Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 42 - 44)

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Mai Sơn

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.2.1 Dân số và nguồn l động

Theo số liệu thống kê năm 2015, tổng dân số huyện Mai Sơn là 160.581 người với 36.688 hộ. Mật độ dân số bình quân 112,5 người/km2, rất dồi dào nhân lực lao động. Lao động trong độ tuổi của huyện có 67.155 người. Tuy vậy tỷ lệ lao động được đào tạo nghề thấp, tỷ trọng năng suất lao động thấp vẫn chiếm số lượng lớn chủ yếu sản xuất ngành nông - lâm - ngư nghiệp giản đơn.

2.1.2.2 Th c trạng hệ thống cơ sở hạ tầng

- Về hệ thống giao thơng: Trên địa bàn huyện có đường Quốc lộ 6, 6C, 4G, dài 82 km đã hoàn thiện đường tỉnh lộ dài 143,5 km đang thi công cải tạo nâng cấp 45,3 km

huyện lộ chiều dài 376,2 km, trong đó 58,5 km đã được cứng hóa, cịn lại 317,7 km là đường đất và cấp phối đi lại khó khăn vào mùa mưa. Đây là những tuyến đường huyết mạch đi qua các các huyện ,Thành phố. Hệ thống giao thơng cơ bản hồn thành đầu tư các tuyến đường trọng điểm. Chương trình Nơng thơn mới đã đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là hạ tầng giao thông 20/22 xã, thị trấn có đường giao thơng đến trung tâm xã đi được 4 mùa, điện sinh hoạt, trường học, trạm y tế, chợ, nước sạch nông thôn, 100% số xã có điện lưới đường thơn, xóm ,bản đang dần được bê tơng hóa.

2.1.2.3 Th c trạng phát triển inh tế

Huyện Mai Sơn có khá nhiều thuận lợi cho phát triển tổng hợp, các ngành kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp và khai thác khống sản (than nâu, khí đốt). Đã thu hút nhiều nhà máy, công ty lớn đầu tư xây dựng tại huyện như: Nhà máy Thủy điện Nậm Pàn 5, nhà máy điện Năng lượng mặt trời công xuất 1.200 MW Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Sơn La, HBL Công ty cổ phần xi măng Mai Sơn Cơng ty cổ phần Mía đường Sơn La cà phê Phúc Sinh..vv. Mai Sơn có nguồn tài nguyên về đất đai. Có nhiều nhà máy, hợp tác xã sản xuất và sơ chế nông sản. Là huyện chủ yếu sản xuất Nông nghiệp, trung tâm thị trấn của huyện phát triển mạnh, nhưng mức độ ô nhiễm môi trường đã xuất hiện. Đặc biệt hiện nay vấn đề bức xúc nhất của huyện là môi trường xử lý rác thải sinh hoạt, thuốc trừ sâu, chăn nuôi gia súc, gia cầm tại các trang trại, khu chế biến, nhà máy đang là vấn đề quan tâm của các cấp từ tỉnh đến huyện.

Mai Sơn có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các huyện, thành phố trong vùng và các tỉnh lân cận trong cả nước. Là một huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi, chất lượng đất ngày càng được cải tạo và phân vùng sử dụng hợp lý nên năng xuất mía đạt kết quả cao 60 tấn/ ha/ vụ, soài, nhãn, cà phê.... Vùng khí hậu tạo điều kiện cho Mai Sơn trồng được cây lương thực, cây công nghiệp, các loại cây ăn quả, cùng với những điều kiện về cơ sở hạ tầng, phân bố dân cư có nhiều thuận lợi để phát triển ngành tiểu thủ công về nông nghiệp.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Tổng giá trị sản xuất (giá cố định năm 2012) bình quân 5 năm ước tăng 9,16%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 4.889,65

tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 18,02 %/ năm thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 29,2 triệu đồng/người/năm. [13]

Đến năm 2015 có 2/22 xã về đích nơng thơn mới, các xã cịn lại đạt từ 15 tiêu chí trở lên.

Mai Sơn có cảng Hàng khơng Nà Sản, cảng đường sơng Tà Hộc cho phép tàu từ 50 – 200 tấn có thể ra vào cảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)