XXX X XX X X
38 32/QT Bảng kê tài khoản tiền vay của các công ty trực thuộc tại chi nhánh 3933/QTTổng hợp mẫu biểu quyết toán toàn chi nhánh NHNo loại 1,
2.4.1 Tổ chức kếtoán tài sản
Nhiệm vụ của kế toán vật tư, tài sản tại Ngân hàng là phản ánh số lượng, giá trị hiện có và tình hình biến động vật tư, tài sản; phản ánh số lượng, nguyên giá và giá trị hao mịn của TSCĐ hiện có và tình hình biến động của TSCĐ, công tác ĐTXDCB, mua sắm, sửa chữa và thanh lý tài sản. Yêu cầu của kiểm soát nội bộ là việc mua sắm, sửa chữa, nâng cấp, thanh lý và nhượng bán tài sản phải thực hiện đúng theo hướng dẫn của NHNo&PTNTVN đầy đủ các thủ tục từ lập kế hoạch, dự trù kinh phí đến quyết tốn việc mua sắm, sửa chữa, thanh lý, nhượng bán đều được từng cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc mua sắm cơng cụ tại Ngân hàng thường không qua kho mà xuất thẳng vào sử dụng, việc mua sắm tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm, tách biệt giữa người mua, người phê chuẩn và thủ quỹ, chứng từ đầy đủ, có sự ký nhận của từng đối tượng sử dụng. Việc theo dõi số lượng, giá trị hiện có và tình hình biến động vật tư, CCLĐ, TSCĐ được theo dõi trên sổ kế toán chi tiết theo từng đối tượng quản lý sử dụng, đồng thời cũng được Phịng Hành chính theo dõi riêng theo từng đối tượng sử dụng về mặt hiện vật và giá trị. Định kỳ kiểm kê đối chiếu giữa số lượng thực tế với số lượng trên sổ kế toán, đối chiếu giữa sổ kế tốn với số liệu của Phịng Hành chính kịp thời phát hiện chênh lệch, phát hiện công cụ, tài sản hư hỏng để kịp thời có hạch tốn thanh lý, nhượng bán đồng thời trang bị mới đảm bảo yêu cầu phục vụ hoạt động của cơ quan.
Tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội việc mua sắm, nâng cấp sửa chữa TSCĐ, công cụ dụng cụ được Tổng Giám đốc phê duyệt kế hoạch hàng năm. Căn cứ vào dự toán đã được phê duyệt, Giám đốc Chi nhánh thành lập Hội đồng mua sắm, sửa chữa tài sản, công cụ dụng cụ.
Chứng từ mua sắm vật tư, tài sản gồm: giấy đề nghị mua sắm vật tư, văn phòng phẩm, tài sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Dự trù mua sắm vật tư, văn phòng phẩm, tài sản; Báo giá cạnh tranh của nhà cung cấp; Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, hóa đơn vận chuyển hàng hóa; Bảng kê phát văn phịng phẩm, vật tư, tài sản có xác nhận của người nhận; Hợp đồng kinh tế về việc mua sắm TSCĐ, XDCB; Biên bản giao TSCĐ; Biên bản thanh lý hợp đồng kèm theo phiếu chi hay ủy nhiệm chi (đối với việc mua sắm CCLĐ và TSCĐ có kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt). Để quản lý vật tư, tài sản, kế toán mở sổ theo dõi cả về hiện vật và giá trị đối với từng loại tài sản như CCLĐ kê chi tiết theo từng loại TSCĐ chung của cả cơ quan đồng thời theo dõi riêng theo từng đối tượng sử dụng. Định kỳ kiểm kê, đối chiếu số thực tế và số trên sổ sách kế toán kịp thời phát hiện mất mát, hư hỏng để kịp thời có biện pháp xử lý.
Thanh lý nhượng bán TSCĐ: Các TSCĐ được thanh lý phải đảm bảo
các điều kiện sau:
Đối với tài sản thanh lý: là những tài sản hỏng, không thể tiếp tục sử dụng
được, hoặc lạc hậu về mặt kỹ thuật được thanh lý để thu hồi vốn.
Đối với tài sản nhượng bán: là những tài sản không cần sử dụng hoặc sử
dụng không hiệu quả được nhượng bán để thu hồi vốn.
Đơn vị thành viên phải thành lập Hội đồng tổ chức định giá, xác định hiện trạng của tài sản không sử dụng được hoặc không cần dùng trước khi đưa vào kế hoạch nhượng bán, thanh lý (Bản đánh giá hiện trạng tài sản được gửi kèm kế hoạch thanh lý nhượng bán).
Tài sản thanh lý, nhượng bán phải nằm trong kế hoạch thanh lý được
Căn cứ kế hoạch nhượng bán, thanh lý tài sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị thành viên thực hiện nhượng bán, thanh lý theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn vốn và đúng quy định.
Các chứng từ gồm có: Phiếu báo hỏng, mất TSCĐ, CCLĐ; biên bản thanh
lý TSCĐ; tờ trình xin thanh lý TSCĐ; tờ trình xin thanh lý TSCĐ, CCLĐ có phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
Hạch toán khấu hao TSCĐ: Vào ngày cuối cùng của q, kế tốn tiến
hành trích khấu hao và hạch tốn vào chi phí hoạt động của đơn vị. Mức trích khấu hao được hạch tốn vào chi phí kinh doanh trong kỳ, tiền trích khấu hao được bù đắp cho nguồn tương ứng hình thành tài sản. Việc trích hoặc thơi trích khấu hao được thực hiện bắt đầu từ ngày TSCĐ tăng, giảm, ngừng hoạt động. NHNo&PTNT Bắc Hà Nội thực hiện trích khấu hao theo hướng dẫn của NHNo&PTNT VN theo phương pháp đường thẳng, dựa trên nguyên giá và thời gian sử dụng của TSCĐ dựa trên Quyết định Số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng BTC.
Như vậy, có thể thấy tổ chức hạch toán kế toán vật tư, tài sản tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội với việc tuân thủ các nguyên tắc kiểm soát nội bộ đã đảm bảo được yêu cầu có sự phê chuẩn hợp lý đối với mỗi nghiệp vụ xảy ra, không ghi chép những nghiệp vụ khơng có thực vào sổ sách và phản ánh đầy đủ, trọn vẹn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Từ đó, đảm bảo mục tiêu kiểm sốt nội bộ là nhằm quản lý chặt chẽ tài sản của Ngân hàng, đảm bảo an toàn tài sản và điều kiện vật chất phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng.