Đặc điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu 0611 hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán nhằm tăng cường kiểm soát nội bộ tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn bắc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 28)

thương mại

Hệ thống kiểm soát nội bộ của các ngân hàng cũng được cấu thành bởi các yếu tố như: Môi trường kiểm sốt, hệ thống thơng tin kế tốn và thủ tục kiểm soát.

Thứ nhất, mơi trường kiểm sốt của NHTM cũng chịu tác động của các nhân tố bên trong đơn vị.

Một là, đặc thù quản lý và cơ cấu tổ chức: Tại NHTM, chịu trách nhiệm cao nhất là hội đồng quản trị. hội đồng quản trị có trách nhiệm phê duyệt và xem xét định kỳ các chiến lược kinh doanh chung và các chính sách quan trọng của ngân hàng; Nắm bắt các rủi ro quan trọng và đặt ra các mức độ có thể chấp nhận được đối với các rủi ro này; Phê duyệt cơ cấu tổ chức của các ngân hàng. Ban lãnh đạo ngân hàng chịu trách nhiệm thực thi các chiến lược và các chính sách được Hội đồng quản trị phê duyệt; Xây dựng các quy trình để nhận biết theo dõi và kiểm soát các rủi ro. Cơ cấu tổ chức của các ngân hàng với bộ máy điều hành phù hợp thống nhất từ trung ương đến các chi nhánh đã tạo thuận lợi cho hệ thống kiểm sốt nội bộ hoạt động có hiệu quả.

Hai là, chính sách nhân sự: Các ngân hàng là một trong những ngành có chính sách nhân sự tốt nhất trong nền kinh tế. Ngân hàng có chính sách tuyển dụng hợp lý và trả lương cao nên đã thu hút được phần lớn những cán bộ có trình độ cao vào làm việc. Chính sách đào tạo, tập huấn ln được đề cao, do vậy ngân hàng đã xây dựng được một đội ngũ nhân viên có năng lực và chun nghiệp. Chính sách khen thưởng, kỷ luật gắn với chế độ đãi ngộ về vật chất đã tạo ra tinh thần làm việc hăng say, phát huy tối đa năng lực của đội ngũ nhân viên tạo ra hiệu quả cao trong công việc.

Ba là, công tác kế hoạch: Với đặc thù là ngành kinh doanh ti ền tệ nên các kế hoạch của ngân hàng rất được chú trọng. Bên cạnh các kế hoạch như thu chi quỹ, kế hoạch đầu tư TSCĐ, kế hoạch huy động vốn, kế hoạch sử dụng vốn... thì kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của các ngân hàng cũng rất cần được quan tâm. Chính vì v ậy mà đội ngũ của nhân viên ngân hàng là một trong những đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, hiện đại nhất trong các ngành kinh tế.

Bốn là, Ủy ban kiểm soát: Tại các NHTM, ban kiểm soát độc lập với bộ máy điều hành của ngân hàng, trực thuộc hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị kiểm sốt tồn bộ hoạt động của ngân hàng. Ban kiểm sốt có nhiệm vụ và quyền hạn sau: Kiểm tra, giám sát việc chấp hành chủ trương, chính sách, chế độ thể lệ nghiệp vụ trong hoạt động của ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đảm bảo an toàn tài sản nhà nước, tài sản của ngân hàng, báo cáo với hội đồng quản trị kết quả kiểm tra, giám sát và kiến nghị các biện pháp xử lý.

Năm là, mơi trường kiểm sốt bên ngồi: NHNN chịu sự giám sát của Chính phủ cịn các ngân hàng trung gian theo điều lệ tổ chức và hoạt động chịu chỉ đạo, giám sát của NHNN. Ngồi ra, các ngân hàng cịn phải tn thủ các chế độ tài chính, kế tốn do NHNN hoặc BTC ban hành; đồng thời chịu

sự kiểm tra, thanh tra tài chính của Chính phủ, chịu sự kiểm tra, giám sát của NHNN và các bộ, ngành chức năng khác theo quy định của pháp luật.

Sáu là, môi trường pháp lý, chịu ảnh hưởng của các luật liên quan đến lĩnh vực tín dụng như Luật Các TCTD, Luật NHNN Việt Nam, các luật thuế, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đất đai... và chính sách tiền tệ, tín dụng cũng như chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước trong từng thời kỳ.

Thứ hai, hệ thống thơng tin kế tốn trong các NHTM

Các NHTM với chức năng kinh doanh, trực tiếp phục vụ nền kinh tế nên đặc trưng của đối tượng hạch toán kế toán là tạo vốn khả dụng và các hoạt động kinh doanh phục vụ khách hàng. Chính vì v ậy, ngành ngân hàng không những không thể sử dụng hệ thống TK thống nhất trong nền kinh tế mà xây dựng hệ thống TK riêng.

Chế độ hạch toán của từng cấp ngân hàng là khác nhau, song nhiệm vụ chính của kế toán ngân hàng là:

Một là, ghi nhận, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc về hoạt động nguồn vốn và sử dụng vốn của ngân hàng theo Luật Kế toán và các chế độ, thể lệ kế toán ngân hàng.

Hai là, phân loại nghiệp vụ, tổng hợp số liệu nhằm cung cấp thơng tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời phục vụ cho cơng tác quản lý, điều hành hoạt động của ngân hàng.

Ba là, giám sát quá trình sử dụng vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần tăng cường kỷ luật tài chính, củng cố chế độ hạch tốn kinh tế trong tồn bộ nền kinh tế.

Bốn là, tổ chức giao dịch phục vụ hàng hóa một cách khoa học, văn minh, cung cấp các dịch vụ thanh tốn nhanh chóng, kịp thời.

Một phần của tài liệu 0611 hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán nhằm tăng cường kiểm soát nội bộ tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn bắc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w