Tăng trưởng HĐV bình quân qua cácnăm

Một phần của tài liệu 0646 hoạt động NH bán lẻ tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hoàn kiếm thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 68 - 75)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh BIDVHồn Kiếm 2014-2017)

Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy HĐV bình qn tăng trường qua các năm. Cụ thể, năm 2015; HĐV bình quân đạt 7.146 tỷ đồng, tăng 25,5% so với năm 2014; năm 2016, HĐV bình quân đạt 9.537 tỷ đồng, tăng 33,5% so với năm 2015 và đến năm 2017, HĐV bình quân đạt 11.336 tỷ đồng, tăng 18,5 % so với năm 2016.

Điều này có được cũng là do chi nhánh đã tận dụng sự đa dạng của sản phẩm, đưa ra nhiều sản phẩm tiết kiệm linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đi kèm với đó là các chương trình khuyến mại, quay thưởng hấp dẫn, để thu hút một phần lớn nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Bên cạnh đó là mạng lưới các phịng giao dịch được nghiên cứu bố trí tại các khu vực đông dân cư, gần các khu kinh doanh phố cổ với phong cách giao dịch, cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện đã góp phần tăng thị phần huy động vốn trên địa bàn trú đóng của chi nhánh.

2.1.3.2. Tín dụng

Đây là một trong những hoạt động quan trọng nhất của BIDV nói chung và BIDV Hồn Kiếm nói riêng. Chính vì thế, chiến lược phát triển tín dụng an tồn và hiệu quả được BIDV Hồn Kiếm đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, BIDV Chi nhánh Hoàn Kiếm đã thực hiện đúng những quy định của NHNN, quy chế tín dụng chung của ngân hàng, thực hiện đúng vai trò hỗ trợ vốn mở rộng tiêu dùng,

phát triển đầu tư cho các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế, hoạt động tín dụng của chi nhánh đã đạt được kết quả đáng ghi nhận:

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu Tín dụng cuối kỳ qua các năm

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh BIDVHồn Kiếm 2014-2017)

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy tổng dư nợ tín dụng của BIDV Hồn Kiếm có sự biến động qua từng năm, sự biến động đó là do sự biến động của tín dụng tổ chức. Tính đến cuối năm 2015 giảm 8,9% so với năm 2014, năm 2016 tín dụng tổ chức tăng 27,8% so với năm 2015 và đến năm 2017, tín dụng tổ chức giảm 5,3% so với năm 2016. Trong những năm gần đây Chi nhánh đã nghiên cứu, tiếp cận, mở rộng để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chuyên biệt đáp ứng được nhiều đối tượng doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tín dụng cá nhân cũng đóng góp một phần khơng nhỏ và ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ của BIDV Hoàn Kiếm. Dư nợ tín dụng cá nhân năm 2014 là 938 tỷ đồng, chiếm 19,1% tổng dư nợ tín dụng. Đến năm 2015, dư nợ tín dụng cá nhân lại tiếp tục tăng lên 1.285 tỷ đồng. Sau đó, tín dụng cá nhân giảm nhẹ và đạt 1.174 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2016. Đến năm 2017, tín dụng cá nhân tăng lên 1.501 tỷ đồng và giữ tỉ trọng 25,5% trong tổng dư nợ của chi nhánh. Điều này cho thấy ngân hàng ngày càng tập trung vào việc mở rộng tín dụng

bán lẻ. Mặc dù đối mặt với sự khó khăn của nền kinh tế, sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng khác, BIDV Hoàn Kiếm vẫn đã, đang và sẽ tiếp tục mở rộng.

Xét chi tiết hơn về cơ cấu, tính đến thời điểm cuối năm 2017: - Du nợ tín dụng theo kì hạn:

+ Du nợ ngắn hạn/ Tổng du nợ: 55.6% + Du nợ trung dài hạn/ Tổng du nợ: 44.4% - Du nợ tín dụng theo loại tiền:

+ Du nợ VND/ Tổng du nợ: 98,22% + Du nợ ngoại tệ/ Tổng du nợ: 1,78%

Xét về chất luợng tín dụng: Tính đến thời điểm 31/12/2017 chất luợng tín dụng đuợc kiểm soát tốt. Tỷ lệ nợ xấu 0.12% (tỷ lệ nợ nhóm 3 đến nhóm 5), tỷ lệ nợ nhóm 2 là 0,08%. So với năm các năm truớc thì tỷ lệ nợ xấu có sự suy giảm qua từng năm. Đây là một điều đáng khích lệ trong điều kiện kinh tế khó khăn nhu hiện nay, nhiều doanh nghiệp và ngân hàng phải đóng cửa, sáp nhập...

2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh khác

Ngồi hai mảng kinh doanh truyền thống là huy động vốn và tín dụng, BIDV Hồn Kiếm cịn chú trọng cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác nhu kinh doanh vàng miếng, mua bán ngoại tệ, tài trợ thuơng mại, dịch vụ ngân hàng điện tử.. .Năm 2014, BIDV Chi nhánh Hoàn Kiếm cũng nghiên cứu thực hiện chuyển đổi sang mơ hình bán lẻ mới, tiếp tục đ y mạnh hoạt động bán lẻ, nâng cao chất luợng phục vụ, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, để mở rộng khách hàng, tăng nguồn thu dịch vụ cho chi nhánh. Nhiều sản ph m dịch vụ đã thu hút đuợc luợng lớn khách hàng nhu: IBMB, BSMS, mua bán ngoại tệ, chuyển tiền quốc tế, dịch vụ thẻ,.. .Tính đến thời điểm 31/12/2017 thì thu dịch vụ rịng (khơng bao gồm kinh doanh ngoại tệ) đạt 126,54 tỷ đồng.

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tiền gửi có kỳ hạn 4.062 5.210 5.777 6.560

Tiền gửi không kỳ hạn 258 293 357 511

Tổng cộng 4.320 5.503 6.134 7.071

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu thu nhập năm 2017.

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh BIDVHoàn Kiếm 2017)

Thu nhập năm 2017 của Chi nhánh chủ yếu thu tà khách hàng doanh nghiệp lớn (chiếm tỷ trọng 38% thu nhập của Chi nhánh) và thu từ khách hàng cá nhân (chiếm tỷ trọng 34% thu nhập của Chi nhánh). Trong khi đó, thu từ SME, ĐCTC và FDI lần luợt chiếm 15%, 10% và 3% thu nhập của Chi nhánh.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI BIDV HỒN KIẾM

2.2.1. Tính đa dạng về sản phẩm và các chỉ tiêu tài chính của hoạt động NHBL

Với phuơng châm “Khách hàng là trung tâm”, hoạt động bán lẻ của BIDV Hoàn Kiếm tiếp tục đuợc hoàn chỉnh và bổ sung, phục vụ tối đa nhu cầu mong muốn của khách hàng.

2.2.1.1. Nhóm sản phẩm dịch vụ tiền gửi

Huy động vốn theo huớng gia tăng số luợng khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ, gia tăng số tài khoản và các giao dịch qua hệ thống tài khoản là xu huớng mà các ngân hàng thuơng mại nói chung và BIDV Hồn Kiếm nói riêng đang thực hiện. Nhận thức đuợc tầm quan trọng của việc khai thác hiệu quả các kênh huy động vốn, ngay từ khi mới thành lập, BIDV Hồn Kiếm ln coi trọng việc huy động tối đa các nguồn vốn từ dân cu và các tổ chức kinh tế làm mục tiêu hoạt động hàng đầu của mình. Thơng qua việc cung cấp các sản phẩm tiền gửi tiết kệm của dân cu, tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã

không chỉ làm gia tăng một lượng vốn khơng nhỏ cho Chi nhánh mà cịn thúc đẩy mở rộng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến nhiều tiện ích khác, đưa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến gần hơn với từng cá nhân.

Trong giai đoạn 2015-2017, BIDV Hồn Kiếm ln tích cực thực hiện huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu cho hoạt động NHBL. Ngân hàng chủ động xây dựng, triển khai các biện pháp, giải pháp huy động vốn phù hợp với tình hình địa bàn. Ngân hàng tiếp cận, khai thác tiền gửi từ các khách hàng lớn, nâng cao phong cách phục vu, nâng cao chất lượng sản phẩm và các tiện ích đi kèm. Ngân hàng tập trung các đợt huy động tiết kiệm, tăng cường công tác quảng bá các sản phẩm trên các phương tiện thơng tin đại chúng.

Bảng 2.2: Tình hình tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng bán lẻ của BIDV Hoàn Kiếm giai đoạn 2014-2017

động vốn tăng mạnh trong năm 2017 (tăng 15,3% so với năm 2016). Điều này là do trong năm 2017, trước những khó khăn về sự sụt giảm một số khách hàng Định chế tài chính và Tổ chức kinh tế lớn, chi nhánh đã vận dụng chính sách điều hành huy động vốn của HSC, triển khai các cơ chế động lực, chính sách khách hàng VlP/tiềm năng nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh, đ y mạnh tăng trưởng huy động vốn.

Trong nguồn vốn huy động từ khách hàng bán lẻ, chiếm tỷ trọng lớn nhất là nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn (chiếm trên 92% tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng bán lẻ) và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2014, tiền gửi có kỳ hạn đạt 4.062 tỷ đồng, chiếm 94% nguồn vốn huy động từ khách hàng bán lẻ. Năm 2015,

tiền gửi có kỳ hạn đạt 5.210 tỷ đồng, tăng 28,3% so với năm 2014 và chiếm 94,7% tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng bán lẻ. Đến năm 2016, tiền gửi có kỳ hạn đạt 5.777 tỷ đồng, tăng 10,9% so với năm 2015 và chiếm 94,2% nguồn vốn huy động từ khách hàng bán lẻ. Đến năm 2017, tiền gửi có kỳ hạn đạt 6.560 tỷ đồng, tăng 13,6% so với năm 2016 và chiếm 92,8% nguồn vốn huy động từ khách hàng bán lẻ. Nguyên nhân của sự tăng truởng này là do các cán bộ huy động vốn của ngân hàng đã làm tốt công tác quan hệ với các doanh nghiệp tạo điều kiện phát hành thẻ và trả tiền qua thẻ. Hoạt động chi trả luơng của các doanh nghiệp cho công nhân viên thông qua tài khoản tại ngân hàng ngày càng tăng, kéo theo hoạt động huy động vốn cũng tăng. Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn của khách hàng cá nhân từ các hình thức khác cũng phát triển, điều này cho thấy hoạt động huy động vốn từ khách hàng bán lẻ là có hiệu quả, góp phần đem lại nguồn vốn dồi dào, phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, góp phần giữ thanh khoản ngân hàng ln ở mức an tồn.

2.2.1.2. Các sản phẩm cho vay đối với khách hàng bán lẻ

Hiện nay BIDV Hoàn Kiếm đang tập trung vào các sản phẩm cho vay đối với khách hàng bán lẻ nhu sau:

- Cho vay tín chấp

Với đặc thù khơng cần tài sản bảo đảm khách hàng cũng có thể vay vốn ngân hàng, đối tuợng mà sản phẩm cho vay tín chấp huớng đến là rất đơng. Du nợ cho vay tín chấp chiếm tỉ lệ 35 -45% tổng du nợ bán lẻ của chi nhánh. Tuy nhiên sản ph m này cũng mang lại nhiều rùi ro cho ngân hàng, nên bản thân BIDV Hoàn Kiếm chỉ tập trung cho vay tín chấp đối với cán bộ cơng nhân viên, và các đơn vị thành viên, đơn vị liên doanh liên kết của BIDV. Ngoài ra chi nhánh cung cấp sản ph m cho vay tín chấp đối với một số đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ quan nhà nuớc, doanh nghiệp nhận luơng qua tài khoản ngân hàng nhung thủ tục, quá trình thẩm định khách hàng và mức cho vay thuờng rất khắt khe.

Thực hiện chủ truơng của BIDV và tận dụng lợi thế là cùng trụ sở với BIDV Hội sở, tận dụng nguồn khách hàng lớn là các cán bộ công nhân viên của hội sở, chi

nhánh thời gian qua đã triển khai sản phẩm vay tín chấp rầm rộ. Tiếp thị đến từng cán bộ sử dụng cả 3 sản phẩm vay tín chấp là vay theo hạn mức thấu chi, vay lương và thẻ tín dụng. Bản thân mỗi cán bộ cơng tác tại BIDV tổng hạn mức vay tín chấp lên đến 24 lần thu nhập, trong đó riêng hạn mức thấu chi được cấp tối đa là 12 lần thu nhập.Vì sử dụng hạn mức thấu chi khách hàng khơng bị áp lực trả nợ gốc, hàng tháng chỉ phải trả lãi trên hạn mức thấu chi đã sử dụng và hết thời gian cấp hạn mức khách hàng có thể gia hạn hạn mức đã cấp, nên sản ph m này rất được khách hàng ưu chuộng. Đặc biệt đầu năm 2017 BIDV đã thay đổi mức tối đa hạn mức thấu chi cấp cho cán bộ, theo chính sách này hạn mức thấu chi đối với cán bộ BIDV đã mở rộng rất nhiều, một lượng lớn khách hàng chuyển từ hình thức vay lương sang vay thấu chi, cộng với sự giảm mạnh của lãi suất thấu chi đã làm dư nợ cho vay thấu chi cũng như tỷ trọng trong tổng dư nợ bán lẻ càng ngày càng tăng, trong khi tỷ trọng sản phẩm vay lương trong tổng dư nợ bán lẻ đang có xu hướng giảm.

Thẻ tín dụng cũng là một sản ph m cho vay tín chấp được khách hàng ưu chuộng, nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại ngày càng tăng, tuy nhiên dư nợ và tỷ trọng dư nợ còn rất nhỏ, chưa tương xứng với nhu cầu và lợi thế của chi nhánh. Tuy nhiên để biết cụ thể về hoạt động kinh doanh thẻ tại BIDV Hoàn Kiếm chúng ta sẽ phân tích ở phần sau.

- Cho vay du học

Với xu hướng tìm kiếm cho con mình một mơi trường đào tạo tiên tiến, du học đã dần trở thành một trào lưu của những gia đình khá giả tại Việt Nam. Nắm bắt nhu cầu, thời gian qua BIDV Hoàn Kiếm đã đ y mạnh các sản ph m hỗ trợ quá trình du học của du học sinh,như mua bán ngoại tệ, chuyển tiền quốc tế, cho vay chứng minh tài chính và cho vay hỗ trợ chi phí du học.

Đặc biệt kể đến là sản ph m cho vay chứng minh tài chính, chi nhánh vừa tăng số dư huy động vốn vừa tăng dư nợ tín dụng, tăng thu phí dịch vụ, phát triển nguồn khách hàng, rủi ro của sản ph m gần như là khơng có, nên thời gian qua các phịng tại chi nhánh đã tích cực tiếp thị, tiếp cận các trung tâm du học, các trường đại học để quảng bá. Kết quả là cuối năm 2014 số lượng khách hàng vay du học tại chi nhánh

nhánh

Doanh số cho vay bán lẻchỉ có 2 khách hàng, tuy nhiên cuối năm 2017 tổng số khách hàng vay du học của chi1.228 1.342 1.284 1.741 nhánh đã tăng lên là 874 khách hàng, với mức du nợ bình quân là 82,6 tỷ đồng.

- Cho vay ô tô

Nhu cầu sở hữu một chiếc ô tô ngày càng tăng, tuy nhiên du nợ cho vay ơ tơ của BIDV Hồn Kiếm từ năm 2014 đến nay đang liên tục giảm. Một phần nguyên nhân do đây là sản phẩm khá rủi ro, tuy không rủi ro bằng sản phẩm cho vay tín chấp do đã có tài sản bảo đảm là chính chiếc xe ơ tơ khách hàng mua, tuy nhiên nguời vay vẫn là nguời khai thác sử dụng, bản thân ơ tơ cũng có nhiều rủi ro nhu cháy nổ, tai nạn, hu hại làm giảm giá trị của tài sản. Cho nên cũng khơng sai khi nói cho vay mua ơ tơ cũng có một phần cho vay tín chấp. Do đó để hạn chế tối đa, cán bộ tín dụng phải thẩm định, xét duyệt hồ sơ vay chặt chẽ, cả về nhân thân cũng nhu uy tín của nguời vay. Tuy rủi ro của sản phẩm không phải là nhỏ, nhung tiềm năng của sản phẩm lại rất lớn, điều đó cho thấy BIDV Hồn Kiếm chua tận dụng lợi thế, khai thác hết tiềm năng của sản ph m.

- Cho vay hộ kinh doanh

Năm 2014 cho vay kinh doanh có sự mở rộng cả về số tuyệt đối lẫn số tuơng đối, cho thấy mảng này đang đuợc BIDV Hoàn Kiếm chú trọng phát triển, tuy nhiên đến năm 2015, 2016 do nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, việc kinh doanh của các cá nhân, hộ gia đình bị ảnh huởng. Đến năm 2017, nền kinh tế khôi phục nên việc kinh doanh cũng trở nên hiệu quả hơn nên doanh số cho vay hộ kinh doanh tăng lên. Với lãi suất ngân hàng có tính cạnh tranh cao, có địa bàn thuận tiện, một loạt các phòng giao dịch tại địa bàn trung tâm của thành phố Hà Nội, nhu phòng giao dịch Hàng Giấy, phòng giao dịch Hàng Chiếu, phòng giao dịch Hàng Đậu, phòng giao dịch Thuốc Bắc, tại các khu phố đông đúc dân cu, kinh doanh sầm uất, đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong thời gian tới mở rộng cho vay sản xuất kinh doanh. - Cho vay cầm cố GTCG

Trong giai đoạn 2014-2017 sản phẩm cho vay cầm cố luôn chiếm tỉ trọng khá ổn định ở mức 5,5 -7,5%. Luợng khách hàng vay sản phẩm cầm cố là sản phẩm khá truyền thống đối với chi nhánh có tăng truởng mạnh về huy động vốn.

GTCG mà BIDV Hoàn Kiếm nhận cầm cố là các GTCG thanh khoản cao như sổ tiết kiệm, chứng nhận tiền gửi của BIDV hoặc các TCTD lớn. Với mức cho vay tối đa giá trị trên sổ, lãi suất hấp dẫn đã khuyển khích khách hàng vay cầm cố tại chi nhánh.

- Cho vay kinh doanh chứng khốn và tiêu dùng có TSĐB

Hai nhu cầu vay vốn này có dư nợ và tỷ trọng dư nợ còn rất khiêm tốn. Nguyên nhân là do:

Một phần của tài liệu 0646 hoạt động NH bán lẻ tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hoàn kiếm thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w