Phân tích SWOT và các kết hợp chiến lược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông lạng sơn (Trang 37 - 40)

4. Phương pháp nghiên cứu:

1.4 Các phương pháp phân tích, lựa chọn chiến lược kinhdoanh

1.4.2 Phân tích SWOT và các kết hợp chiến lược

Ma trận SWOT là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho nhà quản trị phát triển 4 loại chiến lược.

Chiến lược điểm mnh – cơ hội (SO): Là chiến lược sử dụng những điểm mạnh bên trong của DN để tận dụng những cơ hội bên ngồi. Thơng thường các tổ chức sẽ theo đuổi các chiến lược WO, ST hay WT để có thể vào vị trí mà họ có thể áp dụng các chiến lược SO. Khi DN có những điểm yếu lớn thì nó sẽ cố gắng vượt qua, làm cho chúng trờ thành những điểm mạnh. Khi một tổ chức phải đối đầu với những mối đe dọa quan trọng thì nó sẽtìm cách tránh chúng để có thể tập trung vào những cơ hội

Chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO): Là chiến lược nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngồi. Đơi khi những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại, nhưng DN có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ hội này.

Chiến lược điểm mnh – nguy cơ (ST): Chiến lược sử dụng các điểm mạnh của DN để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa bên ngoài. Điều này khơng có nghĩa một tổ chức hùng mạnh ln gặp phải những mối đe dọa bên ngoài.

Chiến lược điểm yếu – nguy cơ (WO): Là chiến lược phòng thủ nhằm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa từ bên ngoài

Để lập ma trận SWOT người quản trị phải thực hiện qua 08 bước như sau: Bước 1: Liệt kê những cơ hội chủ yếu từmơi trường bên ngồi (O1, O2…) Bước 2: Liệt kê những đe dọa chủ yếu từmơi trường bên ngồi (T1, T2…)

Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu của DN (S1, S2….) Bước 4: Liệt kê các điểm yếu chủ yếu của DN (W1, W2….)

Bước 5: Kết hợp các điểm mạnh với cơ hội hình thành các chiến lược (SO) Bước 6: Kết hợp các điểm yếu với cơ hội hình thành các chiến lược (W0) Bước 7: Kết hợp các điểm mạnh với đe dọa hình thành các chiến lược (SO) Bước 8: Kết hợp các điểm yếu với đe dọa hình thành các chiến lược (WT)

Mơ hình phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của công ty thông qua việc phân tích tình hình bên trong (Strengths and Weaknesses) và bên ngồi (Opportunities and Threats) cơng ty. SWOT thực hiện lọc thông tin theo một trật tự dễ hiểu và dễ xửlý hơn.

Các yếu tố bên trong cần phân tích có thể là: Văn hóa cơng ty, hình ảnh cơng ty, cơ

cấu tổ chức, nhân lực chủ chốt, khả năng sử dụng các nguồn lực, kinh nghiệm đã có, hiệu quả hoạt động, năng lực hoạt động, danh tiếng thương hiệu, thị phần, nguồn tài chính, hợp đồng chính yếu, bản quyền và bí mật thương mại.

Các yếu tố bên ngồi cần phân tích có thể là: Khách hàng, đối thủ cạnh tranh xu hướng thị trường, nhà cung cấp, đối tác, thay đổi xã hội, công nghệ mới, môi trường kinh tế, mơi trường chính trị và pháp luật.

Chất lượng phân tích của mơ hình SWOT phụ thuộc vào chất lượng thơng tin thu thập được. Thơng tin cần tránh cái nhìn chủ quan từ một phía, nên tìm kiếm thơng tin từ mọi phía: Ban giám đốc, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, đối tác chiến lược, tư vấn…. SWOT cũng có phần hạn chế khi sắp xếp các thơng tin với xu hướng giản lược. Điều này làm cho nhiều thơng tin có thể bị gị ép vào vị trí khơng phù hợp với bản chất vấn đề. Nhiều đề mục có thể bị trung hịa hoặc nhầm lẫn giữa hai thác cực S-W và O-T do quan điểm của nhà phân tích. Một kỹ thuật tận dụng phương pháp SWOT để phân tích chiến lược có tên là phân tích TOWS, đó là phương pháp kết hợp từ phân tích các yếu tố bên ngồi đến bên trong (TOWS) hoặc ngược lại từ bên trong ra bên ngoài (SWOT).

Nhận xét về ma trận SWOT : Ưu điểm :

- Ma trận SWOT phân tích tương đối hồn chỉnh sự kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngồi của DN để hình thành các chiến lược.

- Có thểgiúp DN đề xuất những giải pháp chiến lược trên cơ sở phân tích MTKD.

Nhược điểm :

-Yêu cầu một lượng thông tin đầy đủ và chính xác về việc phân tích các yếu tố bên trong và bên ngồi DN.

- Chỉ giúp DN đề xuất các giải pháp có thể lựa chọn chứ khơng giúp họ lựa chọn được các CLKD tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông lạng sơn (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)