PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về huyện Phong Điền và làng cổ Phước Tích
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Phong Điền
* Vịtríđịalý
Phong Điền là huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, rộng 953,751 km2, gần bằng 1/5 diện tích tự nhiên của tỉnh, có tọa độ địa lý (chỉ tính đất liền) từ 16020'55'' đến 16044'30'' vĩ Bắc và 10703'00'' đến 107030'22'' kinh Đông.
Phong Điền phía Bắc giáp huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Địa giới hai huyện ở đồi núi phía Tây chạy dọc theo đường phân thủy của các nhánh sông Thác Mã và sơng Câu Nhi. Về đồng bằng phía Đơng, địa giới ấy gần trùng với dịng sơng Ô Lâu từ phường Tây Lái về Vân Trình, rồi từ Vân Trình cắt qua dải cát ven biển và tận cùng ở làng biển Trung Đồng.
Về phía Tây, Tây Nam và phía Nam, Phong Điền giáp hai huyện Đakrông và A Lưới. Ở đây địa giới giữa Đakrông, A Lưới và Phong Điền gần như chạy dọc đường phân thủy dải Trường Sơn với độ cao ngày càng tăng từ Tây Bắc vào Đông Nam, nơi bắt nguồn các sông suối Bắc Thừa Thiên Huế- Nam Quảng Trị.
Về phía Đơng và Đông Nam, Phong Điền giáp hai huyện Quảng Điền và Hương Trà. Đường phân chia địa giới với Hương Trà gần trùng với đoạn trung lưu sông Bồ từ Rào La về An Lỗ, với Quảng Điền là đường từ An Lỗ vịng sang phía Đơng và Đơng Bắc xã Phong Hiền rồi từ đó rẽ ngoặt lên Tây Bắc, cắt qua vùng cát nội đồng Phong - Quảng.
Phong Điền phía Đơng Bắc giáp biển Đông với đường bờ thẳng tắp theo hướng Tây Bắc-Đông Nam trên chiều dài gần 16 km.
Lãnh thổ Phong Điền trải rộng theo hướng Tây Nam - Đông Bắc từ Trường
thổ thu hẹp. Nơi hẹp nhất chỉ chừng 10 km (cửa sơng Ơ Lâu đến Hải Lăng). Sự phân bố lãnh thổ huyện như trên khiến sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Tây - Đông đa dạng hơn chiều Nam- Bắc.
* Địa hình
Địa hình Phong Điền trên nét chung là hình ảnh thu gọn của địa hình tỉnh Thừa Thiên Huế, có đầy đủ cả núi đồi, đồng bằng, đầm phá và bờ biển. Đó là kết quả của một quá trình biến đổi khơng ngừng của bộ phận lãnh thổ thuộc sườn Đông Trường Sơn từ hàng trăm triệu năm về trước đến nay. Có tầm quan trọng lớn lao và để lại những dấu vết rõ ràng hơn cả là những biến đổi gần đây trong các kỷ địa chất Đệ Tam, Đệ Tứ. Trong thời gian này, lãnh thổ phía Tây được nâng cao và sông suối chia cắt mặt đất ngày càng sâu thành đồi núi, lãnh thổ phía Đơng bị hạ thấp kết hợp với biển tiến, vật liệu từ núi đồi theo sông suối và biển đưa đến bồi đắp thành các đồng bằng phù sa và cồn cát nội đồng, ven biển. Di tích biển cũ cịn sót lại thành phá ngày nay.
* Khí hậu
Khí hậu Phong Điền mang đặc điểm khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế, có nền tảng chung với khí hậu cả nước. Đó là tính chất khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá mạnh mẽ, diễn biến thất thường. Nhưng khác với khí hậu phía Bắc và phía Nam, do thuộc khí hậu vùng duyên hải Trung Bộ hay khí hậu Đơng Trường Sơn nên có những nét độc đáo, phản ánh tác dụng quan trọng của địa hình Trường Sơn, đồngthời thể hiện tính chất chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu nói trên do vị trí địa lý nằm ở khu vực trung gian.
Nét độc đáo đó thể hiện ở chỗ: thứ nhất là sự sai lệch của mùa mưa ẩm lớn sang các tháng Thu Đông so với Bắc bộ, Nam bộ và Tây Nguyên. Trong mùa gió mùa mùa Hạ là mùa mưa ở Bắc Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên thì ở đây, do tác dụng cản trở của dãy Trường Sơn đối với luồng gió ẩm từ phía Tây thổi tới, đã xuất hiện một thời kỳ khơ nóng kéo dài. Trong thời kỳ đầu của gió mùa mùa Đơng (thường là gió mùa Đơng Bắc), cũng do tác dụng chắn gió từ phía Đơng của dãy Trường Sơn, mùa mưa lớn bắt đầu chậm (tháng 8 tháng 9) và kết thúc cũng chậm (tháng 1), lệch hẳn với tình hình chung cả nước.
Nét độc đáo thứ hai là tính chất chuyển tiếp về chế độ nhiệt giữa hai miền Bắc - Nam, tính chất chuyển tiếp đó thể hiện rõ rệt nhất ở Thừa Thiên Huế. Từ đây trở ra đến các tỉnh biên giới phía Bắc là khí hậu gió mùa nội chí tuyến có mùa Đơng lạnh, càng trở ra mùa Đông càng kéo dài. Từ đây trở vào là khí hậu gió mùa á xích đạo khơng có mùa Đơng lạnh. Ở Thừa Thiên Huế khơng có mùa Đơng lạnh thực sự và kéo dài như ở miền Bắc mà chỉ có thời tiết lạnh. Nhưng nhiệt độ những tháng giữa mùa lại thấp so với các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào. Qua khỏi đèo Hải Vân vào đến Đà Nẵng và Quảng Nam, nhiệt độ đã tăng lên từ 1 đến 2oC, đến Bình Định, Phú n, Khánh Hồ đã tăng lên 3- 4oC.
Những nét độc đáo nói trên cũng thể hiện rõ ở khí hậu Phong Điền. Ngồi ra do địa hình Phong Điền trải rộng từ Tây sang Đơng, lại có sự khác biệt rõ rệt về độ cao nên có sự phân hố khí hậu trong huyện theo chiều Đơng -Tây và theo độ cao.
*Hệ động, thực vật
Giới động vật Phong Điền rất đa dạng, phong phú. Sự đa dạng phong phú đó có nguyên nhân từ sự đa dạng về môi trường sinh thái Phong Điền hiện nay. Mặt khác, cũng như động vật ở các khu vực khác trong tỉnh, giới động vật Phong Điền có quá trình phát triển lâu dài, liên tục qua hàng trăm triệu năm. Trong thời gian đó, lãnh thổ Phong Điền cịn là nơi gặp gỡ của các lồi động vật di cư từ các nơi khác trong châu lục và châu lục khác đến
Cũng như hệ động vật, thảm thực vật Phong Điền cũng rất đa dạng, phong phú. Do hoàn cảnh địa lý tự nhiên thuận lợi, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, ánh sáng đầy đủ mà thực vật xanh tốt quanh năm. Địa hình và đất đai phân hố từ Đơng sang Tây: bờ biển, đầm, phá, đồng bằng rồi đến đồi núi. Trong đó, vùng núi cao nhất đến trên 1.000m có khí hậu á nhiệt đới bên cạnh khí hậu nhiệt đới vùng núi thấp và đồng bằng. Tất cả đã tạo nên môi trường sinh thái đa dạng đối với thực vật.
2.1.1.2.Đặcđiểm kinh tế, xã hội và tiềmnăngdu lịch
PhongĐiềncó tấtcảlà 15đơnvịhành chính xã và một đơnvịhành chính thị trấn, bao gồm thị trấn Phong Điền và 15 xã: Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Mỹ, Phong Hịa, Phong Bình, PhongChương, Phong Hiền, Phong An, Phong Thu, Điền Hương, ĐiềnMơn,ĐiềnHịa,ĐiềnLộc, ĐiềnHảivà xã Phong Hải.
Tổng diện tích đất tự nhiên tồn huyện 94822,8 trong đó đất nơng nghiệp là 80563,26 ha chiếm84,96 % ,đấtphi nông nghiệplà 11314,35 ha chiếm11,93% vàđất chưasửdụnglà 2945,19 ha chiếm3,11% trong tổngsố đấttựnhiên củatoàn huyện.
Cơ cấu sử dụng đất của tồn huyện ta thấy rằng quỹ đất nơng nghiệp chiếm phầnlớndiệntích điềunày cho thấy PhongĐiền vẫn là một huyện thuần nông, nông nghiệpvẫnlà sinh kếchủyếucủa đạibộphậnnhân dânở địa phương.
Dân sốtrung bình củahuyện92.938người,dân sốnữchiếm52.8%, mật độdân số98người/km2, mật độdân dốcao nhất ởxã Phong Hải(800Người/km2), mật độdân số thấp nhất ở xã Phong Mỹ (12Người/km2). Diện tích tự nhiên huyện Phong Điền chiếm tích tự nhiên tồn tỉnh Thừa Thiên Huế, Dân số huyện Phong Điền đứng thứ 5 của tỉnh, dân cư tập trung đông đúc ở xã Phong An và thấp nhất ở xãĐiền Mơn.
Bảng2.1 Tình hình lực lượnglaođộngcủahuyệnPhongĐiền qua 2năm2015 -2016
ĐVT:Người Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)
Lực lượng lao động 59963 61402 102,4
Phân theo giới tính
Nam 27897 28497 102,2
Nữ 32066 32905 102,6
Phân theo thành thị, nông thôn
Thành thị 4084 4274 104,7
Nông thôn 55879 57128 102,2
Số lao động đanglàm việc 53866 55027 102,2
Phân theo giới tính
Nam 29627 30317 102,3
Nữ 24239 24710 101,9
Phân theo thành thị, nông thôn
Thành thị 3576 3719 104,0
Nơng thơn 50290 51308 102,0
Phân theo loại hình kinh tế
Nhà nước 4448 4637 104,2
Ngoài nhà nước 44054 44245 100,4
Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi 5364 6145 114,6
Phân theo ngành kinh tế
Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản 34462 34172 99,2
Nông nghiệp 29305 28731 98,0
Lâm nghiệp 727 858 118,0
Thủy sản 4430 4583 103,5
Công nghiệp và Xây dựng 8347 9264 111,0
Công nghiệp 5603 6423 114,6
Xây dựng 2744 2841 103,5
Dịch vụ 11057 11591 104,8
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền)
Căn cứ vào bảng 2.3 ta thấy lực lượng lao động ở huyện Phong Điền khá dồi dào, số lao động đang làm việc chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động đây là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế xã hội trong đó có phát triển du lịch.
- Giá trị sản xuất
24.80%
54.25% 21%
Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản Công nghiệp và Xây dựng Thương mại, Dịch vụ
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền)
Hình 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất theo giá hiện hành năm 2016
Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành 6.757.003 triệu đồng, trong đó khu vựcnông lâm thủysản 1.674.036 triệu đồng chiếm 24,8%; khu vực công nghiệp và xây dựng 3.660.480 triệu đồng, chiếm 54,25% khu vực thương mại dịch vụ 1.422.487 triệu đồng(chiếm21%).
Về văn hóa, Phong Điền là huyện có truyền thống văn hóa lâu đời nằm trong vùng giao thoa văn hóa Việt - Chăm, các thế hệ cư dân ở đây từ đời này sang đời khác lao động cần cù, dũng cảm đương đầu với biết bao khó khăn, vất vả, đã sáng tạo nên nhiều thành tựuvăn hóa vật thể như những cơng trình kiến trúc từ đình chùa đền miếu, lăng mộ đến nhà thờ các họ phái. Các di tích văn hóa lịch sửvới mức độ cổkính khác nhau có thểtìm thấy khắp các làng xã trong huyện. Những thành tựu văn hóa phi vật thể như các truyện kểdân gian, ca dao, hò vè, các lễhội và trò chơi dân gian được lưu truyền từ đời này qua đời khác, phản ánh cuộc sống tinh thần phong phú, đa dạng của dân cư quanh năm gắn bó với ruộng đồng làng mạc, với những di sản thiêng liêng từ ngày xưa tổ tiên để lại tưởng như khơng bao giờ rời xa được. Đó cịn là những làng quê giàu truyền thống khoa bảng, nhiều con em trong làng được học hành đến nơi đến chốn, đỗ đạt ra làm quan, suốt đời yêu nước thương dân, sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn. Những thiết chếlàng xãtrong đó nhiều nội dung văn bản đã kết hợp một cách hài hòa các mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, giữa các thành viên trong cộng đồng làng xã, gia tộc, tạo nên những thuần phong mỹtục, những tài sản tinh thần quý báu mà ngày nay cần phải tiếp tục gìn giữ, phát huy trong phong trào xây dựng làng văn hóa. Tất cả đã góp phần xứng đáng vào việc làm phong phú thêm truyền thống và bản sắc vùng văn hóa xưa nay.
Phong Điền là một trong những địa phương của tỉnh Thừa Thiên-Huế có nhiều tiềm năngvà thuận lợi để phát triển du lịch dọc dòng sơng Ơ Lâu và Quốc lộ 49B. Ngoài những nơi nổi tiếng, được biết đến lâu nay thì có nhiều địa điểm, di tích thú vị khác khá mới mẻ ít được biết đến. Phò Trạch còn lưu giữ được điệu múa truyền thống có từ lâu đời, di tích miếu cổ Cồn Trên ở Phong Bình, di tích Chămpa cổ ở Ưu Điềm, hai ngôi nhà thờ Thiên Chúa giáo theo phong cách Gothic ở Điền Hương; điệu múa náp hay còn gọi là múa kiếm ở Điền Môn... sẽ là những nơi khám
phá, trải nghiệm mới mẻ cho du khách, ngồi ra cịn nhiều địa danh nổi tiếng như làng cổ Phước Tích, suối nước khống Thanh Tân, chiến khu Hòa Mỹ, chùa Giác Lương… Các địa danh này tạo thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch cộng đồng, sinh thái, nghỉ dưỡng…
2.1.2. Tổng quan vềlàng cổ Phước Tích
2.1.2.1. Điều kiện tựnhiên và kinh tếxã hội của làng
* Vị trí địa lý
Làng Phước Tích thuộc xã Phong Hịa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Làng Phước Tích nằm ở vị trí 16035' độ vĩ Bắc và 107005' độ kinh Đơng, có diện tích khoảng 1km2. Địa thế khá đặc biệt : Sơng Ơ Lâu bao bọc quanh làng trừ lối thông ra ngoài tại Cống (Trước đây gọi là Cống ơng Khóa Thạo) ở phía chính Bắc và Cầu Phước Tích ở phía Tây- Tây Nam, phía Bắc và Đông Bắc giáp các làng Phú Xuân, Mỹ Xuyên, Mỹ Cang, đi về Ưu Điềm (thị trấn - huyện lỵ cũ của huyện Phong Điền) khoảng 4 km theo hướng Đông Bắc. Phía Tây Nam là Làng Mỹ Chánh, chợ và ga Mỹ Chánh, từ ga Mỹ Chánh theo đường sắt vào cố đô Huế là 40km và theo đường quốc lộ 1 thì từ Cầu Mỹ Chánh ra Quảng Trị là 19 km. Phía Nam là làng Hội Kỳ- nơi có mộ phần ngài Thủy tổ của họ Lê Trọng ở Phước Tích. Làng Phước Tích bao gồm cả Hà Cát xứ ở hữu ngạn sơng Ơ Lâu dành làm nghĩa trang - nơi để mộ phần của những người quá cố. Đây vốn là một doi cồn cát. Phía Tây Bắc làng có một cái hà (hồ) rộng khoảng 2 mẫu, theo truyền thuyết thì doi cồn cát là cây bút còn cái hồ là nghiên mực. Có lẽ do vậy mà người làng Phước Tích thường theo nghiệp bút nghiên và làng có tiếng là làng hiếu học, nhiều người đỗ đạt, ở thời kỳ nào của lịch sử cũng có người đỗ đạt cao, làm những chức quan to cả văn lẫn võ, có cơng với triều đình, nhà nước và xã hội. Trong làng cịn có 1đền văn miếu tồn tại cho đến bây giờ, có những cây cổ thụ tuổi thọ đến trên 600 năm như cây Thị ở "miếu Cây Thị" (có bộng rỗng có thể chứa cả 1 tiểu đội du kích trong kháng chiến) hay cây Bàng trước từ đường họ Hồ :cây Cừa (Si) ở Bến cây Cừa cũng có tuổi thọ khoảng 400 năm. Bến cây Cừa là nơi đông người qua lại, người trong làng hay xuống bến gánh nước hoặc xuống tắm, đây cũng là một trong những
nơi đưa người quá cố qua Hà Cát xứ bằng thuyền. Năm Đinh Tỵ - 1977 do bão lụt nên cây Cừa đãđổ, hiện nay đã có một số gốc Cừa con mọc lại.
* Khí hậu
Phước Tích nằm trong vùng khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình cao. Số ngày nắng kéo dài trong mùa hạ, thường có gió nồm (Đơng Bắc) đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của gió Lào (Tây Nam) loại gió này mang tính chất "phơn" rất nóng và khô cho nhiệt độ càng tăng cao. Dẫn đến làm cho thời kỳ khô nắng kéo dàiảnh hưởng trực tiếp đến công việc sản xuất trong làng.
Vào mùa đông thì nhiệt độ thường xuống thấp thất thường, hay chịu tác động của những đợt áp thấp nhiệt đới dẫn đến mưa lớn kéo dài gây nên bão tố, lũ lụt, xói mịn.
Bao quanh Phước Tích là dịng Ơ Lâuđây là ưu đãi của thiên nhiên dành cho mãnh đất này. Dịng sơng đã mang lại nguồn lợi lớn cho nhân dân Phước Tích từ bao thế kỷ nay. Do chịu ảnh hưởng chung của địa hình miền Trung nên sông ngắn, độ dốc chênh lệch lớn, vào mùa nắng nước sông xuống thấp, mùa mưa nước dân lên cao gây lũ lụt. Tuy nhiên dịng sơng là nơi có nguồn thủy sản, rong rêu mang giá trị lớn về mặt kinh tế cũng như đời sống sinh hoạt của cư dân làng.
* Giao thông
Về phương diện giao thơng, từ xưa Phước Tích đã có nhiều thuận lợi về đường thủy lẫn đường bộ. Dịng Ơ Lâu và nhánh của nó chảy xuyên qua hầu hết địa phận cư trú của các làng từ Phước Tích, Phú Xuân, Mỹ Xuyên đến Ưu Điềm. Đây