Kinh nghiệm phát triển du lịch làng cổ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN DU LỊCH tại LÀNG cổ PHƯỚC TÍCH HUYỆN PHONG điền TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 42 - 47)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2. Một số kinh nghiệm về phát triển du lịch làng cổ và bài học đối với làng cổ

1.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch làng cổ ở Việt Nam

Năm 2005, Đường Lâm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cơng nhận là Di tích quốc gia, khi đó, địa danh Đường Lâm cịn khá xa lạ với khách du lịch. Năm 2008, làng cổ mới đón khoảng 30 nghìn lượt khách, người dân Đường Lâm vẫn chưa quen với khái niệm "làm du lịch". Nhưng vài năm trở lại đây, địa danh làng cổ Đường Lâm đã xuất hiện thường xuyên trên bản đồ du lịch, là một điểm đến thu hút khách du lịch. Tính đến thời điểm này, khách đến với Đường Lâm đạt 135 nghìn lượt, tăng đáng kể so với năm 2014 (cả năm 2014 là 130 nghìn lượt). Sự hấp dẫn của làng cổ Đường Lâm nằm ở hệ thống di tích dày đặc, có giá trị (các di tích nổi tiếng như đình Mơng Phụ, chùa Mía, đình Cam Lâm, nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh...) và đặc biệt là những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi. Hệ thống di tích, nhà cổ, đường làng, cổng cổ… vẫn giữ được chỉnh thể của một ngôi làng truyền thống Bắc Bộ, khiến Đường Lâm giống như một "bảo tàng sống". Ngoài ra, đến Đường Lâm, khách du lịch được thưởng thức những đặc sản của vùng, như gà mía, tương, chè lam, các loại bánh truyền thống... Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc chủ yếu dựa trên các tài nguyên sẵn có khiến du lịch Đường Lâm dần rơi vào tình trạng nghèo nàn về sản phẩm, không tận dụng được một số đặc trưng riêng. Khi đến Đường Lâm, khách không biết mua quà lưu niệm gì. Điều đó sẽ cản trở phát triển du lịch của Đường Lâm về lâu dài. Một số công ty du lịch đã nhanh nhạy kết hợp các hộ gia đình mở thêm một số dịch vụ mới, như: Cho thuê xe đạp khám phá làng cổ và vùng phụ cận, trải nghiệm nấu ăn, tham gia một số trò chơi dân gian như bịt mắt đập niêu, thả diều, bắt vịt..., tham gia sản xuất nông nghiệp... Bước đầu, du lịch Đường Lâm có sự đổi mới. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến hoạt động của Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bền vững với đề án biến rơm thành... sản phẩm du lịch trong tua du lịch "Mùa lúa chín". Là một làng q chủ yếu làm nghề nơng, rơm rạ là sản phẩmrất phổ biến, người dân làm các sản phẩm từ rơm để tạo nên một đặc trưng riêng. Mặc dù việc đưa khách du lịch tham gia sâu hơn vào các hoạt động sinh hoạt, sản xuất... của người dân như nội dung của đề án chưa được hiện thực hóa,

nhưng việc ra đời những sản phẩm từ rơm đã tạo nét tươi mới trong hoạt động của Đường Lâm.

Xây dựng các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu tiêu dùng của du khách là yêu cầu tất yếu đặt ra. Cùng với nâng cao chất lượng phục vụ, các doanh nghiệp và các cá nhân khi xây dựng sản phẩm du lịch cho Đường Lâm cần xác định rõ, những loại hình sản phẩm phục vụ tại chỗ, gồm tham quan, ăn uống, các hoạt động mang tính trải nghiệm sinh hoạt nơng thơn...; sản phẩm làm quà đem về như bánh kẹo, các đồ lưu niệm... Trong các sản phẩm du lịch trải nghiệm, với đặc thù là làng nông nghiệp, chính quyền đã dành một quỹ đất phù hợp để khách du lịch tham gia trồng, chăm sóc hoa màu, rau quả... Nếu tổ chức tốt, mơ hình này có lợi thế hơn các tour du lịch nơng nghiệp hiện nay, vì ngồi tìm hiểu nơng nghiệp, khách du lịch có cơ hội tìm hiểu các nét sinh hoạt, phong tục, tập quán. Hiện nay, chính quyền địa phương dành hẳn một khu vực có diện tích rộng từ ba đến bốn ha làm nơi trồng rau, hoa màu phục vụ cho việc trải nghiệm của khách du lịch, trải nghiệm làm nông nghiệp sẽ trở thành sản phẩm mới của Đường Lâm.

Tuy nhiên, từ năm 2005 khi làng cổ Đường Lâm chính thức trở thành ngôi làng đầu tiên được xếp hạng di tích quốc gia cho đến nay đã phát sinh nhiều mâu thuẫn trong q trình bảo tồn và phát triển..

Có thời điểm, làng cổ Đường Lâm trở thành tâm điểm của dư luận khi hàng loạt các hộ dân đứng đơn địi trả danh hiệu di sản vì khơngđược mở rộng diện tích nhàở trong khi nhân khẩu ngày càng tăng. Tiếp sau đó là hàng loạt các vụ xây dựng trái phép, vi phạm vùng bảo tồn di tích.

Cũng kể từ đó đến nay, UBND xãĐường Lâm chưa triển khai thực hiện việc giãn các hộ dân trong khu vực làng cổ, nhu cầu tách hộ ngày càng bức thiết. Thêm nữa, việc huy động các nguồn lực, hỗ trợ đầu tư từ ngân sách cho công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích cịn rất nhiều hạn chế, kinh phí eo hẹp… Trong khi đó, số tiền thu phí tham quan làng cổ chỉ bảo đảm một phần chi hoạt động thường xuyên cho bộ máy quản lý và thu phí tại làng cổ, khơng có nguồn để đầu tư kinh phí tu bổ, tơn tạo di tích, hỗ trợ xây dựng các cơng trình phúc lợi tại địa phương…

1.2.2.2. Kinh nghimphcHi An

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ 19, do giao thông đường thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được q trình đơ thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.

Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hìnhđặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những cơng trình kiến trúc tơn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho q trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các cơng trình kiến trúc, Hội An cịn lưu giữmột nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống vềkiến trúc và lối sống đô thị.

Hội An còn lưu giữ các di sản văn hóa vật thể (hệ thống nhà cổ, hội quán, đình, đền, chùa, nhà thờ tộc...) và phi vật thể (nghề làm đèn lồng, nghề mộc Kim

Bồng, hát bả chạo, hát bài chịi...) có giá trị và là thành phố tiêu biểu tổ chức nhiều hoạt động bảo vệ môi trường du lịch như: “Ngày đi bộ vì mơi trường”, “Ngày khơng khói xe”, “Ngày khơng túi nylon”. Mỗi năm, Hội An thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước.

Nắm bắt lợi thế nhằm phát triển du lịch, những năm qua, Hội An có các định hướng và giải pháp phù hợp, trong đó tập trung đầu tư phát triển khơng gian du lịch phố cổ, làng nghề…, đa dạng hóa các loại hình du lịch văn hóa, khám phá, sinh thái - nghỉ dưỡng, homestay... Tiếp tục phát huy thành quả đã có cũng như hướng đến phát triển du lịch bền vững, thời gian tới, Hội An sẽ mở rộng không gian du lịch ra những vùng xung quanh nhằm đa dạng hóa hình thức du lịch, góp phần tạo sinh kế, việc làm cho người dân tại các vùng ven có lợi thế phát triển du lịch. Theo định hướng, Hội An sẽ phân vùng, xây dựng các cụm du lịch, gồm: cụm du lịch di sản thế giới phố cổ Hội An; cụm du lịch biển Cửa Đại - Cẩm An; cụm du lịch biển Cù Lao Chàm; hệ thống chuỗi du lịch sinh thái sông nước Thu Bồn, Cổ Cò,Đế Võng và rừng dừa Bảy Mẫu; hệ thống chuỗi du lịch cộng đồng gắn với các làng nghề, các làng quê. Tương ứng với mỗi cụm du lịch trên là những sản phẩm tham quan, trải nghiệm độc đáo. Ngoài ra, Hội An sẽ từng bước đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó, thành phố cũng tiếp tục đầu tư phát triển những sản phẩm du lịch mới, có tính cạnh tranh, trong đó chú trọng các sản phẩm mang tính cộng đồng, trải nghiệm văn hóa sinh thái ở những điểm đến có lợi thế du lịch như các làng nghề, rừng dừa nước (xã Cẩm Thanh), Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp), làng rau An Mỹ (phường Cẩm Châu)... Đặc biệt, thành phố sẽ chú trọng phát triển đồng bộ các loại hình du lịch văn hóa, du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, làng quê sông nước nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa môi trường sinh thái, tự nhiên, nhân văn, xã hội. Thành phố còn xúc tiến kêu gọi đầu tư phát triển những dịch vụ du lịch trên sông như dịch vụ ăn uống, lưu trú trên thuyền, nhà hàng nổi; phát triển các điểm vui chơi giải trí về đêm; phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm... Ngồi ra, thành phố cịn đầu tư phát triển mạng lưới các cơ sở lưu trú theo 3 loại hình: khách sạn, biệt thự nhà vườn và homestay với tổng số 2.000

phòng vào năm 2020. Cụ thể, thành phố sẽ cho phép xây dựng mơ hình khách sạn đạt tiêu chuẩn 2- 3 sao, với trung bình 50 phịng/khách sạn trên một số tuyến du lịch...

Những định hướng mở mang tính chuyên đề, có trọng điểm sẽ góp phần Nắm bắt lợi thế nhằm phát triển du lịch, những năm qua, Hội An có các định hướng và giải pháp phù hợp, trong đó tập trung đầu tư phát triển không gian du lịch phố cổ, làng nghề…, đa dạng hóa các loại hình du lịch văn hóa, khám phá, sinh thái - nghỉ dưỡng, homestay... Tiếp tục phát huy thành quả đã có cũng như hướng đến phát triển du lịch bền vững, thời gian tới, Hội An sẽ mở rộng không gian du lịch ra những vùng xung quanh nhằm đa dạng hóa hình thức du lịch, góp phần tạo sinh kế, việc làm cho người dân tại các vùng ven có lợi thế phát triển du lịch. Theo định hướng, Hội An sẽ phân vùng, xây dựng các cụm du lịch, gồm: cụm du lịch di sản thế giới phố cổ Hội An; cụm du lịch biển Cửa Đại - Cẩm An; cụm du lịch biển Cù Lao Chàm; hệ thống chuỗi du lịch sinh thái sông nước Thu Bồn, Cổ Cò,Đế Võng và rừng dừa Bảy Mẫu; hệ thống chuỗi du lịch cộng đồng gắn với các làng nghề, các làng quê. Tương ứng với mỗi cụm du lịch trên là những sản phẩm tham quan, trải nghiệm độc đáo. Ngoài ra, Hội An sẽ từng bước đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó, thành phố cũng tiếp tục đầu tư phát triển những sản phẩm du lịch mới, có tính cạnh tranh, trong đó chú trọng các sản phẩm mang tính cộng đồng, trải nghiệm văn hóa sinh thái ở những điểm đến có lợi thế du lịch như các làng nghề, rừng dừa nước (xã Cẩm Thanh), Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp), làng rau An Mỹ (phường Cẩm Châu)... Đặc biệt, thành phố sẽ chú trọng phát triển đồng bộ các loại hình du lịch văn hóa, du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, làng quê sông nước nhằm đảm bảo sự phát triển hài hịa giữa mơi trường sinh thái, tự nhiên, nhân văn, xã hội. Thành phố còn xúc tiến kêu gọi đầu tư phát triển những dịch vụ du lịch trên sông như dịch vụ ăn uống, lưu trú trên thuyền, nhà hàng nổi; phát triển các điểm vui chơi giải trí về đêm; phát triển sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ, hàng lưu niệm... Ngồi ra, thành phố còn đầu tư phát triển mạng lưới các cơ sở lưu trú theo 3 loại hình: khách sạn, biệt thự nhà vườn và homestay với tổng số 2.000 phòng vào năm 2020. Cụ thể, thành phố sẽ cho phép xây dựng mô hình khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 - 3 sao, với trung bình 50 phịng/khách sạn trên một số tuyến du lịch...

giúp Hội An hoàn thành mục tiêu thu hút khoảng 3,09 triệu lượt khách tham quan, du lịch (trong đó có 1,58 triệu lượt khách quốc tế); phục vụ 1,47 triệu lượt khách lưu trú (trong đó có 1,18 triệu lượt khách quốc tế) vào năm2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN DU LỊCH tại LÀNG cổ PHƯỚC TÍCH HUYỆN PHONG điền TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 42 - 47)