Môi trường tác nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông lạng sơn (Trang 65 - 69)

4. Phương pháp nghiên cứu:

2.2 Phân tích các nhân tố của Cơng ty đến năm 2022

2.2.2 Môi trường tác nghiệp

2.2.2.1 Đối thủ cạch tranh

Hiện nay trên thị trường xây dựng cơng trình giao thơng, những đối thủ cạnh tranh của Công ty chia thành 2 lĩnh vực là các doanh nghiệp xây dựng cơng trình và các doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý duy tu.

Vềlĩnh vực hoạt động là quản lý, duy tu và sửa chữa các cơng trình về giao thơng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong tỉnh bao gồm có 3 Cơng ty đảm nhiệm như theo bảng 2.1:

Tên Công ty Nhiệm vụ

Công ty cổ Quản lý và Xây dựng Giao thông Lạng Sơn

- Quản lý tổng chiều dài quốc lộ: 336,5km - Quản lý tổng chiều dài đường tỉnh: 422,7km - Quản lý tổng chiều dài đường huyện: 286,7km Công ty TNHH Xây dựng & Thương

Mại Khánh Dương

- Quản lý tổng chiều dài quốc lộ: 61Km - Quản lý tổng chiều dài đường tỉnh: 236,3km - Quản lý đường nội thị TP Lạng Sơn: 90,5km

Công ty TNHH Quản lý và xây dựng giao thông Đường bộ 244

- Quản lý, duy tu sửa chữa thường xuyên đoạn tuyến QL3 từ km 113+700 đến km 344+436; QL3B từ km 0 đến km 129+00 với chiều dài gần 360 km đi qua 3 tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng và Lạng Sơn

- Quản lý 66km đường Quốc lộ 4A thuộc địa phận tỉnh Lạng Sơn.

Công ty CP Đầu tư xây dựng hạ tầng

kinh tế Trần Mai Quản lý 97,1km đường tỉnh.

Bảng 2.2 Phân công nhiệm vụ cho các Công ty quản lý duy tu năm 2017

(Nguồn: Phịng quản lý Giao thơng, Cơng ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Giao thông Lạng Sơn)

Theo số liệu như bảng trên, Công ty CP QL&XDGT Lạng Sơn hiện nay đang chiếm lĩnh 62% thị phần, đứng đầu trên địa bàn tỉnh vềlĩnh vực quản lý duy tu, sửa chữa các cơng trình giao thơng. Có thể thấy rõ năng lực của Công ty CP QL&XD GTLS thông qua bảng 2.2:

Trong lĩnh vực xây dựng cơng trình giao thơng hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có rất nhiều Doanh nghiệp lớn và có nội lực mạnh: Có thể kể đến như: Công ty TNHH Xây dựng & Thương Mại Khánh Dương; Công ty TNHH TMV Huyền Mạnh, Công ty TNHH TMV Nga Phong, Công ty CP Xây dựng Trường An, ...các doanh nghiệp này đã và đang tạo ra sức cạnh tranh quyết liệt và phức tạp trên thị trường xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Ngoài những Cơng ty lớn nêu trên cịn có các doanh nghiệp độc lập, các doanh nghiệp

STT Tín chất cơng việc Số năm kinh nghiệm

1 Quản lý bảo trì cầu đường bộ 47

2 Thi cơng cầu nhỏ, cầu trung 42

3 Thi công mặt đường, láng nhựa 42

4 Thi công mặt đường cấp phối 36

5 Thi cơng kè, cống thốt nước 42

6 Đào, đắp nền đường 36

7 Thi cơng các cơng trình dân dụng 15

8 Thi cơng các cơng trình thi công mặt

đường asphal 12

9 Thi cơng các cơng trình mặt đường bê tơng xi

măng 17

vừa và nhỏ ở các địa phương. Các doanh nghiệp này quy mô nhỏ, năng lực đấu thầu yếu, nhưng họ lại có quan hệ mật thiết với chính quyền các địa phương, khả năng quyết định nhanh chóng, di chuyển cơ động, am hiểu thị trường giá cả khu vực do vậy họ có thể thắng thầu ở nhiều cơng trình nhỏ mà thị phần của Cơng ty CP QL&XDGT Lạng Sơn còn bỏ ngỏ.

2.2.2.2 Khách hàng:

Với ngành nghề xây dựng và quản lý duy tu các cơng trình giao thơng đường bộ, khách hàng chính của Công ty chủ yếu là các Ban quản lý dự án các huyện thị, UBND các huyện, thành phố, đặc biệt là Sở Giao thông vận tải Lạng Sơn. Với đối tượng khách hàng là cơ quan hành chính Nhà nước, Cơng ty ngày càng chiếm được lịng tin nhờ uy tín và mối quan hệ gắn bó lâu năm từngày cịn là Đoạn Quản lý Đường Bộ. Ngành nghề này có một đặc thù, các công ty khác vừa là đối thủ cạnh tranh vừa có thể là khách hàng tiềm năng. Đối với những cơng trình lớn, cần lực lượng nhân cơng nhiều, u cầu máy móc và kĩ thuật thi cơng tiên tiến hiện đại, thì cơng ty đối thủ sẽ tìm kiếm những nhà thầu thi cơng có uy tín và nội lực cùng bắt tay trở thành liên danh để thi cơng cơng trình.

Nắm bắt được những yếu tố ấy, Công ty không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, củng cố niềm tin của các nhà đầu tư, khẳng định vị thế trên thương trường và trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các khách hàng tiềm năng.

2.2.2.3 Nhà cung ứng:

Vật liệu để cung cấp cho ngành sản xuất kinh doanh của Công ty rất đa dạng và cần khối lượng, số lượng rất lớn. Trong điều kiện thị trường mở cửa, số lượng nhà cung ứng hàng hóa rất nhiều. Vấn đề đặt ra là Cơng ty phải lựa chọn sáng suốt những nhà cung ứng đạt chất lượng mà giá thành lại cạnh tranh.

Ngoài ra còn những nhà cung ứng cho các nguồn nguyên vật liệu khác phục vụ cho thi công. Việc lựa chọn những nhà cung cấp thân thiết và có chất lượng tạo được rấtnhiều thuận lợi cho công việc sản xuất kinh doanh của Cơng ty. Từ chỗ ln có sẵn nguồn hàng tới việc tạo ra được lối mịn thanh quyết tốn đều là những thuận lợi rất lớn đối với cơng việc địi hỏi tiến độ về thời gian như công việc của Công ty CP Quản lý & XDGT Lạng Sơn. Ngoài những nhà cung cấp này ra, Cơng ty ln ln mở rộng tìm kiếm những nhà cung ứng khác có tiềm năng để sẵn sàng thay thế trong điều kiện xảy ra những rủi ro không mong muốn.

Do gặp khó khăn vì vốn điều lệ thấp, Công ty luôn chú trọng trong việc thiết lập và giữ gìn mối quan hệ với các nhà cung cấp vốn. Hiện tại Cơng ty có mối quan hệ thân thiết

Tên vật liệu Nhà cung ứng

Cacboncor Asphal Công ty CP Cacbon Việt Nam

Gạch lát vỉa hè Công ty CP TM&DV Vigera Hà Nội

Xi măng The vissai Ninh Bình

Đá hộc, đá dăm các loại Mỏ đá Hồng Phong, mỏ đá Giang Sơn

Bê tông nhựa Công ty CP Sản xuất TMDV Giang Sơn, CTCP Cơng trình 207,..

Bê tông thương phẩm Công ty CP gạch ngói Hợp thành

Máy móc thi cơng xây dựng Cơng ty TNHH máy cơng trình Tùng Sơn Sơn nhiệt dẻo Công ty CP SX&TM Thành Sơn, Công ty

TNHH đầu tư TM và Sản xuất Thành Lợi Việt Nam, ...

Bảng 2.4 Danh sách nhà cung ứng vật liệu

Nguồn: Phịng Kế hoạch Kỹ thuật – Vật tư, Cơng ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Giao thông Lạng Sơn

với 3 Ngân hàng lớn trên địa bàn là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Các Ngân hàng này đã hỗ trợ rất lớn cho Công ty, giúp Công ty khắc phục được tạm thời sự thiếu hụt nguồn vốn đểđầu tư cho lao động sản xuất.

2.2.2.4 Đối thủ tiềm ẩn:

Ngành xây dựng Giao thông rất giàu tiềm năng, do vậy, ngày càng nhiều những công ty xây dựng mở ra tiến vào thị trường, cũng khơng ít những Cơng ty xây dựng cơ bản đang dần lấn sân sang lĩnh vực xây dựng giao thông. Theo thống kể của Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Lạng Sơn, năm 2016 trên địa bàn tỉnh có 37 doanh nghiệp vừa và nhỏ đăng kí kinh doanh ngành nghề xây dựng giao thơng. Những cơng ty này hoặc là có mối quan hệ mật thiết với các chủ đầu tư hoặc là có nội lực lớn mạnh; đang dần dần chiếm lĩnh vị trí nhất định trên thị trường và trở thành đối thủ tiềm ẩn của Công ty CP QL&XDGT Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông lạng sơn (Trang 65 - 69)