Kết quả, hiệu quả của việc phát triển du lịch làng cổ Phước Tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN DU LỊCH tại LÀNG cổ PHƯỚC TÍCH HUYỆN PHONG điền TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 81 - 90)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2. Thực trạng phát triển du lịch tại làng cổ Phước Tích

2.2.4. Kết quả, hiệu quả của việc phát triển du lịch làng cổ Phước Tích

2.2.4.1. Hiung ca phát trin du lch làng cổ Phước Tích đến các điểm du lch khácở địa phương

Huyện Phong Điền rất có tiềm năng về phát triển các loại hình du lịch sinh thái và du lịch văn hóa, với địa hình 3/4 diện tích tự nhiên là đồi núi với nhiều điểm du lịch khe, suối, thác…được hình thành tựnhiên và có giá trị.

Đểphát triển du lịch ở làng cổ Phước Tích nói riêng và du lịch Phong Điền nói chung thì Ban quản lý làng cổ đã mở rộng khai thác các tour tuyến du lịch kết hợp với làng cổ Phước Tích để làm phong phú và đa dạng các loại hình, sản phâm du lịch ở địa phương như đã khai thác, kết nối tour, tuyến du lịch nổi tiếng trên địa bàn huyện Phong Điền như suối nước khống nóng Thanh Tân Alba –khu du lịch sinh thái Hồ Gương –Di tích Chiến khu Hòa Mỹ(bao gồm cảthác A Đon,thác Khe Me, hồ đập Quao); Chiến khu Hòa Mỹ - làng cổ Phước Tích - Đền thờ Tam cơng Nguyễn Tri Phương;

Ngồi ra đã khai thác được các tuyến du lịch làng nghề truyền thống của địa phương làng nghềmộc MỹXuyên, làng nghề đệm Phò Trạch…

2.2.4.2. Tình hình vic làm và thu nhp của người dân tham gia hoạt động du lchlàng cổ Phước Tích

* Số lao động tham gia dịch vụ du lịch

Bảng2.9. Sốlaođộngtham gia hoạt độngdịchvụdu lịch làng cổ PhướcTích qua 4năm2013 -2016

Dịch vụdu lịch 2013 2014 2015 2016 2014/2013 2015/2014 2016/2015 Tổng cộng 20 25 36 40 +25 +11 +4 Dịch vụ Ẩm thực 10 12 15 16 +2 +3 +1 Dịch vụ Quảng diễn gốm 5 6 6 7 +1 0 +1 Dịch vụ Quảng diễn bánh 0 0 1 2 0 +1 +1 Dịch vụ bảo tàng 0 0 1 1 0 +1 0 Dịch vụThuyền 1 1 2 2 0 +1 0 Dịch vụ Xe đạp 1 1 2 2 0 +1 0 Dịch vụHomestay 3 4 6 7 +1 +2 +1 Dịch vụ Hướng dẫn viên 0 0 1 1 0 +1 0 Dịch vụ giao lưu văn nghệ 0 0 2 2 0 +2 0

(Nguồn: Ban quản lý làng cổ Phước Tích)

Qua bảng trên ta thấy hoạt động du lịch ngày càng thu hút cộng đồng người địa phương tham gia, số lao động không ngừng tăng lên qua các năm chứng tỏ người dân địa phương đã nhận thức được kết quả của hoạt động du lịch mang lại. Năm 2013 thì số lao động 20 người đến năm 2016 số lao động tăng gấp đôi lên 40 người. Số lao động trong loại hình dịch vụ ẩm thực chiếm phần lớn trong tổng số lao động địa phương (chiếm 40%), dịch vụ Homstay và dịch vụ Quảng diễn gốm đều có 7 lao động tham gia chiếm 17,5% mỗi loại. Cịn lại 6 dịch vụ khác thì số lao động từ 1 đến 2 người. Nguyên do là dịch vụ ẩm thực là nhu cầu tối thiểu của mỗi du khách thêm nữa điểm khác biệt của ẩm thực ở nơi đây khơng phải là các món cao lương mỹ vị mà là các món ăn dân dã, đậm chất làng quê nhưng được chế biến cầu kỳ cơng phu của chính người dân ở làng cổ nên rất hấp dẫn đối với du khách. Còn đối với dịch vụ quảng diễn gốm đây là linh hồn của làng cổ với nghề gốm đã tồn tại 500 năm. Du khách tìm về làng cổ để tìm hiểu về tinh hoa của làng nghề nức tiếng một thời, được trãi nghiệm các công đoạn sản xuất một thành phẩm gốm như thế nào và tự tay làm nên một sản phẩm gốm có sức thu hút đặc biệt đối với du khách.

* Hình thức và thời gian tham gia hoạt động du lịch của cư dân

Khi người dân tham gia vào hoạt động du lịch chủ yếu tham gia dưới hình thức tuỳ thuộc vào sự sắp xếp của ban quản lý du lịch. Do lượng khách đến Phước Tích vẫn cịn thấp và mang tính thời vụ nên làm du lịch chưa thực sự trở thành cơng việc chính của người dân. Vì vậy, tham gia du lịch chỉ là công việc làm thêm, chưa thực sự là công việc chính, tạo ra thu nhập chính cho gia đình. Cần phải có giải pháp thu hút, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm du lịch tăng mức độ tham gia của người dân.

Hình 2.3. Thời gian tham gia dịch vụ du lịch bình quân 1 tuần

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)

Ta thấy rằng thời gian tham gia hoạt động du lịch của cư dân bản địa phổ biến ở mốc từ 5 giờ đến 10 giờ, có 18 người có số giờ làm việc bình quân 1 tuần trong khoảng này, số người làm việc trên 15 giờ/tuần rất ít chỉ có hai người, có 5 người có thời gian làm việc dưới 5 giờ/tuần. Thực trạng này cho thấy rằng số giờ làm việc bình quân 1 tuần của các lao động tham gia hoạt động du lịch ở làng cổ còn ở mức thấp và khi được hỏi với số giờ làm việc như trên anh chị có muốn làm thêm giờ nữa khơng thì có 77,5 % số người được hỏi mong muốn làm thêm giờ và sẵn sàng làm thêm giờ điều này cho thấy rằng tình trạng thiếu việc làm vẫn cịn tồn tại với các cư dân người Phước Tích trong hoạt động du lịch, bởi lẽ kinh tế của làng từ xưa dựa vào nghề gốm nhưng nghề gốm đã khơng cịn như trước nữa nên cuộc sống rất khó khăn và nếu du lịch phát triển thì đây là điều tốt để mọi người tăng thu nhập, nâng cao mức sống. Theo đây ta thấy thái độ mọi người dân đều rất muốn làm du lịch và sẽ hỗ trợ nhiệt tình để thúc đẩy du lịch tại làng cổ nếu có đầu tư và một dự án quy hoạch du lịch cụ thể.

* Mức thu nhập bình quân/tháng của người dân khi tham giam hoạt động du lịch

Bảng2.10. Thu nhậptừhoạt độngdịchvụdu lịchcủa ngườidânđịa phương

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Mức thu nhập bình qn/tháng Lao động

(Người) Tỷlệ% Dưới 500 3 7,5 Từ 500 đến dưới 1000 11 27.5 Từ 1000 đến dưới 2000 16 40 Trên 2000 10 25 Tổng 40 100

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)

Ta thấy rằng thu nhập bình quân/tháng của cư dân tham gia vào hoạt động du lịch vẫn còn ở mức thấp, tần số xuất hiện mức thu nhập từ một triệu đến hai triệu đồng là nhiều nhất có 16 người có mức thu nhập trong khoảng này.

Thu nhập trên hai triệu đồng chiếm 25 % trong tổng số người có tham gia hoạt động du lịch, có 11 lao động có mức thu nhập từ năm trăm ngàn đồng đến dưới một triệu đồng và 3 lao động có mức thu nhập rất thấp dưới năm trăm ngàn. So với mức thu nhập bình quân đầu người ở địa phương thì mức thu nhập của cư dân làm du lịch ở làng cổ Phước Tích vẫn cịn ở mức thấp, biết rằng mức thu nhập vẫn từ nhiều nguồn khác tuy nhiên mức độ đóng góp của du lịch vào thu nhập của người dân vẫn còn hạn chế, chưa thể là nguồn sinh kế chủ yếu của người dân.

* Mức độ hài lòng của cư dân về thu nhập khi tham gia hoạt động dịch vụ

du lịch

Bảng2.11. Sựhài lòng vềthu nhậpcủa cưdân bản địa

Các mức độ Số lượng (Người) Tỷ lệ % Rất khơng hài lịng 4 10 Khơng hài lịng 21 52.5 Bình thường 3 7.5 Hài lịng 12 30 Rất hài lòng 0 0 Tổng 40 100

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)

Theo kết quả điều tra thì có 52,5% cư dân bản địa tham gia vào du lịch khơng hài lịng với mức thu nhập mà du lịch đem lại, 30% người dân hài lòng và 10% rất khơng hài lịng và 7,5%đánh giá bình thường.

Điều này cho thấy thực trạng rằng các hoạt động du lịch tại làng cổ hầu như đều đem lại nhiều nguồn lợi đến người dân nhưng các hoạt độngcòn mỏng nên thu nhập khơng cao, khơng giải quyết được bài tốn kinh tế cho người dân.

10% 52.50% 7.50% 30% 0% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%

Rất khơng hài lịng Khơng hài lịng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)

Hình 2.4. Mức độ hài lịng của cư dân về thu nhập

2.2.4.2. Tình hình đầu tư phát triển và sự giúp đỡ, h tr t các t chức nước

ngoài đối vi phát trin du lch làng cổ Phước Tích

Bảng2.12.Tổngvốn đầu tưphát triển tạilàng cổ Phước Tích 2013-2016

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Tổng

VĐT

Vốn Nhà nước Vốn tài trợ Đóng góp của dân

Vốn % Vốn % Vốn %

2013 3161 102 3,2 2989 94,6 70 2,2

2014 2540 130 5,1 2360 92,9 50 2,0

2015 2540 1500 59,1 870 34,3 170 6,7

2016 2300 1000 43,5 1300 56,5 0 0

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra phỏng vấn chính quyền địa phương )

Qua bảng ta thấy, tổng vốn đầu tư phát triển du lịch tại làng cổ Phước

chiếm 3,3% tổng vốn đầu tư, vốn từ các nhà tài trợ là 2989 triệu đồng, chiếm 94,6%, người dân đóng góp 70 triệu đồng, chiếm 2,2%. Năm 2014, tổng vốn đầu tư là 2540 triệu đồng, trong đó có 130 triệu đồng là vốn Nhà nước, chiếm 5,1%, 2360 triệu đồng là vốn được tài trợ từ các tổ chức, chiếm 92,9% và 50 triệu đồng là vốn do người dân đóng góp, chiếm 2%. Năm 2015, tổng vốn đầu tư là .540 triệu đồng và 1000 triệu đồng dự toán, trong đó có 1500 triệu đồng vốn Nhà nước, chiếm 59,1%, 870 triệu đồng được tài trợ, chiếm 34,3% và 170 triệu đồng do người dân đóng góp, chiếm 6,7%.

Những năm vừa qua, làng cổ Phước Tích đều được đầu tư phát triển du lịch, tuy nhiên, tình hình đầu tư giảm qua các năm. Năm 2013 và 2014, vốn được tài trợ chiếm tỷ trọng cao mà chủ yếu là từ tổ chức JICA vì giai đoạn này, làng Phước Tích nằm trong dự án “Phát triển bề vững địa phương thông qua du lịch di sản”.

Năm 2016, bước đầu thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia 2015-2016, nâng cấp các ngôi nhà rường của ông Lương Thanh Phong, ông Hồ Văn Hưng, bà Lê Thị Hoa phục vụ du lịch với tổng vốn đầu tư 1 tỷ đồng do Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền cấp vốn và xây dựng nhà đón tiếp khách du lịch ở làng cổ Phước Tích với tổng số vốn 1.3 tỷ đồng do ngân hàng phát triển châu Á ADB tài trợ vốn.

2.2.4.3. Tình hình phát trin du lch làng cổ Phước Tích qua các chtiêu khác * Bo vệ môi trường, cnh quan

Thực tế cho thấy phát triển du lịch thường đi kèm với những tác động tiêu cực đến môi trường. Nếu trong quá trình phát triển, các tác động tiêu cực đến môi trường không được liệt kê thông qua những biện pháp bảo vệ môi trường quản lý hữu hiệu thì hậu quả sẽ dẫn tới suy thối mơi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững.

Tuy nhiên tại làng cổ Phước Tích vốn dĩ là ngơi làng n bình và trong lành hiếm có cho nên vấn đề ơ nhiễm mơi trường do phát triển du lịch chưa đáng ngại. Việc bảo vệ mơi trường xanh sạch đẹp được chính quyền quan tâm. Các thùng vệ sinh công cộng được đặt tại vị trí đảm bảo tính thuận tiện và hợp mỹ quan.

* Thực trạng về công tác quản lý Nhà nước và chính sách phát trin

Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên về bảo tồn và phát huy di sản về làng cổ:(Nguồn: Phỏng vấn ông Nguyễn Hồng Thắng –Giám đốc Ban Quản lý làng cổ Phước Tích)như sau:

Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT, ngày 24 tháng 7 năm 2001của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thơng tin phê duyệt quy hoạch Tổng thểbảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020.

Chương trình Hành động Quốc gia về Du lịch giai đoạn 2013 – 2020 được Thủ tướng Chính phủphê duyệt tại Quyết định số321/QĐ-TTg ngày 18/02/2013.

Chương trình trọng điểm về phát triển thương mại và du lịch trên địa bàn huyện Phong Điền giai đoạn 2015 –2020.

Chỉ thị cố 73/CT-BVHTTDL ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tăng cường các biện pháp quản lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu bổvà phục hồi di tích.

Quyết định số 2685/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2006 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huếvềviệc phân cơng quản lý di tích đãđược xếp hạng trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền đã có nhiều chính sách ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị phục vụcông tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản và phát triển du lịch tại làng cổ Phước Tích.

Tuy nhiên, cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng nhưtài nguyên du lịchgặpnhiều trởngại bởisựthiếu đồngbộtrong tổchứcvàđộingũcán bộ. Mặt khác, nhận thức và sự tham gia của cộng đồng vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản chưa thực sự đồng đều, vững chắc và chưa có lợi cho sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Cơng tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích cịn thiếu định hướng, thiếu những chính sách, chế tài để khuyến khích, kêu gọi sự đónggóp của các tổchức,cá nhân. Các nguồn lực do dân đónggóp chưa đượcquy tụ dướisựquảnlý của cơ quan nhà nước,nên khơng được định hướng đểsửdụng có hiệuquả.

Giá trị q báu của di sảnlàng cổ đãđược công nhận,song hiệntại vẫn chưa phát huyđược đúng mức. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản phục vụdu lịch đã có vàđạt đượcnhiềukếtquảtốt, nhưng nhữngkếtquả đócịn chưaxứngtầmvới địi hỏiphát triểndu lịchbềnvữngtạilàng cổ PhướcTích.

* Số lượng các khu, điểm du lịch được quy hoạch

Di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ Phước Tích được khoanh vùng bảo vệ như sau:

Khu vực I:

Tổng diện tích khu vực I là: 39.168,05m2

Tồn bộ các điểm di tích trong khu vực I thuộc Tờ bản đồ số 1, tỷ lệ 1/2000, HTX Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, riêng điểm di tích Lăng mộ Ngài khai canh Hồng Minh Hùng thuộc Tờ bản đồ số 6, thửa 20, địa phận làng Mỹ Xuyên, xã Phong Hòa.

Khu vực II:

Là khu vực tiếp giáp khu vực I, diện tích 390.897,95m2. Trong khu vực này chỉ được phép xây dựng những cơng trình phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích nhưng khơng ảnh hưởng tới kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và mơi trường sinh thái của di tích. Việc xây dựng các cơng trình ở khu vực II phải có sự đồng ý bằng văn bản của các cấp, các ngành chức năng.

Thực trạng hiện nay, hệ thống kiến trúc nhà rường cổ ở Phước Tích đang bị xuống cấp trầm trọng. Nguyên nhân là do các di tích kiến trúc gỗ đều có tuổi thọ trên 100 năm. Sự tác động của môi trường tự nhiên cũng như các loại côn trùng hại gỗ như mối, mọt... đã làm giảm độ bền kết cấu của các cơng trình. Song chủ nhân của các ngơi nhà rường khơng thể tự khắc phục được vì việc bảo dưỡng nhà rường khá tốn kém, trong lúc đó, nguồn thu nhập của người dân lại khó khăn. Nhiều người chủ của những ngôi nhà rường ở đây đã già yếu, khơng cịn sức lao động. Vì vậy việc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích ở làng cổ Phước Tích cần phải được sự giúp đỡ của nhà nước và các tổ chức quốc tế.

* Những khó khăn và đề xuất của chính quyền địa phương và người dân

trong việc phát triểndu lịch làng cổ Phước Tích

Cơ sở hạtầng kỹthuật ở làng cổ Phước Tích cần đượcđầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: Đường giao thông, điện thắp sáng, các dịch vụ công cộng y tế, bưu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN DU LỊCH tại LÀNG cổ PHƯỚC TÍCH HUYỆN PHONG điền TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 81 - 90)