Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch làng cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN DU LỊCH tại LÀNG cổ PHƯỚC TÍCH HUYỆN PHONG điền TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 32 - 37)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch làng cổ

1.1.4. Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch làng cổ

1.1.4.1. Phát trin vmt quy mô

a. Nội dung và cách thức phát triển về mặt quy mô

Phát triển về mặt quy mô trong du lịch là tăng trưởng về doanh thu, lượng khách du lịch đến địa phương.

Doanh thu và lượng khách du lịch tăng trưởng ổn định có nghĩa là địa phương đã có những bước đi đúng đắn, hợp lý trong việc phát triển du lịch cũng như thu hút du khách tới địa phương.

Doanh thu du lịch được thu từ nhiều nguồn như dịch vụ ăn uống, lưu trú, sản phẩm lưu niệm và các dịch vụ khác đi kèm với hoạt động du lịch. Do đó, ngành du lịch cần nâng cao chất lượng các dịch vụ đi kèm với giá cả phù hợp bên cạnh đó tăng cường mở rộng, nâng cấp các cơ sở lưu trú, các cơ sở ẩm thực, đa dạng hóa thêm nhiều loại hình du lịch để tăng doanh thu cho ngành cũng như tăng ngày khách tại điểm du lịch.

b. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển về quy mô du lịch làng c

+Tổng số ngày khách trong năm:

- Công thức: TNK = TNK1+ TNK2 + TNK3+ …+ TNKn= n i 1 TNKi   TNKi= n i 1 Qi.Ti.ni   Trong đó:

TNK là tổng số ngày khách thực hiện trong kì phân tích (ĐVT: ngày khách)

TNKi là số ngày khách thực hiện của chương trình du lịch thứ i trong kỳ phân tích

Ti là số ngày của tour thứ i

Qi là số lượng khách tham gia tour du lịch thứ i.

Ni là số chuyến thực hiện của chương trình du lịch thứ i.

+ Tổng doanh thu từ các hoạt động du lịch:

- Công thức: TR = R1 + R2 + R3 +…+Rn = n 1 TRi  Ri=Pi.Qi

Trong đó: TR là tổng doanh thu từ các hoạt động du lịch được thực hiện trong kỳ phân tích.

TRi là doanh thu của sản phẩm du lịch thứ i

Pi là giá bán cho một khách cho một lần thực hiện của chương trình du lịch thứ i

Qi là số lượng khách trong một lần thực hiện của chương trình du lịch thứ i.

+ Tốc độ tăng trưởng khách du lịch:

- Công thức: Gc = t t 1 C C

Trong đó: Ctlà lượng du khách đến địa phương năm t Ct-1là lượng du khách đến địa phương năm t-1

Ý nghĩa: Gc>1 lượng du khách đến địa phương năm t có sự gia tăng.

+ Tốc độ tăng trưởng về doanh thu:

- Cơng thức: Gr = t t 1 R R 

Trong đó: Rtlà doanh thu từ du lịch địa phương năm t Rt-1là doanh thu từ du lịch địa phương năm t-1

Ý nghĩa: Gr>1 doanh thu từ du lịch địa phương năm t có sự gia tăng.

1.1.4.2. Phát trin vmt chất lượng

a. Nội dung và cách thức phát triển về mặt chất lượng

Phát triển về mặt chất lượng trong du lịch là sự phát triển theo hướng hợp lý và hiệu quả của hoạt động du lịch và các dịch vụ liên quan, tăng mức độ hài lòng của du khách khi đến địa phương.

Để phát triển về mặt chất lượng, cần thực hiện việc tăng cường đầu tư để nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và qua đó nâng cao chất lượng phục vụ. Đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực, đây là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm du lịch. Chính vì vậy mức độ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được coi là một trong những dấu hiệu quan trọng để nhận biết sự phát triển bền vững của du lịch.

b. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch làng cổ về mặt chất lượng

* Chất lượng nguồn nhân lực

Được đánh giá bởi sự gia tăng về trìnhđộ của đội ngũ quản lý, cán bộ cơng nhân viên được phản ánh qua tỷlệ lao động qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ/tổng số lao động hoạt động trong ngành.

* Sự đa dạng về sản phẩm du lịch

Đánh giá thông qua số lượng sản phẩm du lịch hiện có và mức độ phát triển của các loại hình du lịch này. Qua đó có biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cũng như mở rộng thêm các loại hình du lịch khác phù hợp với đặc thù của địa phương.

Nhưng khi trên quan điểm phát triển du lịch bền vững thì chỉ số về ngày lưu trú, mức độ hài lịng của khách, tỷ lệ quay lại một quốc gia, một vùng, một điểm du lịch nào đó của khách được quan tâm và đánh giá cao hơn.

* Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Các cơ sở lưu trú, các chương trình tour, các kênh quảng bá du lịch. * Chỉ số hài lòng của du khách

Sự kỳ vọng của khách hàng là kết quả sự so sánh hiệu quả của dịch vụ du lịch mang lại giữa những gì họ kỳ vọng trước khi họ tham gia và những trải nghiệm họ nhận được sau khi tham gia dịch vụ du lịch. Sẽ có những trường hợp xảy ra :

Mức độ hài lịng cao: Khi những gì họ được trải nghiệm vượt q những gì mà họ mong đợi.

Khơng hài lịng (thất vọng): Chất lượng mà dịch vụ mang lại khác xa và thấp hơn so với kì vọng của khách hàng.

Hài lịng: Khi kỳ vọng của khách hàng trùng với trải nghiệm họ nhận được. Để xác định chỉ số này, chúng ta phải sử dụng số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra du khách để có thể đánh giá một cách khách quan và chính xác nhất.

1- Sử dụng thang đo Likert để lượng hóa các mức độ đánh giá của du khách đối với các vấn đề định tínhvới các mức độ như sau: 1-Rất đồng ý, 2- đồng ý, 3- Bình thường,

4– Không đồng ý, 5–Rất không đồng ý

1.1.4.3. Chuyn dch vmặt cơ cấu du lch a. Nội dung chuyển dịch cơ cấu

Cơ cấu ngành du lịch bao gồm nhiều bộ phận hợp thành một hệ thống hồn chỉnh và có mối tương quan giữa các bộ phận đó. Tùy vào việc cách phân loại mà chúng ta có nhiều cách xác định các bộ phận tương quan nêu trên. (Phân loại theo loại hình dịch vụ, phân loại theo loại khách du lịch…).

Chuyển dịch về mặt cơ cấu khách du lịch: Đó là quá trình thúc đẩy việc chuyển dịch số lượng, tỷ lệcác nhóm khách du lịch khác nhau nhằm đạt đến sự hợp lý, hiệu quả chung của ngành du lịch trên cơ sở khai thác tốt nhất các tiềm năng, thế mạnh của địa phương để nắm bắt các cơ hội phát sinh từ xu thế phát triển du lịch trong nước và quốc tế. Thơng thường đó là sự dịch chuyển tỉ trọng của khách du lịch nội địa và khách quốc tế. Sự tăng tỷ trọng của khách quốc tế trong cơ cấu khách du lịch sẽ cho thấy mức độ hấp dẫn của du lịch địa phương cũng như hiệu quả của việc quảng bá du lịch.

b. Các chỉ tiêu chí đánh giá phát triển du lịch làng cổ về mặt chuyển dịch cơ cấu du lịch

* Cơ cấu khách du lịch theo quốc tịch

Thể hiện qua tỷ trọng của khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế trong tổng lượng khách du lịch. Cụ thể được tính bởi cơng thức :

Tỷ trọng kháchquốc tế : qt Cqt

C ' x100

c

 

Trong đó:

C’qt : là tỷ trọng của khách quốc tế trong tổng lượng khách du lịch Cqt: Số lượng khách quốc tế tới du lịch.

C: Tổng lượng khách du lịch

Tỷ trọng khách nội địa : nd Cbd

C' x100

C

 

Trong đó C’nđ: là tỷ trọng của khách nội địa trong tổng lượng khác du lịch (%) Cnđ : Số lượng khách nội địa.

C : Tổng lượng khách du lịch

Sự gia tăng tỷ trọng các bộ phận trong cách đánh giá sẽ cho chúng ta cái nhìn trực quan về xu hướng phát triển ngành du lịch trong các năm qua. Qua đó, định hướng phát triển ngành du lịch trong tương lai.

* Cơ cấu theo chi tiêu của du khách Chi tiêu cho tham quan

Chỉ tiêu cho mua sắm hàng lưu niệm Chi tiêu cho ăn uống

Chi tiêu cho lưu trú

1.1.4.4.Gia tăng kết qu, hiu quca hoạt động du lch a. Nội dung và cách thức phát triển

Kinh tế du lịch phát triển nhanh chóng và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời đại này của nhiều địa phương cũng như quốc gia. Phát triển du lịch phải đảm bảo kinh tế du lịch phải có sự tăng trưởng cao, liên tục và ổn định. Phát triển giúp bảo vệ mơi trường sống. Vì bảo vệ mơi trường sống khơng chỉ đơn giản là bảo vệ các lồi động thực vật quý hiếm sống trong mơi trường đó, mà nhờ có việc bảo vệ mơi trường sống mà con người được hưởng lợi từ đó: Khơng bị nhiễm độc nguồn nước, khơng khí và đất.

Phát triển du lịch giúp phát triển kinh tế, ví dụ, từ việc khai thác các đặc sản văn hóa của vùng, người dân trong vùng có thể nâng cao đời sống nhờ khách du lịch đến thăm quan, sử dụng những dịch vụ du lịch và sản phẩm đặc trưng của vùng

miền, của vùng. Phát triển du lịch cũng giúp người làm du lịch, cơ quan địa phương, chính quyền và người tổ chức du lịch được hưởng lợi, và người dân địa phương có cơng ăn việc làm.

Phát triểndu lịch cònđảm bảo các vấn đề về xã hội, như việc giảm bớt các tệ nạn xã hội bằng việc cung cấp công ăn việc làm cho người dân trong vùng. Ở một cái nhìn sâu và xa hơn, du lịch giúp khai thác nguồn tài nguyên một cách có ý thức và khoa học, đảm bào cho các nguồn tài nguyên này sinh sôi và phát triển để thế hệ sau, thế hệ tương lai có thể được tiếp nối và tận dụng.

b. Các chỉ tiêu phản ánh sự gia tăng về kết quả và hiệu quả kinh doanh

dịch vụ du lịch làng c

+ Đóng góp của ngành du lịch vào ngân sách địa phương

Ngoài việc đánh giá về lợi nhuận, trách nhiệm với ngân sách nhà nước của doanh nghiệp, du lịch cần xem xét và đánh giá tác động của ngành tới phát triển kinh tế địa phương theo tiêu chuẩn phát triển bền vững.

+ Các chỉ tiêu xã hội

Số việc làm được taọ ra cho cho cộng đồng địa phương; Tỷ lệ số vị trí làm việc trong ngành du lịch dành cho người địa phương; Tỷ lệ hàng hóa địa phương trong tổng giá trị hàng hóa tiêu dùng cho du lịch; Mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương đối với hoạt động du lịch;Văn hố, phong tục tập qn của địa phương có bị ảnh hưởng bởi hoạt động du lịch trên địa bàn.

Sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: Để phát triển du lịch thì cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp và sửa chữa.

+ Các chỉ tiêu khác

- Công tác quản lý và bảo tồn và sử dụng tài nguyên du lịch

- Mức độ ô nhiễm môi trường do hoạt động du lịch gây ra

- Số lượng các khu, điểm du lịch được quy hoạch tôn tạo, bảo vệ;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN DU LỊCH tại LÀNG cổ PHƯỚC TÍCH HUYỆN PHONG điền TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 32 - 37)