PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.2. Một số kinh nghiệm về phát triển du lịch làng cổ và bài học đối với làng cổ
1.2.1. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch làng cổ trên thế giới
Tại Trung Quốc, ngành du lịch khơng chỉ đóng góp lớn cho nền kinh tế, mà nó cịn là một trong những yếu tố quan trọng, để Trung Quốc bảo tồn được cáclàng cổ, trước xu thế đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ.
Tại làng cổ Tùng Phan, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, các giá trị văn hóa truyền thống của người dân tộc Tạng được giữ gần như nguyên vẹn, nhất là các nghề truyền thống như nghề làm trang sức bạc, nghề bốc thuốc đông y. Đây được xem là những yếu tố hấp dẫn để các công ty du lịch hợp tác với chính quyền địa phương trongviệc đưa du khách đến tham quan mua sắm.
Văn hóa truyền thống được giữ gìn cẩn thận, hàng trăm hộ người dân tộc và hàng ngàn hộ dân lân cận cũng khá giả lên nhờ Làng cổ Tùng Phan được bảo tồn và khai thác du lịch.
Đời sống văn hóa tinh thần của nhiều dân tộc tại Trung Quốc từ đó được bảo tồn khá nguyên vẹn nhờ những chủ trương để người dân địa phương cùng chung tay với chính quyền, ngành chức năng quy hoạch định hướng phát triển kinh tế cho các làng cổ, nhất là ở những vùng người dân tộc, vùng sâu. Đầu tư lớn nhất của chính quyền là hạ tầng đến các điểm này được thuận tiện, dễ dàng, người dân được tạo điều kiện để khai thác các nghề truyền thống. Nhờ vậy, hầu hết người dân tại đây đều đồng thuận để cải tạo và bảo tồn làng cổ.
Điểm khác biệt để Trung Quốc ln hấp dẫn du khách đó chính là những giá trị truyền thống, những cung điện hay cổ trấn được giữ gần như nguyên vẹn. Có những cổ trấn được xây dựng từ năm 700 trước công nguyên như thị trấn Châu Trang, tỉnh Giang Tô, cách Thượng Hải 700 km, hay những ngơi làng có những ngôi nhà cổ tồn tại gần 1.700 năm đã hấp dẫn hàng triệu du khách nước ngồi đến tham quan. Chính người dân sống trong những ngơi nhà cổ đó đã giữ gìn và truyền từ đời này sang đời khác như một niềm tự hào của gia đình, cũng là phương kế để kiếm sống.
Những ngôi làng cổ tuy không phổ biến nhưng được người dân Trung Quốc gìn giữ cải tạo rất cẩn thận. Đây như là một cách để người dân địa phương bảo tồn
các giá trị văn hóa của dân tộc. Ngồi ra, người dân tại đây cịn kiếm một nguồn thu nhập rất lớntừ du lịch.
1.2.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc: Hoạt động du lịch tại làng cổ Jeju đứng thứ nhất Hàn Quốc về tỷ lệ tăng trưởng GRDP, phát triển việc làm, tăng trưởng nguồn thuế địa phương và thuế quốc gia. Năm 2014, tổng số khách du lịch đạt 11,5 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế 2,5 triệu, khách nội địa 9 triệu. Mỗi khách du lịch lưu trú tại Jeju bình quân từ 3 đến 5 ngày, mức chi tiêu bình quân đạt 609 USD (khoảng 12,5 triệu VND/khách). Tổng thu nhập từ du lịch của Jeju năm 2014 đạt khoảng 7.000 tỷ won, tương đương 7 tỷ USD (gần 150.000 tỷ VND)- Một con số cực kỳ ấn tượng.
Với những kết quả đạt được, hoạt động du lịch tại Jeju đã góp phần quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm, bảo đảm được nguồn tài nguyên, tái đầu tư vào đời sống xã hội của cư dân...
Mặc dù tỉnh - đảo Jeju sở hữu 4 danh hiệu tầm cỡ thế giới, trong đó có 3 danh hiệu khoa học tự nhiên của UNESCO: Khu dự trữ sinh quyển (được công nhận năm 2002), Di sản thiên nhiên thế giới (được công nhận năm 2007), Công viên địa chất tồn cầu (được cơng nhận năm 2010) và danh hiệu Kỳ quan thiên nhiên thế giới mới (được công nhận năm 2011, cùng với Vịnh Hạ Long). Tuy nhiên, những thành quả mà ngành du lịch Jeju đạt được chỉ thực sự gây ấn tượng mạnh trong những năm gần đây nhờ kết tinh các hoạt động sáng tạo, chuyên nghiệp của chính quyền Hàn Quốc và những người làm du lịch Jeju. Điều đó được thể hiện trên một số nội dung chủ yếu mà Jeju đã thực hiện như: chuyển đổi chế độ pháp luật, áp dụng cơ chế chính sách đặc biệt, biến hònđảo Jeju thành “Tỉnh tự trị đặc biệt”, thực hiện “Luật đặc biệt của thành phố tự do quốc tế” từ năm 2002. Theo đó cơng dân của 182 nước đến đây không cần Visa/không thuế, đồng thời liên tục triển khai các hoạt động quảng bá xúc tiến để Jeju trở thành “Thành phố tự do quốc tế, hịn đảo hồ bình của thế giới”.
Bên cạnh đó, Jeju đầu tư kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, xây dựng, mở rộng nhiều cảng tàu biển để tăng cường khả năng tiếp cận cho các loại hình du lịch biển, đầu tư phát triển, hiện đại hoá sân bay theo tiêu chuẩn quốc tế từ năm 2007 có khả năng vươn tới 18 thành phố lớn trong vòng 2 giờ như Seoul, Tokyo, Osaka, Taipei, Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân...
Đặc biệt, những người làm du lịch Jeju đã thực hiện nhiều chủ trương chính sách phát triển du lịch hiệu quả nhằm khai thác các tiềm năng, tài nguyên du lịch, triệt để phát huy thế mạnh các danh hiệu của UNESCO và thương hiệu Di sản thiên nhiên - Kỳ quan thế giới, nền văn hoá, lịch sử độc đáo và điều kiện khí hậu ơn hồ tại Jeju. Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch Jeju tập trung vào việc thiết lập các chính sách du lịch, thúc đẩy hoạt động liên kết với các Di sản- Kỳ quan thiên nhiên thế giới, đẩy mạnh thu hút tiếp thị du lịch, nuôi dưỡng ngành công nghiệp MICE và phối hợp với các cơ quan liên quan xúc tiến các dự án đầu tư du lịch.
Các cơ quan liên quan đến ngành du lịch Jeju (tương tự như các thành viên Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch của Việt Nam) được định hướng phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý du lịch Jeju trong các hoạt động tiếp thị quảng bá tổng hợp ở trong và ngoài nước, phát triển tài nguyên và sản phẩm du lịch phù hợp với xu hướng mới, cải thiện một cách đột phá tư thế tiếp nhận du lịch của Jeju, thành lập và điều hành hệ thống cửa hàng miễn thuế đầu tiên trong nội thị cho người dân trong nước, vận hành hệ thống hướng dẫn du lịch tiên tiến, đào tạo và tư vấn cho doanh nghiệp du lịch...
Hiệp hội du lịch Jeju cũng là một thành tố quan trọng thúc đẩy hoạt động du lịch tại đây thông qua Dự án hỗ trợ các cơng ty thành viên và tìm kiếm mang lại lợi ích, Dự án cải thiện hình ảnh doanh nghiệp du lịch Jeju, Dự án trợ cấp thường xuyên cho người dân của tỉnh Jeju...
Một trong những phương án phát triển du lịch được Jeju ưu tiên quan tâm trong giai đoạn hiện nay là “Tối đa hoá hiệu ứng Synergy (hợp lực) của việc được chọn là 7 Kỳ quan thiên nhiên thế giới mới, hướng đến phát triển du lịch chung”. Theo đó, ngành du lịch Jeju đã chủ động ký kết các biên bản ghi nhớ về liên kết phát triển du lịch với nhiều đối tác trên thế giới, trong đó có cơ quan quản lý du lịch của tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Kế hoạch hoạt động của phương án này hàm chứa 3 nội dung chủ yếu là: Giao lưu xúc tiến, tiếp thị quảng bá, trao đổi đào tạo nhân lực; xây dựng đường bay thẳng kết nối các địa phương và phát triển sản phẩm du lịch chung.
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch làng cổ ở Việt Nam1.2.2.1. Kinh nghiệm của làng cổ Đường Lâm