Đánh giá chung về công tác quản lý, sử dụng đất đai của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 69)

2.4.1 Những kết quả đạt được

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển thị trấn Hát Lót trở thành đô thị loại IV vào năm 2020 huyện Nông thôn mới vào năm 2030, huyện Mai Sơn đang rất nỗ lực trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện các công việc cụ thể trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, quản lý tài ngun, mơi trường, hồn thành về đích Nơng thơn mới 22 xã. Kêu gọi và thu hút các dự án đầu tư.

Để đảm bảo sự công khai, minh bạch, tạo môi trường đầu tư thực sự thuận lợi, huyện Mai Sơn đã tập trung kiểm tra, rà soát, quy hoạch khu đất để tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư trên địa bàn huyện. UBND huyện đã thẩm tra hồ sơ xin giao đất, thuê đất cho các đơn vị, thông báo thu hồi đất để GPMB thực hiện 55 dự án, tổng diện tích đất thu hồi là 783,37 ha đất, số hộ bị thu hồi đất 12.143 hộ. Tổng kinh phí bồi thường là trên 500 tỷ đồng. Tổ chức thực hiện tốt các dịch vụ cơng. Hồn thiện hồ sơ, tổ chức đấu giá cho nhân dân các xã (thị trấn) trong năm 2013 đến tháng 10/2015 giao 27 lơ đất, diện tích 0,263 ha, số tiền đấu giá 15,271 tỷ đồng. Đồng thời hoàn thành cơng tác đo đạc bản đồ địa chính, hồn thiện quy hoạch, hồ sơ thu hồi đất các điểm dân cư, xen cư các xã.

2.4.2 Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1 Những tồn tại, hạn chế

Công tác quản lý đất đai ở một số nơi cịn bng lỏng. Tình trạng lấn chiếm đất hành lang giao thông, thủy lợi, đất UBND xã quản lý vẫn xảy ra tại nhiều địa phương. Sử dụng đất sai mục đích, đất chuyển đổi kém hiệu quả sang mơ hình trang trại rồi tự ý xây nhà ở tại một số xã vẫn diễn ra.

Một số công chức trong ngành thực hiện quản lý đất đai, chun mơn nghiệp vụ yếu, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân người sử dụng đất trong thực hiện các dịch vụ công. Các vi phạm tại địa bàn quản lý xảy ra không biết hoặc ngại va chạm, né tránh không làm nhiệm vụ chức năng được giao, có cơng chức địa chính xã tham mưu không đúng bán đất 5% cho dân bị kỷ luật thuyên chuyển công tác (tại xã Mường Bon).

Sai sót trong q trình thực hiện như tham mưu cho UBND huyện ra Quyết định giao đất, Quyết định thu hồi đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai quy định vẫn xảy ra.

Công tác về Môi trường chưa kiểm tra theo định kỳ và thường xuyên nên một số tổ chức, các nhân sản xuất gây ô nhiễm môi trường, xả thải ra nguồn nước gây bức xúc cho nhân dân.

Từ một số hạn chế trên nên tình trạng đơn thư, khiếu kiện, tranh chấp đất đai vẫn xảy ra có trường hợp kéo dài nhiều năm chưa giải quyết được.

2.4.2.2 Nguyên nhân củ những tồn tại hạn chế 1. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân để xảy ra những vi phạm trong công tác quản lý và sử dụng đất đai ở Mai Sơn là do hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai chưa đồng bộ, còn chồng chéo, thường xuyên thay đổi qua các thời kỳ. Chính sách pháp luật về đất đai chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn, chậm sửa đổi, bổ xung nên đã gây nhiều khó khăn, lúng túng trong q trình thực hiện. Cơng tác tun truyền các chính sách pháp luật về đất đai còn hạn chế ý thức chấp hành pháp luật của một số người dân chưa cao trình độ của cán bộ các cơ quan chức năng của huyện và cơ sở còn nhiều hạn chế công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, thi hành công vụ của cơng chức và cơ quan hành chính chưa chặt chẽ thiếu kinh phí cho hoạt động về chỉnh lý biến động và đo đạc bản đồ địa chính. Việc thu hồi đất để phát triển công nghiệp, đô thị làm tăng giá trị QSDĐ dẫn đến bất cập của cơ chế, chính sách.

Do nhận thức của người dân về sở hữu đất đai không đồng nhất với quy định của pháp luật. Một số người dân quan niện rằng đất đai của Nhà nước nhưng khi họ sử dụng hoặc được nhà nước giao cho sử dụng thì là đất của họ. Chính vì nhận thức không đúng này nên trong điều kiện kinh tế thị trường, đất đai ngày càng trở nên có giá trị thì tình trạng địi lại đất của ơng, cha ngày càng gia tăng.

Một số cấp ủy, chính quyền các ngành chức năng chưa nhận thức đầy đủ chính sách pháp luật đất đai và trách nhiệm, thẩm quyền đã được phân cấp. Việc phối hợp thực hiện giữa các cấp, các ngành, cơ quan đơn vị liên quan chưa chặt chẽ. Ý thức chấp hành pháp luật đất đai của một số địa phương cơ quan, đơn vị và một số bộ phận nhân dân cịn hạn chế. Cơng tác thanh tra, giám sát chưa thường xuyên, xử lý sai phạm chưa nghiêm. Giải quyết đơn thư, khiếu nại chưa kịp thời, năng lực cán bộ quản lý đất đai còn hạn chế, yếu kém.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do:

- Hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất chưa chuẩn xác và đồng bộ.

- Việc lập phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thường chỉ căn cứ vào nhu cầu mà không xem xét đầy đủ đến quy hoạch tổng thể hoặc phát triển kinh tế cho tương lai.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch ở các cấp còn yếu về trình độ, thiếu kinh nghiệm chun mơn trong khi đó các cơ quan tư vấn về quy hoạch lại chưa đủ để đáp ứng yêu cầu hoặc chạy theo kinh tế thị trường.

- Việc thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở nhiều địa phương chưa đảm bảo yêu cầu do chưa được chú trọng đúng mức chưa xem xét đầy đủ mối quan hệ của 3 yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường để đảm bảo sự phát triển bền vững.

- Công tác quản lý đất đai ở một số địa phương chưa chặt chẽ, yếu kém, buông lỏng, né tránh, ngại va chạm, không phát hiện kịp thời hoặc biết nhưng không xử lý.

- Cán bộ quản lý Nhà nước của huyện và xã về đất đai năng lực yếu kém, sai sót trong cơng việc nhiều đây là ngun nhân chính dẫn đến khơng cơng bằng cho các hộ dân và nảy sinh tranh chấp, khiếu kiện.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, biện pháp xử lý các vi phạm về đất đai của các cơ quan quản lý Nhà nước không kịp thời, dẫn đến những sai phạm nhiều vụ việc khiếu kiện kéo dài.

Dù đã rất nỗ lực trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện và cũng đã có được nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên cơng tác quy hoạch chưa đạt tiến độ đề ra, tình trạng vi phạm đất đai vẫn cịn diễn ra. Chính vì vậy, trong Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020, huyện Mai Sơn đã xác định:

+ Thực hiện tốt công tác quy hoạch, công tác quản lý và sử dụng đất đai hiệu quả, đúng mục đích giải quyết các tồn tại liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Tập trung thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phục vụ thi công các dự án.

+ Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng tài nguyên. Thực hiện nghiêm túc quy định về bảo vệ môi trường trong triển khai xây dựng các dự án đầu tư. Tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đẩy mạnh xây dựng hệ thống các dự án đầu tư cung cấp nước sạch chế biến rác, xử lý nước thải đô thị, khu, cụm công nghiệp và nông thôn. [13]

Kết luận chương 2

Trong những năm vừa qua, huyện Mai Sơn đã có nhiều cố gắng trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện và đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống dân sinh. Tuy vậy, trên thực tế cơng tác này cũng cịn rất nhiều vấn đề bất cập, tồn tại, một số đơn thư khiếu nại có tính chất, nội dung phức tạp, đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm được, tình trạng vi phạm đất đai vẫn cịn diễn ra.

Vì vậy, để giải quyết những tồn tại, hạn chế các vi phạm mới có thể phát sinh, huyện Mai Sơn cần phải có những biện pháp tích cực, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, rà sốt lại tồn bộ các vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai trên toàn huyện, ngăn chặn việc cho thuê đất trái thẩm quyền, tự ý chuyển đổi, chuyển nhượng, sử dụng đất không đúng mục đích, xử lý nghiêm các vi phạm lấn chiếm đất. Bố trí đủ nhân lực, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn, giao trách nhiệm cụ thể và xử lý các vi phạm

của cán bộ công chức về quản lý đất đai. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật sâu rộng tới mọi người dân.

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN L ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020

3.1 Định hướng phát triển inh tế xã hội của Huyện giai đ ạn 2016 - 2020

Thực hiện chương trình Nơng thơn mới của Chính phủ và của tỉnh, huyện Mai Sơn đã đạt được nhiều kết quả thay đổi tồn bộ diện mạo nơng thơn.

Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020, Mai Sơn tiếp tục phát triển kinh tế bằng cơ cấu: Nông nghiệp – công nghiệp – thương mại với các chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Tổng giá trị sản xuất (giai đoạn 2015-2020) bình qn tăng 11%/năm, trong đó sản xuất Nơng – Lâm- Ngư nghiệp tăng 27%/năm Công nghiệp – XDCB tăng 36,7%/năm thương mại dịch vụ tăng 36,3%/năm.

- Cơ cấu kinh tế năm 2020: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 27,8% công nghiệp, XDCB chiếm 36,7,2% thương mại dịch vụ chiếm 36,3%.

- Cơ cấu lao động năm 2020: : Nông, lâm, ngư nghiệp 27% công nghiệp, XDCB 36,7%; thương mại dịch vụ 36,3%.

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 40 triệu đồng/ người (tương đương 2.000 USD).

- Tổng vốn đầu tư trung hạn 5 năm dự kiến 21.000 tỷ đồng.

- 95% nhân dân xử dụng nước sạch hợp vệ sinh 100% cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia 32% trong đó 20% trở lên đạt chuẩn mức độ 2. Tỷ lệ lao động đào tạo đạt 45%, trong đó đào tạo nghề đạt 20%.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo 10% duy trì mức sinh thay thế tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 20% vào năm 2020 70% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.

- Phấn đấu 35% số xã đạt nông thôn mới.

- Phấn đấu 50% trở lên tổ chức Đảng đạt trong sạch vững mạnh.[13]

- Nội dung kế hoạch sử dụng đất là cơ sở để UBND huyện ra quyết định giao đất, thu hồi đất, cấp GCN quyền sử dụng đất, thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất, cho thuê đất. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đã được phê duyệt theo bảng 3.1.

Bảng 3.1. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích t nhiên 142.700 100

1 Đất nông nghiệp NNP 119.318,20 83,62

1.1 Đất trồng lúa LUA 3,462,90 2,42

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 8.741,60 6,12

1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 25.832,20 18,10

1.4 Đất rừng đặc dụng RDD 0,00

1.5 Đất rừng sản xuất RSX 46.092,50 32,30

1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 528,90 0,37

1.7 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 34.574,04 24,22

2 Đất phi nông nghiệp PNN 7581,96 5,32

2.1 Đất XD trụ sở cơ quan TSC 34,10 0,50

2.2 Đất XD trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 5,86 0,08

2.3 Đất Quốc phòng CQP 854,61 11,28

2.4 Đất An ninh CAN 11,45 0,15

2.5 Đất khu công nghiệp SKK 150,00 1,98

2.6 Đất thương mại, dịch vụ TMD 16,10 0,21

2.7 Đất cơ sở SX phi nông nghiệp SKC 124,98 1,64

2.8 Đất SXVLXD gốm sứ SKX 149,89 1,97

2.9 Đất hoạt động khoáng sản SKS 7,22 0,09

2.10 Đất di tích lịch sử - văn hóa DDT 32,19 0,42

2.11 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 23,60 0,31

2.12 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 33,90 0,44

2.13 Đất khu vui chơi giải trí cơng cộng DKV 21,18 0,27

2.14 Đất cơ sở, tín ngưỡng TIN 0,46 0,01

2.15 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 413,90 5,46

2.16 Đất sơng ngịi, kênh rạch, suối SON 979,20 12,91

2.17 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 623,61 8,22

2.18 Đất phi nông nghiệp khác PNK 5,38 0,07

2.19 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp

huyện, cấp xã DHT 2.980,13 39.30

- Đất cơ sở Văn hó DVH 0,39 0,01

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) - Đất cơ sở Y tế DYT 8,42 0,28 - Đất cơ sở Giá dục, đà tạ DGD 133,36 0,32 - Đất cơ sở Thể dục, thể th DTT 9,70 0,32 - Đất gi thông DGT 2.485,30 83,40 - Đất thủy lợi DTL 198,75 6,67

- Đất cơng trình năng lượng DNL 71,51 2,40

- Đất cơng trình bưu chính vi n thơng DBV 4,19 0,14

- Đất chợ DCH 5,32 0,18

2.20 Đất ở tại nông thôn ONT 1.035,70 13,66

2.21 Đất ở tại đô thị ODT 78,51 1,03

3 Đất chưa sử dụng CSD 15.770,42 11,06

(Nguồn bá cá thuyết minh tổng hợp quy h ạch sử dụng đất đến năm 2020, ế h ạch sử dụng đất 5 năm ỳ đầu 2011-2015 huyện M i Sơn).

3.2 Quan điểm tr ng việc đề xuất các giải pháp quản lý đất đai

3.2.1 Đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Chỉ có Nhà nước, người đại diện hợp pháp của mọi tầng lớp nhân dân mới có quyền tối cao để quản lý đất đai. Nhà nước phải nắm giữ quyền thống nhất quản lý những vấn đề cơ bản trong tay mà đại diện là các cơ quan như Chính phủ, các Bộ, đồng thời Nhà nước giao quyền cho các địa phương, các ngành tức là thực hiện phân cấp quản lý, điều hành để thực hiện luật và các văn bản pháp quy của Trung ương cho các cấp, các ngành. Quyền quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước được quy định là cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung ương, thực hiện chế độ một Thủ trưởng ở tất cả các đơn vị, các cấp, đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa các hoạt động trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Nhà nước phải dùng quyền lực của mình để hồn chỉnh hệ thống pháp luật đất đai, làm cho pháp luật đất đai được thực hiện nghiêm minh. Nhà nước thông qua công tác quy hoạch kế hoạch để điều chỉnh các hoạt động sử dụng đất và cũng dựa vào đó Nhà nước giao đất cho thuê đất cho các đối tượng sử dụng đất. Thông qua hệ thống văn bản pháp lý về quyền quản lý mà văn bản có tính chất pháp lý cao nhất là Luật Đất đai 2013 để thực hiện quyền thống nhất quản lý. Để đảm bảo quyền này, Nhà nước phải sử dụng các cơng cụ quản lý và phương pháp quản lý thích hợp. Nếu sử dụng tốt các công cụ quản lý và phương pháp quản lý theo quyền quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước sẽ luôn được duy trì và vai trị quản lý Nhà nước về đất đai sẽ được phát huy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)