.5 Các cấp chiến lượ c

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông lạng sơn (Trang 31 - 33)

Tập trung hỗ trợ vào việc bố trí của chiến lược công ty và tập trung vào các lĩnh vực tác nghiệp, những lĩnh vực kinh doanh trong cơng ty. Có thể xem các chiến lược cấp chức năng là chiến lược hỗ trợ nhằm thực hiện thành công chiến lược cấp kinh doanh và chiến lược cấp công ty.

1.3.1.4 Chiến lược tổng quát:

Chiến lược tổng quát là CLKD của DN vạch ra mục tiêu phát triển DN trong khoảng thời gian dài. Chiến lược tổng quát tập trung vào các mục tiêu sau:

- Tăng khả năng sinh lợi: Tối đa hoá lợi nhuận với chi phí thấp nhất, mục tiêu tỷ lệ sinh lợi của đồng vốn và lợi nhuận càng cao càng tốt phải là mục tiêu tổng quát của mọi DN.

- Tạo thế lực trên thị trường: Thường được đo bằng phần thị trường mà DN kiểm soát được; tỷ trọng hàng hoá hay dịch vụ của DN so với tổng lượng cung về hàng hố, dịch vụ đó trên thị trường; khả năng tài chính, khả năng liên doanh, liên kết trong, ngoài nước; mức độ phụ thuộc của các DN khác vào DN; uy tín, tiếng tăm của DN.

- Bảo đảm an toàn trong kinh doanh: Kinh doanh luôn gắn liền với may rủi, rủi ro là sự bất trắc không mong đợi nhưng các nhà chiến lược khi xây dựng chiến lược chấp nhận nó thì sẽ tìm cách ngăn ngừa, né tránh, hạn chế, nếu có chính sách phịng ngừa tốt thì thiệt hại sẽở mức thấp nhất.

1.3.2 Các chiến lược kinh doanh bộ phận (chức năng)

Chiến lược bộ phận bao gồm: - Chiến lược giá:

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hố đó. Giá đóng vai trị quyết định trong việc mua hàng này hay hàng khác đối với người tiêu thụ. Đối với công ty, giá có vị trí quyết định cạnh tranh trên thị trường. Việc định giá sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận.

Chiến lược giá là chiến lược mà DN luôn luôn phải theo đuổi vì bao giờ họcũng muốn sản xuất ra sản phẩm với giá thấp nhất.

- Chiến lược sản phẩm:

DN thường phải chú ý đến những điểm nhấn mạnh như chất lượng tốt, dịch vụ chu đáo, thiết kế sáng tạo, tính năng kỹ thuật đa dạng, những ấn tượng mạnh mẽ về nhãn hiệu sản phẩm.

Mối quan hệ giữa chiến lược tổng quát và chiến lược bộ phận được thể hiện quamơ hình sơ đồhình dưới đây:

1.3.2.1 Phân loại chiến lược kinh doanh theo nội dung chiến lược:

Căn cứ vào nội dung của các chiến lược, các nhà quản lý người Pháp cho rằng chiến lược kinh doanh bao gồm các loại:

+ Chiến lược thương mại: là chiến lược áp dụng cho toàn bộ các hoạt động thương mại của công ty từ việc thu mua cung cấp các yếu tố đầu vào đến việc phân phối tiêu thụ các sản phẩm đầu ra của cơng ty đó.

+ Chiến lược cơng nghệ và kỹ thuật: định hướng cho công tác nghiên cứu phát triển đổi mới công nghệ, sản phẩm... trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như hiện nay thì chiến lược cơng nghệ va kỹ thuật đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của DN đây chính là cơng cụ hữu ích tạo lợi thế cạch tranh cho DN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông lạng sơn (Trang 31 - 33)