Tình hình phát triển về mặt chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN DU LỊCH tại LÀNG cổ PHƯỚC TÍCH HUYỆN PHONG điền TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 65 - 81)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2. Thực trạng phát triển du lịch tại làng cổ Phước Tích

2.2.2. Tình hình phát triển về mặt chất lượng

Đối với Ban quản lý làng cổ Phước Tích thì hiện nay chỉ có 4 lao động nằm trong ban quản lý Phước Tích là đạt trình độ đại học và 4 người được kiêm nghiệm

những nhiệm vụ khác nhau như bảo tồn, bảo tàng và hướng dẫn viên. Với số lượng ban quản lý như thế là q ít và khơng thể hiện được quy mô cho một nền du lịch chuyên nghiệp. Điều này thể hiện rất khó để phát triển có trọng tâm và triển khai một số những biện pháp, kế hoạch phát triển du lịch ở làng cổ.

Ở làng cổ Phước Tích dân số hiện nay tồn làng cổ Phước Tích là 327 người với 115 hộ, trong đó gần 70 % số người từ 65 tuổi trở lên. Đây là khó khăn rất lớn trong việc bảo tồn, phát huy di sản và phát triển du lịch. Với thực trạng già hoá dân số và thiếu nguồn nhân lực đã tác động không nhỏ đến việc phát triển du lịch, đặc biệt là việc phục hồi lại các nghề truyền thống của quê hương, giữ gìn những nét văn hố đặc sắc của làng cổ trên con đường hội nhập và phát triển.

Đối với cư dân đang tham gia hoạt động du lịch: Trong 40 người tham gia hoạt động thì có 27 người là nữ (chiếm 67,5%) và 13 người là nam (chiếm 32,5%). Số lao động là nữ thì chủ yếu hoạt động lĩnh vực ẩm thực, lưu trú … cịn lao động nam thì chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực quảng diễn gốm, xe đạp, thuyền …

Về độ tuổi trong 40 người tham gia vào hoạt động du lịch thì có 7 người trong độ tuổi từ 25 đến 30 tuổi (chiếm 17,5%), 12 người trong độ tuổi từ 25 đến dưới 34 tuổi(chiếm 30%) 16 người trong độ tuổi từ 45 đến 54 tuổi (chiếm 40%) và 5 người trên 54 tuổi. Qua số liệu điều tra được cho thấy rằng người dân tham gia vào hoạt động du lịch ở làng cổ chủ yếu trong độ tuổi từ 45 đến 54 tuổi, khơng có lao động dưới 25 tuổi tham gia. Dân số ở làng cổ đang ngày một già đi, hoạt động du lịch chưa thu hút được lực lượng lao độngtrẻ tuổi tham gia.

Qua khảo sát bằng bảng hỏi đối với 40 người người dân bản địa thì có 45% người dân có trìnhđộ dưới trung học phổ thơng, 22,5% cư dân làm du lịch có trìnhđộ trung học phổ thơng, 15% có trìnhđộ nghề sơ cấp và trung cấp, 5 % cư dân làm du lịch có trình độ trung cấp cao đẳng chuyên nghiệp, khơng có cư dân nào có trình độ đại học trở lên và 12,5 % có trình độ khác. Làng cổ Phước Tích cũng nổi tiếng có truyền thống hiếu học từ xưa đến nay, tương truyền có nhiều con em trong làng đỗ đạt làm quan từ thời vua tuy nhiên số lao động có trìnhđộ vê mặt chun mơn nghiệp vụ thường đi làm ăn nơi khác mà chưa có ý định làm kinh tế du lịch ở địa phương.

Còn về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch do chính quyền địa phương tổ chức thì có 13 người được tham gia lớp đào tạo nghiệp vụ về du lịch, còn lại số đông là 27 người chưa qua đào tạo. Hình thức đào tạo do ban quản lý làng cổ Phước Tích phối hợp với trường cao đẳng nghề du lịch Huế để đào tạo về mặt nghiệp vụ lưu trú cho cư dân.

33%

67%

Có được đào tạo về du lịch

Chưa được đào tạo về du lịch

Hình 2.2. Chất lượngnguồn nhân lực tham gia hoạt động dịch vụ du lịch của làng cổ Phước Tích

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)

Đây cũng là một sự bất cập trong công tác phát triển du lịch tại làng cổ.Hầu hết người dân đều rất hiếu khách và đón tiếp khách du lịch đến tham quan rất nhiệt tình, vui vẻ, tuy nhiên kỹ năng giao tiếp và phong cách phục vụ còn nhiều hạn chế, thiếu chuyên nghiệp nên cần được sớm khắc phục.

2.2.2.2. Vsn phm du lch

Sau khi được cơng nhận di tích cấp quốc gia thì làng cổ Phước Tích được chính quyền địa phương khai thác tiềm năng du lịch, những loại hình sản phẩm du lịch được đưa vào phục vụdu khách mà ngày càng phát triển thêm những sản phẩm mới phù hợp với thịhiếu du khách và tài nguyên du lịch ởngôi làng.

Bảng2.4: Sựphát triểncác sảnphẩmdu lịch ởlàng cổ PhướcTích

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Dịch vụ Tham quan nhà rường x x x x x x x

Dịch vụ du thuyền trên sơng

Ơlâu x x x x Dịch vụ xe đạp x x Dịch vụ ẩm thực x x x Dịch vụHomestay x x x x Dịch vụQuảng diễn gốm x x x x x Dịch vụ Quảng diễn bánh truyền thống x x Dịch vụ hướng dẫn viên x x

Dịch vụ giao lưu văn nghệ x

Tổng cộng 1 1 2 4 5 8 9

(Nguồn: Ban quản lý làng cổ Phước Tích)

Sự hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch như sau:

+ Dịch vụ Tham quan nhà rường

Đây là dịch vụ phổ biến nhất tại làng cổ Phước Tích, Trong tổng số 117 nóc nhà của làng, hiện cịn tới 27 ngôi nhà cổ, đa số là nhà rường 3 gian hai chái và 10 nhà thờ họ cổ. Trong đó có 12 nhà rường của các gia đình được xếpvào loại có giá trị đặc biệt. Khơng gian kiến trúc cổ nhà rường, đền, chùa, miếu cổ, nghề truyền thống gốm gia dụng xứng đáng là một làng văn hóa cổ.

Sản phẩm du lịch này được đưa vào khai thác du lịch từ năm 2010 khi chính quyền địa phương tổ chức khai thác dịch vụ du lịch ở làng cổ. Đâycũng là biểu trưng là linh hồn của làng cổ Phước Tích.

+ Dịch vụ du thuyền trên sơng Ơlâu

Dịch vụ du thuyền đi tham quan trên sơng Ơ Lâu, ngắm cảnh ngôi làng tuyệt đẹp từ dịng sơng,đồng thời vừa được trải nghiệm cuộc sốngcủa nguười dân đôi bờ sơng Ơ Lâu. Điểm xuất phát là từ các bến của làng, thường bắt đầu từ bến Cây Cừa

đi tới miếu Đôi mới rồi ngược lại dịng sơng xi về tới làng nghề truyền thống mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên cho du khách tham quan nghề mộc. Ngoài ra có những khách yêu cầu đi về phá Tam Giang thì dịch vụ thuyền cũng đáp ứng nhu cầu của khách. Dịch vụ thuyền hiện nay phục vụ tối đa 8 người/1 thuyền/ 1 lượt.

Cùng với sự yêu thích của du khách khi tản mạn trên dịng sơng Hương ở thành phố Huế thì dịch vụ du thuyền trên sơng Ơ lâu uốn quanh ngôi làng cổ đêm tới sự thích thú, mới lạ cho du khách, dịch vụ được khai thác và đưa vào sử dụng năm 2013 cho đến nay đã phục vụ hàng trăm lượt khách.

+ Dịch vụ Xe đạp

Xe đạp dạo quanh làng cổ đem đến sự thú vị hiếm có cho du khách, du khách cảm nhận được hịa mình vào thiên nhiên tránh xa mơi trường sơi động ồnào của phố thị.

Hiện nay thì lượng xe đạp phục vụ du khách cũng cịn hạn chế, đơi lúc khơng đáp ứng hết nhu cầu của du khách. Mặc dù mới được đưa vào khai thác cách đây hainăm nhưng được du khách khá hài lòng.

+ Dịch vụ Ẩm thực

Hiện nay có 4 nhà rường truyền thống có thể phục vụ dịch vụ ẩm thực với sức chứa tối đa 40 người cịn các nhà rường cịn lại thì có sức chứa từ 10 đến 30 người, phục vụ các món ăn truyền thống đia phương, nguyên liệu được lấy từ chính trong vườn và do chính người dân tự phục vụ. Hiện nay tổ âm thực tại làng cổ Phước Tích có 16 người, chia làm 4 tổ ln phiên nhau phục vụ khi có khách tham quan.

+ Dịch vụ Homestay

Dịch vụ lưu trú ở nhà dân (homestay) đem lại sự thích thú cho du khách đặc biệt là du khách quốc tế muốn trải nghiệm cuộc sống dân dãđậm nét truyền thống ở làng quê Việt Nam.

+ Dịch vụ Quảng diễn gốm

Đến nay số lượng thành viên tổ xên chuốt phục vụ khách du lịch đã tăng từ 01 tổ thành 03 tổ với 6 người và 01 người tham gia sản xuất thường xuyên tại xưởng gốm.

Hiện tại thì xưởng gốm cũng được đầu tư và quan tâm đặc biệt để phát triển vực lại nghề gốm, tuy nhiên nhiều lần đầu tư thêm nhưng vấn không thể phát triển như ngày xưa và lấy lại vị thế của mình.

+ Dịch vụ Quảng diễn bánh truyền thống

Làm các loại bánh bèo nậm lọc là đặc trưng văn hóa ẩm thực của người Huế nói chung và cư dân người Phước Tích nói riêng. Cần phải phát triển nghề làm bánh truyền thống trở thành điểm nhấn là đặc sản riêng làm phong phú thêm sản phẩm du lịch ở nơi đây.

+ Dịch vụ hướng dẫn viên

Nguồn nhân lực phục vụ cho dịch vụ hướng dẫn viên du lịch còn thiếu. Kỹ năng giao tiếp của người dân đối với du khách còn hạn chế, nhất là đối với du khách nước ngồi. Chưa hình thành được mối quan hệ, hợp tác với các tổ chức doanh nghiệp hoạt động kinh doanh về du lịch để xây dựng các tour tuyến đưa khách về Phước Tích.

+ Dịch vụ giao lưu văn nghệ

Với những sản phẩm dịch vụ đã có nhưng cũng chưa thể hiện hết tiềm năng của nó mà vấn làm ăn theo kiểu nhỏ lẻ, chờ khách, khơng thể hiện được tính chuyên nghiệp. Và rất thiếu những sản phẩm mà níu giữ chân khách ở lại như các hoạt động homestay và giao lưu văn hóa văn nghệ cùng người dân...

Với 9 loại hình du lịch ở trên cho thấy chính quyền và nhân dân đã nỗ lực đầu tư khai thác thế mạnh của làng cổ dựa trên những giá trị đặc trưng về tài nguyên du lịch để đưa vào các loại hình du lịch phong phú và mới lạ cho du khách trải nghiệm. Tuy nhiên mức độ đầu tư các loại hình vẫn chưa chuyên nghiệp một phần lượng khách đến hàng năm còn khiêm tốn nên các loại hình cũng hoạt động cầm chừng, chờ khách đặt mới phục vụ.

Một thực trạng là ở làng cổ chưa có các cửa hàng lưu niệm để phục vụ du khách mặc dù đặc sản địa phương Phong Điền rất phong phú đáng kể đến là đặc sản tương măng, nón lá, rượu gạo, đan lát, mộc mỹ nghệ... nhưng chưa được quảng bá và phục vụ du khách. Đây là bỏ ngõ rất lớn trong việc tạo thêm công ăn việc làm, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tiểu thủ cơng nghiệp của địa phương.

2.2.2.3. Tình hình cơ sởvt cht, kthut phc vhoạt động du lch

- Hệ thống các điểm di tích ở làng cổ Phước Tích phục vụ cho du lịch

Hiếm có ngơi làng nào sở hữu nhiều điểm di tích là những ngơi nhà rường cổ với tuổi thọ trên 100 năm tuổi và hệ thống đình làng miếu cùng với 12 bến nước như ở làng cổ Phước Tích. Hiện ở làng cổ Phước Tích có 42 điểm di tích nghệ thuật với tổng diện tích 38.217,17 m2 được đưa vào phục vụ du lịch, đây là kho tài nguyên du lịch phong phú, riêng biệt của làng cổ Phước Tích.

Bảng2.5. Hệthốngcácđiểmdi tíchlàng cổ PhướcTích

Stt Điểm di tích Diện tích (m2)

1 Đình làng 920

2 Chùa Phước Bửu 2860

3 Miếu Quảng Tế 88

4 Miếu Đôi cũ, Văn Thánh, miếu Liễu Hạnh 1276

5 Miếu Đôi mới 1620

6 Miếu Cây Thị 410

7 Nhà thờ họ Trương Công 200

8 Nhà thờ họLê Ngọc 820

9 Nhà thờ họ Lương Vĩnh 570

10 Lăng mộNgài khai canh Hồng Minh Hùng 418

11 Lị Gốm cũ 1860 12 Cồn Trèng 730 13 Bến Hội 50,4 14 Bến Lò 50 15 Bến Cây Cừa 174 16 Bến Cây Bàng 98,77 17 Bến Đình 105 18 Bến Cạn 198

19 Bến Cây Thị1 240 20 Bến Cây Thị2 174,2 21 Bến Cây Thị3 220 22 Bến Miếu Vua 270 23 Bến Cầu 102 24 Bến Chùa 72

25 Nhà rường ông Lê Trọng Phú 1430

26 Nhà rường bà Trương ThịThú 1220

27 Nhà rường ông Hồ Văn Tế 1250

28 Nhà rường ông Lê Trọng Đào 860

29 Nhàrường bà HồThịThanh Nga 860

30 Nhà rường ông Hồ Văn Tư 1460

31 Nhà rường bà Hồng ThịThí 640

32 Nhà rường ông Lương Thanh Phong 1515

33 Nhà rường bà Lê Thị Phương 2175

34 Nhà rường ông Lương Thanh Hà 960

35 Nhà rường bà Lê Ngọc ThịThí 1690

36 Nhà rường bà Lê Trọng ThịVui 860

37 Nhà rường ông HồThanh Yên 1410

38 Nhà rường bà Đoàn ThịNguyệt 1760

40 Nhà rường bà Lương Thanh ThịTrảng 1245

41 Nhà rường ôngTrương Duy Thanh 1820

42 Nhà rường bà Lương Thanh ThịHén 420

43 Nhà rường ông Lê Trọng Khương 1970

44 Nhà rường bà Lê ThịHoa 1320

(Nguồn: Ban quản lý làng cổ Phước Tích)

Hiện tại tất cả các điểm di tích tại làng cổ đều được đưa vào khai thác du lịch rất triệt để. Ở các điểm di tích vào di tích đều có bảng chỉ dẫn và lịch sử hình thành bằng cả hai thứ tiếng (tiếng Việt và tiếng Anh) giúp cho du khách thuận tiện hơn trong việc khám phá làng cổ Phước Tích.

Nhà rường ở Phước Tích phổ biến là loại hình ba gian hai chái. Ngồi ra là kiểu kiến trúc một gian hai chái, còn gọi là nhà vng, nhà bánh ú hayphương đình cũng là không gian cư trú quen thuộc, đồng thời, cũng được biết đến với chức năng là những ngôi nhà thờhọ.

Thực trạng các ngơi nhà rường cổ ở Phước Tích đã qua thời gian dài nên đã có những dấu hiệu xuống cấp, việc tu bổ sửa chữa các nhà rường vẫn cịn gặp khó khăn chỉ khi người dân được hưởng lợi trực tiếp từ du lịch, họ sẽ tái đầu tư chăm sóc, tu bổ ngơi nhà rường của mìnhđể có thể tham gia hoạt động du lịch một cách lâu dài, bền vững.

Có thểthấy, nhà rường là di sản quan trọng đối với người dân Phước Tích, vì vậy họln quan tâm, bảo quản, tôn tạo mỗi khi chúng xuống cấp. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, không phải gia chủ nào cũng có đủ khả năng đểthực hiện được cơng việc này. Bên cạnh những chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, vai trò của người dân - chủ nhân của những ngôi nhà rường cần phải được đề cao hơn nữa tính tựchủ, sáng tạo trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di sản nhà rường mà vẫn tuân thủnhững quy định mang tính pháp lý với những di sản cấp quốc gia.

-Các cơ sở lưu trú homestay

Bảng2.6. sở lưutrú và tốc độ tăng trưởnggiaiđoạn2013 -2016

Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2016

Cơ sở lưu trú Cơ sở 2 4 5 7

Số lượng buồng, phòng Số buồng, phòng 2 9 12 18

Tốc độ tăng trưởng % 100 200 125 140

(Nguồn: Ban quản lý làng cổ Phước Tích)

Để phục vụ loại hình lưu trú Homestay chính quyền địa phương làm việc với chủ các nhà rường cổ để đầu tư nâng cấp các nhà rường theo các tiêu chí lưu trú vừa đảm bảo nhu cầu cho khách vừatrải nghiệm cuộc sống bình dị với người dân làng cổ.

Nhìn chung, dịch vụ lưu trú ở nhà dân Homestay đã phát triển phù hợp nhu cầu của du khách. Số cơ sở lưu trú không ngừng tăng lên qua các năm. Mặc dù gặp nhiều khó khăn về kỹ năng giao tiếp của người dân đối với du khách nhất là đối với du khách nước ngoài và cơ sở vật chất lưu trú còn chưa đầy đủ nhưng đây là sự trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa nên du khách khá thích thú và cảm nhận hài lòng với dịch vụ lưu trú homestay.

- Hệ thống đường giaothông

Năm 2007, được sự tư vấn của Hội kiến trúc sư Việt Nam Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã đầu tư lát gạch con đường làng dài 2,5 km với tổng kinh phí 1,505 tỷ đồng. Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền đã đầu tư xây dựng Nhà sinh hoạt cộng đồng của thơn với tổng kinh phí 203 triệu đồng và được hoàn thành đưa vào sửdụng năm 2008.

Việc đầu tư lát gạch đã làm cho làng cổthêm sạch sẽ, tươm tất phần nào tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN DU LỊCH tại LÀNG cổ PHƯỚC TÍCH HUYỆN PHONG điền TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 65 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)