Các cơng trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN DU LỊCH tại LÀNG cổ PHƯỚC TÍCH HUYỆN PHONG điền TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 48 - 50)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.3. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan

Cho đến nay đã có nhiều cơng trình khoa học, luận văn nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch làng cổ tại nhiều vùng và địa phương ở các mức độ và phạm vi rộng hẹp khác nhau được kể đến như sau:

Hoàng Thị Thu Lan, (2013) “Phát triển du lịch văn hóa tại các làng cổ Bắc Bộ”, Luận văn thạc sỹ Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn;

Lê Đức Kiên, (2012) “Phát triển du lịch bền vững ở làng cổ Đường Lâm’ Luận văn tốt nghiệp đại học Khoa học Thái Nguyên;

Lê Thị Huệ, (2013) “Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với loại hình du lịch cộng đồng tại làng cổ Phước Tích huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”, luận văn tốt nghiệp Khoa du lịch, Đại học Huế.

Các cơng trình nghiên cứu trên chủ yếu dựa vào những tiềm năng sẵn có, những tài nguyên của từng vùng, từng địa phương được các tác giả khai thác và giới thiệu tới khách du lịch. Những tiềm năng, tài nguyên này có thể là giá trị vật chất hay giá trị tinh thần khác nhau đều nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động du lịch. Các tác giả đã đi sâu vào khai thác những tài nguyên tự nhiên như tài ngun địa hình, khí hậu, sinh vật, cảnh quan để thấy được những giá trị nổi bật của từng vùng, địa phương, từ đó tìm ra những khác biệt độc đáo để có thể phục vụ cho hoạt động phát triển du lịch. Bên cạnh những tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn cũng được tìm tịi và nêu rađể thấy được những giá trị phi vật thể quý giá cần phải được khai thác và bảo tồn.

Ngoài ra, các đề tài trên cịn phân tích hiện trạng hoạt động du lịch tại vùng và địa phương như: hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, công tác quản lý của chính quyền, nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, tác động của môi trường đến hoạt động du

lịch đến vùng, địa phương được nghiên cứu…Từ những tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch, các tác giả xác định giải pháp phù hợp cho từng vùng và từng địa phương cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển du lịch nói chung cũng như du lịch làng cổ nói riêng. Những giải pháp này có thể là giải pháp trước mắt cần được ưu tiên hoặc cũng có thể là giải pháp lâu dài tiến hành trong nhiều năm về sau. Dù là giải pháp trước mắt hay lâu dài thì những giải pháp này đều có những ưu điểm góp phần trong việc đẩy mạnh hoạt động du lịch tại khu vực đó nhằm thu hút mạnh mẽ khách du lịch đến tham quan và khám phá.

Mặc dù đề tài phát triển du lịch làng cổ tại các địa phương, các vùng hay các ngành nghề truyền thống có khá nhiều nhưng hiện nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu về phát triển du lịch làng cổ tại Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Đây cũng là cơ hội cho tác giả nghiên cứu để đóng góp vào sự phát triển du lịch tại làng cổ Phước Tích, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN DU LỊCH tại LÀNG cổ PHƯỚC TÍCH HUYỆN PHONG điền TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 48 - 50)