Các giải pháp bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN DU LỊCH tại LÀNG cổ PHƯỚC TÍCH HUYỆN PHONG điền TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 97 - 99)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3. Các giải pháp bảo tồn

Phát triển du lịch ở Phước Tích phải gắn liền với việc bảo vệ, tôn tạo tài nguyên môi trường, bảo tồn được các giá trị về tự nhiên, văn hóa, xã hội và phải có mối quan hệ chặt chẽ với việc phát triển du lịch của các địa phương trong vùng.

Phước Tích là một tập hợp gồm nhiều di tích lịch sử văn hóa với sự có mặt đầy đủ của các loại hình di tích: di tích lịch sử (đình làng, chùa, nhà thờ họ, lăng mộ ngài khai canh...), di tích khảo cổ học (lị gốm, cồn Trèng), di tích danh thắng (bến nước, cảnh quan, đường làng ngõ xóm, cây thị hàng trăm tuổi...). Bên cạnh đó, Phước Tích cịn có một khơng gian cảnh quan (vùng đệm-khu vực điều chỉnh xây dựng). Các di tích được phân bố đều khắp trong làng, ở đó hàng ngày diễn ra mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hố của một dân cư, Vì thế, yếu tố "động" và "tĩnh" ở ngôi làng cổ này luôn đan xen, song hành cùng tồn tại và phát triển, có nghĩa là cùng một lúc phải bảo lưu cho được những giá trị văn hoá truyền thống, những yếu tố gốc của các cơng trình kiến trúc, di tích lịch sử, không gian, cảnh quan thiên nhiên vốn có...nhưng đồng thời phải đảm bảo sựphát triển một cách hài hịa có định hướng (bảo tồn thích nghi). Điều đó địi hỏi các phương án, giải pháp trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di sảnở làng cổ Phước Tích phải hết sức thận trọng. Phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng từnhiều góc độ để dựán có phần thuyết phục, đảm bảo hài hoà giữa bảo tồn và phát triển, phù hợp giữa lợi ích và trách nhiệm, nhằm tạo sự đồng thuận cao giữa các chủ sở hữu di tích với chính quyền địa phương. Để bảo tồn và phát huy giá trị có tính khả thi, theo tơi cần đưa ra những định hướng lâu dài có tính chiến lược với những bước đi cụ thể, thích hợp. Đểbảo tồn giá trị làng cổbền vững thì phải có các quyết sách:

*Nâng cao nhận thức cho người dân trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa làng, văn hóa dân tộc

Một nguyên tắc chung là muốn bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc nói chung, giữ gìn được các bản sắc văn hóa tốt đẹp của làng xã nói riêng, trước tiên các cấp các ngành phải tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân vềcác chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước vềviệc giữ gìn bản sắc văn hóa làng, văn hóa dân tộc. Tun truyền cho mọi người hiểu biết đầy đủvề nội dung của giá trị văn hóa đó; phải xác định được vị trí, ý nghĩa của chúng trong xã hội hiện đại của chúng ta, có hiểu được sâu sắc vai trị của bản sắc văn hóa đó đối với đời sống hiện nay và của mơi trường sống bao quanh chúng ta, thì mới có thể tạo ra được cơ sở thuận lợi cho việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa. Giữ gìn bản sắc văn hóa là phải có chọn lọc, cái cịn có giá trị phải được giữ gìn, cái gì trở thành vật cản cần loại bỏ.

* Tăng cường xây dựng mơi trường văn hóa

Mơi trường là khái niệm chỉ sựtổng hịa của các mối quan hệxã hội, có ảnh hưởng và tác động đến sựhình thành nhân cách của con người. Mơi trường là nơi chứa đựng những giá trị văn hóa và diễn ra các giá trị văn hóa, các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của con người. Xây dựng mơi trường văn hóa đa dạng, phong phú, lành mạnh, có đủ điều kiện thuận lợi cho việc vui chơi giải trí của mọi người. Chăm sóc mơi trường thiên nhiên bảo tồn và phát huy các giá trị của cha ông, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại.

Việc khôi phục nghề, làng nghề thủ công truyền thống cũng là góp phần giữ gìn giá trị văn hóa làng. Biện pháp tốt nhất hiện nay là các cơ quan chức năng cần phải tập hợp những sản phẩm, những công cụ thủ công để làm một bảo tàng lưu trữ nhằm tơn vinh văn hóa hữu thể của cha ông. Tổ chức gặp gỡ các nghệ nhân, các nhà nghiên cứu để khôi phục các nghề, làng nghề thủ công truyền thống. Các cơ quan ban ngành tạo điều kiện cho các người làm nghề thủ công truyền thống đi tham quan du lịch, học hỏi kinh nghiệm, mở rộng giao lưu để họ nhanh chóng tiếp thị với thị trường, làm bạn với khách hàng trong và ngoài nước.

Tổchức cho các họa sỹ, kỹ sư, thâm nhập vào làng nghề để họ giúp bà con cải tiến mẫu mã, kỹthuật để các sản phẩm thủ công làm ra đáp ứng với cuộc sống sinh hoạt và có giá trịtrên thị trường hiện nay trong nước và quốc tế.

Đó cũng là điều kiện đểhàng thủcông truyền thống phát triển, làm giàu cho quê hương và cũng là tôn vinh, bảo vệdi sản văn hóa vật thểvà phi vật thểcủa làng q Phước Tích nói riêng và của dân tộc nói chung.

* Đối với việc tôn tạo, trùng tu và sử dụng các di tích lịch sử văn hóa ở làng

Khi tơn tạo, trùng tu cần xem xét và phải phù hợp theo quy chế quản lý, bảo tồn, tôn tạo và sử dụng di tích ở làng cổ Phước Tích, khơng được tự ý trùng tu các cơng trình kiến trúc của làng mà chưa có sự cho phép của Uỷ ban nhân dân huyện, Ban quản lý làng cổ Phước Tích. Việc trùng tu phải tuân thủ theo đúng quy chế đã đặt ra.

* Phát triển du lịch để bảo tồn giá trị văn hóa làng

Tổchức định kỳhoạt động lễhội truyền thống hàng năm với tên gọi"Hương xưa làng cổ" như đã từng làm, vào thời gian cố định trong năm, tạo cho du khách nhữngấn tượng tốt đẹp vềlễhội này, đồng thời cũng là dịp đểnhững người tổchức nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm tổchức điều hành.

Tổchức các quầy hàng lưu niệm, biểu diễn phục vụnghề gốm truyền thống cho du khách, tổchức gian hàngẩm thực truyền thống. Xây dựng những dịch vụdu lịch như Homestay, để du khách có thể lưu trú qua đêm trong nhà dân, và để họtìm hiểu những giá trị văn hóa của làng thơng qua hướng dẫn viên du lịch của làng. Một mặt, nhằm mục đích quảng bá những hình ảnh của làng cho mọi người được biết đến, mặt khác, đó là một việc làm cần thiết đểthu hút sựquan tâm của các ban ngành, tổchức giúp đỡcho làng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN DU LỊCH tại LÀNG cổ PHƯỚC TÍCH HUYỆN PHONG điền TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)