Bài học kinh nghiệm đối với làng cổ Phước Tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN DU LỊCH tại LÀNG cổ PHƯỚC TÍCH HUYỆN PHONG điền TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 47 - 48)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2. Một số kinh nghiệm về phát triển du lịch làng cổ và bài học đối với làng cổ

1.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với làng cổ Phước Tích

Cần phải có sự nhận thức đúng đắn của cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp về tầm quan trọng của phát triển du lịch.

Chọn mơ hình phát triển du lịch cộng đồng dựa vào di sản văn hóa là hướng đi đúng, nhằm phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và các làng nghề truyền thống trên địa bàn. Tổ chức hoạt động du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương sẽ mang lại lợi ích chung cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ mơi trường, cảnh quan di tích. Người dân có quyền và nghĩa vụ tham gia vào các hoạt động du lịch và hưởng lợi ích hợp pháp từ nguồn thu du lịch.

Liên kết với các địa phương lân cận để tạo ra sản phẩm du lịch thơng suốt nhiều địa phương có nội dung phong phú và chất lượng cao hơn.

Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành du lịch đặc biệt là trìnhđộ của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch đáp ứng kịp thời xu hướng phát triển du lịch hiện đại và thíchứng với nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách.

Làng cổ Phước Tích là di tích văn hóa cấp quốc gia. Vì vậy việc đầu tư phát triển du lịch nơi đây luôn phải gắn liền với việc bảo vệ, tôn tạo tài nguyên môi trường, bảo tồn được các giá trị về tự nhiên, văn hóa, xã hội và phải có mối quan hệ chặt chẽ với việc phát triển du lịch của các địa phương trong vùng. Nhất là đối các làng nghề trong chuỗi sản phẩm du lịch gắn liền với Phước Tích và các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch trong cả nước.

Hiệu quả kinh tế- xã hội từ các hoạt động du lịch sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, duy trì dân số nơng thơn, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa, bảo vệ cảnh quan, mơi trường sinh thái, góp phần phát triển kinh tế - xã hội chung trong vùng. Song, việc tổ chức du lịch phải cần sự tham gia tự nguyện

và tích cực từ phía người dân. Bên cạnh đó phải cần sự giúp đỡ của nhà nước và các tổ chức quốc tế trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, đào tạo chuyên môn, trang bị kiến thức giao tiếp với du khách thì việc triển khai hoạt động du lịch ở Phước Tích mới có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN DU LỊCH tại LÀNG cổ PHƯỚC TÍCH HUYỆN PHONG điền TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 47 - 48)