Tổng quan những nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 38)

Đã có nhiều cơng trình luận văn, luận án và cơng trình nghiên cứu về cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai với nhiều giác độ khác nhau của ,nhiều tác giả. Có thể lấy ví dụ về một số cơng trình điển hình:

1. Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần Thế Ngọc (1997) "Chiến lược QLĐĐ thành

phố Hồ Chí Minh đến năm 2010" tập trung nghiên cứu chủ yếu về công tác lập và

quản lý quy hoạch sử dụng đất đai của Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn nghiên cứu, hướng phát triển quản lý, sử dụng đất cho những năm tiếp theo

2. Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Quang Tuyến (2003) "Đị vị pháp lý

người sử dụng đất tr ng các gi dịch dân s , thương mại về đất đ i" nghiên cứu về

các quy định của pháp luật, địa vị của người sử dụng đất, ảnh hưởng đến các giao dịch về đất đai cũng như việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển thị trường bất động sản, hoàn thiện pháp luật đất đai

3. Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thế Vinh (2014) “H àn thiện quản lý

nhà nước về đất đ i củ chính quyền quận Tây Hồ” đề cập đến công tác quản lý Nhà

nước về đất đai trên địa bàn cấp quận trong điều kiện đơ thị hóa mạnh mẽ

4. Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Biên (2013) Trường Đại học Thủy lợi với đề tài “Giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đ i trên đị bàn huyện

Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh”. Luận văn đã đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà

nước về đất đai trên địa bàn một huyện đa dạng về địa hình đất đai vùng núi, trung du, miền núi của tỉnh Quảng Ninh và đưa ra những giải pháp quản lý phù hợp với đặc thù của địa phương.

Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu quản lý Nhà nước về đất đai của các nhà khoa học Việt Nam đã góp phần hồn thiện hệ thống lý luận, cũng như thực tiễn quản lý đất đai ở Việt Nam. Các nghiên cứu, bài viết đã chỉ ra nhiều nguyên nhân tồn tại trong quản lý Nhà nước về về đất đai, trong đó có sự yếu kém về tổ chức thực hiện. Trước những đòi hỏi phát triển kinh tế - xã hội, đất đai ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống. Do vậy, liên tục đổi mới và hồn thiện cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai, nhất là của các cấp chính quyền địa phương là xu thế tất yếu trong quản lý.

Kết luận chương 1

Đất đai đóng vai trị quan trọng trong đời sống và sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, phát triển bền vững. Đất vừa là nguyên liệu vừa là nhiên liệu cho q trình sản xuất nơng nghiệp.

Khắc phục những bất cập, hạn chế và điều chỉnh các quan hệ phù hợp với tình hình hiện nay, Đảng, Nhà nước đã ban hành Luật Đất đai năm 2013, các Nghị định để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều tăng 7 chương và 66 điều so với Luật Đất đai năm 2003. Đây là dự án Luật công phu, nghiêm túc trên cơ sở kết quả tổng kết đánh giá thực tiễn quá trình thi hành Luật Đất đai năm 2003, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế phù hợp. Đồng thời đã thể chế hóa đầy đủ quan điểm, định hướng đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Thể hiện được ý chí, nguyện vọng của đa số tầng lớp nhân dân. Luật có nhiều nội dung đổi mới quan trọng quy định cụ thể quyền và trách nhiệm của Nhà nước, những đảm bảo của Nhà nước đối với người sử dụng đất. Các quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất. Thúc đẩy và tạo điều kiện đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp. Tăng cường việc vận hành các quan hệ đất đai theo cơ chế thị trường, quan tâm đến việc đảm bảo quyền sử dụng đất, công khai, minh bạch, dân chủ trong quản lý, sử dụng đất, góp phần phịng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và giảm khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN L ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

2.1 Đặc điểm t nhiên, inh tế - xã hội của huyện Mai Sơn

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên đất đai

2.1.1.1 Vị trí đị lý

Huyện Mai Sơn nằm ở phía đơng nam của tỉnh Sơn La, là vị trí thuận lợi giao thương với các tỉnh Bắc Lào, các huyện thành phố trên địa bàn tỉnh, có nhiều tuyến giao thơng lớn như Quốc lộ 6, 4G, 37 tỉnh lộ 103,109, 110, 113, 117, đường thủy nối liền các huyện Bắc Yên, Yên Châu, Phù Yên, Mộc Châu, Mường La và các tỉnh lân cận. Tọa độ địa lý từ 20052’30’’ đến 21020’50’’ vĩ độ bắc từ 103041’30’’ đến 104016’ kinh độ đơng.Có vị trí giáp ranh như sau: Phía Đơng giáp huyện Bắc Yên, Yên Châu Phía Tây giáp Thuận Châu, sơng Mã Phía Nam giáp Sơng Mã, Tỉnh Hủa Phăn (CHDCND) Lào Phía Bắc giáp Thành Phố Sơn La, Mường La.

Vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khu công nghiệp trên địa bàn cũng như q trình phát triển đơ thị hóa, đồng thời tạo được sự giao lưu trong hoạt động kinh tế. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự liên kết giữa huyện Mai Sơn với các huyện và các tỉnh và thành phố lân cận, mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh.

2.1.1.2 Đị hình

Địa hình của huyện Mai Sơn địa hình bị chia cắt mạnh, phức tạp núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng lịng chảo và cao ngun. Độ cao trung bình 800- 850 m so với mực nước biển, với 2 hệ thống núi chính là dãy núi chạy theo hướng tây bắc xuống tây nam và dãy chạy theo hướng tây bắc xuống đơng nam.

Nhìn chung địa hình phức tạp gây nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên có lợi thế là địa bàn thuộc khu vực cao ngun Nà Sản có nhiều ưu thế để hình thành vùng sản xuất nguyên liệu với quy mô tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa với các loại cây cơng nghiệp, cây ăn quả, cây rau màu, và phát triển chăn ni,...

Khí hậu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa đông lạnh trùng với mùa khô kéo dài từ tháng 11năm trước đến tháng 3 năm sau. Mùa hè nóng trùng với mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, gió chủ yếu là gió đơng nam xuất hiện vào mùa mưa thổi từ biển vào mang theo hơi nước và gây ra mưa lớn. Mùa đơng lạnh, khơ hanh, ít mưa, gió chủ yếu là đơng bắc xuất hiện từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 22,3oC, cao nhất 39,2oC độ ẩm 80,1% lượng mưa trung bình trong năm là 107,4 mm.

2.1.1.4 Thủy văn

Huyện Mai Sơn có sơng Đà chảy qua huyện với chiều dài 24km và các hệ thống khe, suối đổ về sông Đà như Nậm Pàn, Nậm Khiêng...

2.1.1.5 Tài nguyên đất đ i

Huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La là vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh, diện tích tự nhiên 1426,70 km2, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất Nông nghiệp cây lúa nước và cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

Là huyện có 3 km đường biên giáp Lào có nhiều tuyến quốc lộ , tỉnh lộ. Chạy đến trung tâm các xã thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Dân số và nguồn l động

Theo số liệu thống kê năm 2015, tổng dân số huyện Mai Sơn là 160.581 người với 36.688 hộ. Mật độ dân số bình quân 112,5 người/km2, rất dồi dào nhân lực lao động. Lao động trong độ tuổi của huyện có 67.155 người. Tuy vậy tỷ lệ lao động được đào tạo nghề thấp, tỷ trọng năng suất lao động thấp vẫn chiếm số lượng lớn chủ yếu sản xuất ngành nông - lâm - ngư nghiệp giản đơn.

2.1.2.2 Th c trạng hệ thống cơ sở hạ tầng

- Về hệ thống giao thông: Trên địa bàn huyện có đường Quốc lộ 6, 6C, 4G, dài 82 km đã hoàn thiện đường tỉnh lộ dài 143,5 km đang thi công cải tạo nâng cấp 45,3 km

huyện lộ chiều dài 376,2 km, trong đó 58,5 km đã được cứng hóa, cịn lại 317,7 km là đường đất và cấp phối đi lại khó khăn vào mùa mưa. Đây là những tuyến đường huyết mạch đi qua các các huyện ,Thành phố. Hệ thống giao thơng cơ bản hồn thành đầu tư các tuyến đường trọng điểm. Chương trình Nơng thơn mới đã đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là hạ tầng giao thông 20/22 xã, thị trấn có đường giao thông đến trung tâm xã đi được 4 mùa, điện sinh hoạt, trường học, trạm y tế, chợ, nước sạch nơng thơn, 100% số xã có điện lưới đường thơn, xóm ,bản đang dần được bê tơng hóa.

2.1.2.3 Th c trạng phát triển inh tế

Huyện Mai Sơn có khá nhiều thuận lợi cho phát triển tổng hợp, các ngành kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp và khai thác khống sản (than nâu, khí đốt). Đã thu hút nhiều nhà máy, cơng ty lớn đầu tư xây dựng tại huyện như: Nhà máy Thủy điện Nậm Pàn 5, nhà máy điện Năng lượng mặt trời công xuất 1.200 MW Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Sơn La, HBL Công ty cổ phần xi măng Mai Sơn Cơng ty cổ phần Mía đường Sơn La cà phê Phúc Sinh..vv. Mai Sơn có nguồn tài nguyên về đất đai. Có nhiều nhà máy, hợp tác xã sản xuất và sơ chế nông sản. Là huyện chủ yếu sản xuất Nông nghiệp, trung tâm thị trấn của huyện phát triển mạnh, nhưng mức độ ô nhiễm môi trường đã xuất hiện. Đặc biệt hiện nay vấn đề bức xúc nhất của huyện là môi trường xử lý rác thải sinh hoạt, thuốc trừ sâu, chăn nuôi gia súc, gia cầm tại các trang trại, khu chế biến, nhà máy đang là vấn đề quan tâm của các cấp từ tỉnh đến huyện.

Mai Sơn có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các huyện, thành phố trong vùng và các tỉnh lân cận trong cả nước. Là một huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi, chất lượng đất ngày càng được cải tạo và phân vùng sử dụng hợp lý nên năng xuất mía đạt kết quả cao 60 tấn/ ha/ vụ, sồi, nhãn, cà phê.... Vùng khí hậu tạo điều kiện cho Mai Sơn trồng được cây lương thực, cây công nghiệp, các loại cây ăn quả, cùng với những điều kiện về cơ sở hạ tầng, phân bố dân cư có nhiều thuận lợi để phát triển ngành tiểu thủ công về nơng nghiệp.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Tổng giá trị sản xuất (giá cố định năm 2012) bình quân 5 năm ước tăng 9,16%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 4.889,65

tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 18,02 %/ năm thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 29,2 triệu đồng/người/năm. [13]

Đến năm 2015 có 2/22 xã về đích nơng thơn mới, các xã cịn lại đạt từ 15 tiêu chí trở lên.

Mai Sơn có cảng Hàng khơng Nà Sản, cảng đường sông Tà Hộc cho phép tàu từ 50 – 200 tấn có thể ra vào cảng.

2.2 Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện Mai Sơn

2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2015

Kế hoạch sử dụng đất năm 2015: Tổng diện tích đất tự nhiên: 143.247,0 ha, trong đó: Đất Nơng nghiệp 102.178,29 ha đất phi Nông nghiệp: 5.731,18 ha đất chưa sử dụng: 35.337,53 ha đất đô thị: 1.376,0 ha.

2.2.2 Biến động sử dụng đất trên địa bàn giai đoạn 2015-2017

102178,29 97918,02 105260,58 5731,18 6270,63 6552,10 35337,53 38481,43 30857,89 1376,00 1368,38 1368,38 0,00 20000,00 40000,00 60000,00 80000,00 100000,00 120000,00 140000,00 160000,00 2015 2016 2017 Đất đô thị Đất chưa sử dụng Đất phi nông nghiệp Đất nông nghiệp

(Biểu đồ biến động đất đai giai đoaạn 2015-2017 huyện Mai Sơn)

- Giai đoạn 2015: Tổng diện tích đất tự nhiên 143.247,0 ha , trong đó: Đất Nơng nghiệp 102.178,29 ha; đất phi Nông nghiệp 5.731,18 ha; đất chưa sử dụng 35.337,53 ha; đất đô thị 1.376,0 ha

- Giai đoạn 2016: Tổng diện tích đất tự nhiên 142.670,6 ha, trong đó: Đất Nơng nghiệp 97.918,02 ha đất phi Nơng nghiệp 6.270,63 ha đất chưa sử dụng 38.481,43 ha đất đô thị 1.368,38 ha.

- Giai đoạn 2017: Tổng diện tích đất tự nhiên 142.670,6 ha, trong đó: Đất Nơng nghiệp 105.260,58 ha; đất phi Nông nghiệp 6.552,1 ha; đất chưa sử dụng 30.857,89 ha; đất đô thị 1.368,38 ha.

Như vậy tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Mai Sơn giai đoạn trên có sự biến động. Tổng diện tích đất tự nhiên 142.670,6 ha (giảm so với năm 2015 là 576,4 ha do

s i lệch về phương pháp xác định), trong đó: Đất Nơng nghiệp 105.260,58 ha (tăng so với năm 2015 là 3.082,29 ha d diện tích trồng cây ăn quả, cà phê; đất phi nông

nghiệp: 6.552,1 ha (tăng so với năm 2015 là 820,92 ha d chuyển mục đích sử dụng

s ng đất xây d ng cơ sở hạ tầng, cơ qu n, d nh nghiệp; đất chưa sử dụng: 30.857,89

ha (giảm so với năm 2015 là 4.479,64 h d chuyển s ng mục đích hác; đất đô thị: 1.368,38 ha(giảm so với năm 2015 là 7,62 ha d s i lệch về phương pháp xác định.

Đã hồn thành cơng tác chỉnh trang đồng ruộng, dồn điền, đổi thửa đất Nông nghiệp, bình quân 1,75 thửa/hộ (năm 2015 bình qn 5,7 thửa/hộ). Hồn thành lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015.

Thực hiện tốt công tác thống kê đất đai và công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Nông nghiệp, đất ở và quyền sở hữu nhà gắn liền với đất.

2.3 Tình hình th c hiện cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Mai Sơn tr ng thời gian qua

2.3.1 Tổ chức và phân cấp quản lý đất đai trên địa bàn huyện Mai Sơn

Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Mai Sơn được UBND huyện giao nhiệm vụ thực hiện chức năng tham mưu cho UBND huyện về công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, quản lý đất đai và môi trường. Biên chế công chức 08 người gồm: 01 Trưởng phịng, 01 phó Trưởng phịng, 06 chuyên viên.

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài Nguyên và Mơi trường đóng tại huyện là cơ quan dịch vụ cơng có chức năng tổ chức thực hiện việc đăng ký sử dụng đất, chỉnh lý biến động về sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính giúp huyện thực

hiện thủ tục hành chính, dịch vụ về quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Biên chế 05 người gồm: 01 Giám đốc, 01 phó Giám đốc, 03 viên chức và hợp đồng lao động 12 người.

- Bộ phận giải phóng mặt bằng (trực thuộc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và Tái định cư) là cơ quan dịch vụ cơng chức năng thực hiện chính: Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quản lý đất đã thu hồi... và các dịch vụ khác. Biên chế 08 người gồm: 08 viên chức và hợp đồng lao động 03 người. Thành lập Bộ phận GPMB là quyết định đúng của huyện. Trước khi thành lập Bộ phận GPMB thì khi các dự án triển khai việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thu hồi đất do UBND huyện thành lập Hội đồng bồi thường và tái định cư. Nhiệm vụ từ năm 2011 đến nay được giao cho Bộ phận GPMB thực hiện mang tính chuyên nghiệp, chuyên mơn hóa cao, chủ động trong cơng việc, linh hoạt, sáng tạo, công việc thực hiện nhanh hơn, tránh sai sót trong bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất chồng chéo nhiều lần do Hội đồng bồi thường của huyện là các cán bộ trưng dụng của các phòng, ban kiêm nhiệm. Các dịch vụ cơ bản đáp ứng được nhu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)