội không dễ gặp là giá nguyên vật liệu đầu vào trong ngành xây dựng và chi phí nhân công giảm theo. Vậy nên, nếu đầu tƣ đúng hƣớng, chọn đúng phân khúc thị trƣờng và có chiến lƣợc dài hạn thì vẫn có thể thu đƣợc lợi nhuận, đặc biệt trong trung và dài hạn.

Xu hƣớng mới trong xây dựng hiện nay là ứng dụng những vật liệu nhẹ, vật liệu nhân tạo vào các cơng trình nhà ở cao tầng, xƣởng, văn phòng... Vật liệu nhẹ vừa mang lại hiệu quả kinh tế nhƣ giảm đƣợc chi phí nền móng, thi cơng nhanh, vừa bảo vệ môi trƣờng mà vẫn đẹp và bền vững. Trong đó có

gạch khơng nung, theo quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đến năm 2010 và định hƣớng 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, việc phát triển gạch không nung thay thế gạch đất nung phải đạt 25 - 30% vào năm 2010, xóa bỏ hồn tồn gạch đất nung thủ cơng vào năm 2020.

Các chuyên gia nhận định rằng thị trƣờng bất động sản chƣa thể ấm lên trong ngắn hạn, và dự báo thị trƣờng có thể phục hồi vào cuối năm 2013 khi ngân hàng hoàn tất tái cấu trúc, vốn cho BĐS đƣợc khơi thơng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty cổ phần vimeco (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w