Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông lạng sơn (Trang 44)

4. Phương pháp nghiên cứu:

1.6 Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Để thực hiện bài luận văn này, tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu một số cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến bài luận gồm có:

+ Luận văn “Đề xuất một số giải pháp SXKD cho Tổng cơng ty Xây dựng cơng trình giao thông 1 - Bộ GTVT” của tác giả Trần Đức Bá Cao – trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

+ Luận văn “Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh tại CTCP Dịch vụ & Vận tải biển Vũng Tàu giai đoạn 2016-2020” của tác giả Đinh Đức Thiện – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Tác giả lựa chọn nghiên cứu hai cơng trình trên vì những lý do sau:

- Sựtương đồng vềmơi trường nghiên cứu: Môi trường nghiên cứu đều là các công ty dịch vụ về giao thông và vận tải.

-Sự tương đồng về đề tài nghiên cứu: Đề tài đều là nghiên cứu tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại các Công ty.

Vềcơ bản, qua quá trình nghiên cứu nội dung của những bài luận văn trên, tác giảđã nắm được tình hình hoạt động và vai trị của việc xây dựng chiến lược kinh doanh đối với sự phát triển và thành công của những doanh nghiệp lớn

Tuy vậy, mỗi cơng trình nghiên cứu lại những giá trị riêng. Với luận văn “Đề xuất một số giải pháp SXKD cho Tổng cơng ty Xây dựng cơng trình giao thơng 1 - Bộ GTVT”

quyết những khó khăn của Tổng công ty như: Quy mô lớn, bộ máy nhân sự cồng kềnh, sự phối hợp giữa các Công ty con và các chi nhánh chưa cao; áp lực cạnh tranh ngày càng lớn,… tuy nhiên, những giải pháp mà tác giảđưa ra tại thời điểm năm 2014, đến nay đã mất dần đi tính hiệu quả do sựthay đổi của môi trường kinh doanh. Do vậy, tác giả rút ra kết luận, công tác hoạch định chiến lược kinh doanh là công việc rất quan trọng, cần thiết và phải được thực hiện liên tục nhằm nhận ra những điểm yếu và thế mạnh trong từng thời kỳ khác nhau, lấy đó làm cơ sở hoạch định các chiến lược đúng đắn.

Còn với luận văn “Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh tại CTCP Dịch vụ & Vận tải biển Vũng Tàu giai đoạn 2016-2020” của tác giả Đinh Đức Thiện, do đối tượng nghiên cứu của tác giả và của bài luận văn trên khác nhau về ngành nghề kinh doanh nên tác giả chỉ có thể tham khảo phương pháp nghiên cứu phân tích, kết luận. Nhìn chung, đối với một doanh nghiệp dù quy mơ lớn hay nhỏ đều gặp phải những khó khăn, thuận lợi nhất định. Và những khó khăn, thuận lợi đó sẽ quyết định nội dung của cơng tác hoạch định chính sách cho mỗi doanh nghiệp.

Việc tiếp thu những giá trị của những cơng trình nghiên cứu trên đã giúp tác giả có một cái nhìn bao quát tổng thể hơn về lĩnh vực xây dựng CLKD, từ đó rút ra được những kinh nghiệm thực tiễn để hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình.

Kết luận chương 1

CLKD có ý nghĩa rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của bất cứ một DN nào. Xây dựng một CLKD đúng đắn, phù hợp sẽlà điều kiện tiên quyết cho sự thành công, phát triển lâu dài và bền vững cho DN đó.

Trong chương 1, luận văn đã làm rõ những nội dung cơ bản trong cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp. Trong đó, tập trung làm rõ quy trình hoạch định chiến lược phát triển và những mơ hình phục vụ cho q trình phân tích mơi trường kinh doanh, hình thành và lựa chọn chiến lược phát triển tối ưu cho doanh nghiệp. Có thể khẳng định rằng, nội dung của chương 1 chính là căn cứ lý luận có giá trị khoa học cho việc nghiên cứu những chương tiếp theo của luận văn. Lấy đó làm nền tảng để áp dụng vào việc phân tích nhằm tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội để xây dựng CLKD cho Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Giao thơng Lạng Sơn.

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN T CHIẾN LƯỢC CA CÔNG TY C PHN QUN LÝ VÀ XÂY DNG GIAO THÔNG LẠNG SƠN 2.1 Gii thiu v Công ty C phn Qun lý và Xây dng giao thơng Lạng Sơn

2.1.1 Q trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần QL và XDGT Lạng Sơn, tiền thân là Đoạn Quản lý đường bộ Lạng Sơn được thành lập năm 1962. Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Đế quốc Mỹ ngang nhiên tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta, tập trung máy bay, tàu chiến đánh phá ác liệt hệ thống giao thông vận tải nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủnghĩa vào chiến trường miền Nam. Trong tình hình đó, cơng tác bảo dảm giao thơng vận tải đã trở thành một nhiệm vụ chiến lược, mang tính sống cịn đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Đoạn QLĐB là một bộ phận của Ty Giao thơng Cơng chính, nay là Sở GTVT Lạng Sơn. Có nhiệm vụ Quản lý và bảo trì đường bộ.

Quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Giao thông Lạng Sơn từ khi thành lập đến nay được chia làm 5 giai đoạn:

Bảng 2.1 Các giai đoạn hình thành và phát triển của Cơng ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Giao thông Lạng Sơn

Giai đoạn từ

tháng 4/1962 -1975

Tên gọi: Đoạn Quản lý đường bộ

Nhiệm vụ: quản lý khôi phục, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường đã có, phát triển thêm mạng lưới giao thơng liên huyện, liên xã để phục vụ cho việc khôi phục và phát triển kinh tế đất nước.

Hoạt động: Đảm bảo giao thông, phục vụ chiến đấu, với khẩu hiệu "Địch phá, ta sửa, ta đi". Kết quả là đã làm nhiều đường ngầm, đường tránh, đường phụ, cầu phao, bến phà đã được xây dựng bằng đúng vật liệu địa phương như: Tre, gỗ, luồng... Những cơng trình trọng điểm như: Ngầm Gốc Hổng (Hữu Lũng); ngầm Thác Trà (thị xã Lạng Sơn), phà Pò Lọi, ngầm Pò Lọi (Lộc Bình); cầu phao, cầu phà Mẹt (Hữu

Lũng); cầu Phao (Tu Đồn); phà Bản Trại (Tràng Định); cầu cáp + phà Kỳ Lừa...

Giai đoạn từ

1976-1985

Nhiệm vụ: Tập trung khắc phục lại hệ thống cầu, cống, đường sá ở 2 tuyến QL. 4A và QL.4B cũng như các tuyến đường Địa phương của 5 huyện biên giới và Thị xã Lạng Sơn (nay là thành phố Lạng Sơn).

Hoạt động: quản lý hệ thống cầu Kỳ Lừa, cầu tràn Văn Mịch, cầu tràn Na Sầm , cầu tràn Pò Lọi và một số cầu dầm I mặt bê tông lắp ghép trên tuyến QL4A, QL4B để phục vụ phát triển kinh tế văn hoá xã hội , an ninh quốc phịng trên địa bàn tính Lạng Sơn.

Giai

đoạn1986- 9/2002

Tên gọi: Xí nghiệp Quản lý đường bộ

Nhiệm vụ: Công tác quản lý và duy tu bảo dưỡng thường xuyên, xây dựng các cơng trình giao thơng nhỏ và vừa, đảm bảo giao thông mọi tinh huống, đảm bảo giao thơng mọi tình huống.

Hoạt động: Quản lý 406Km đường Quốc lộ, 215Km đường địa phương, quản lý các thiết bị phòng hộ ATGT bao gồm: 20.000 cọc tiêu, 947 biển báo các loại, 412 cột Km, 166m dài hộ lan, 114 kè với tổng chiều dài 4.100m

Giai đoạn từ

tháng10/2002

đến tháng

3/2009

Tên gọi: Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ Lạng Sơn

Nhiệm vụ: Quản lý nhà nước về các Cơng trình giao thơng cầu, đường bộ. Bảo vệ hành lang đường bộ và các tuyến được bộ giao thông vận tải uỷ thác và các tuyến giao thông tỉnh lộ được UBND tỉnh Lạng Sơn giao, bảo dưỡng thường xuyên cầu đường bộ được giao, sửa chữa vừa và nhỏ các cơng trình giao thơng, đảm bảo giao thơng trên tuyến được giao Cơ sở hạ tầng được quản lý và bảo trì đường bộ bao gồm:

+ 393,70 Km đường Quốc lộ (QL1B, QL4A, QL4B, QL279, QL31) + 369,30 Km đường Tỉnh lộ (Trên 17 tuyến tỉnh lộ...)

Cán bộ CNVC thời kỳ này có 446 người được biên chế gồm 4 phịng nghiệp vụ, 11 Hạt quản lý, 1 đội xe máy 2 Đội xây dựng cơng trình.

Giai đoạn từ

tháng 4/2009

đến nay.

Tên gọi: Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Giao thơng Lạng Sơn. Ngày 10/4/2009 Cơng ty chính thức hoạt động theo mơ hình Cơngty cổ phần, nhà nước chiếm giữ số vốn trên 73,33 % vốn điều lệ trong tồn Cơng ty.

Nhiệm vụ: quản lý và bảo trì đường bộ và ĐBGT trong mọi tình huống. Ngồi ra Cơng ty đăng ký mở rộng ngành nghề kinh doanh để tăng cường sự cạnh tranh trong lĩnh vực SXKD và hỗ trợ cho nhiệm vụ cơng ích trong quản lý, sửa chữa cầu đường, ĐBGT trên các tuyến đươc giao. Công ty được giao quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường Trung ương và Địa phương là 30 tuyến với tổng chiều dài 1003 Km. Trong đó gồm: 397,5 Km đường Quốc lộ và 605,5 Km đường Tỉnh lộ; 182 cầu với 5.516 md; 258 kè với 7.870md; trên 2.490 biển báo và 47.563 md hộ lan các loại...

Tổng số cán bộ - CNVC Công ty: Hiện nay có 244 người, trong đó số cán bộ có trình độ đại học: 26 người. Cao đẳng: 13 người. Trung cấp: 63 người, cịn lại là cơng nhân kỹ thuật và công nhân duy tu.

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh

Nhiệm vụ cơng ích: Quản lý, duy tu, sửa chữa cầu đường bộ, bảo vệ hành lang cầu đường bộ, xây dựng các cơng trình đường bộ, sửa chữa vừa và nhỏ các cơng trình giao thơng đảm bảo trên các tuyến đường được giao quản lý.

Nhiệm vụ kinh doanh: Xây dựng các cơng trình kỹ thuật dân dụng khác, lắp đặt hệ thống điện, hệ thống thoát nước và lắp đặt xây dựng khác, xây dựng nhà các loại, phá dỡ chuẩn bị mặt bằng, khai thác đá, cát, sỏi, đất sét, khai thác quặng kim loại, kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu chủ sử dụng hoặc đi thuê.

Công ty được giao quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường Trung ương và Địa phương là 30 tuyến với tổng chiều dài 1003 Km. Trong đó gồm: 336,5 Km đường Quốc lộ, 422,7Km đường Tỉnh lộ và 286,7km đường Huyện; 182 cầu với 5.516 md; 258 kè với 7.870md; trên 2.490 biển báo và 47.563 md hộ lan các loại...

2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý

2.1.3.1 Đại hội Đồng Cổ đông

Đại hội Đồng Cổđông là tổ chức quyền lực có thẩm quyền cao nhất của Cơng ty theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ của Công ty. Đại hội Đồng Cổđơng có trách nhiệm đưa ra những chính sách dài hạn và ngắn hạn về việc phát triển của Công ty, bầu ra Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm sốt của Cơng ty.

2.1.3.2 Hội đồng Quản trị

Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý Cơng ty, có tồn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đềliên quan đến mục đích, quyền lợi và hoạt động của Cơng ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội Đồng Cổđông mà không được ủy quyền. Hội đồng Quản trị của Cơng ty hiện nay gồm 05 thành viên có trách nhiệm xây dựng

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty CPQL & XDGT Lạng Sơn

các kế hoạch kinh doanh, đưa ra các biện pháp, các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu do Đại hội Đồng Cổđông đề ra. Khi thực hiện chức năng, quyền và nghĩa vụ của mình, Hội đồng quản trị tuân thủđúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Đại hội đồng cổđông.

2.1.3.3 Ban Giám đốc

Ban Giám đốc là cơ quan điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Đại hội Đồng Cổ đông, Hội đồng Quản trị, và pháp luật về toàn bộ việc tổ chức kinh doanh, thực hiện các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của Công ty. Ban Giám đốc của Công ty hiện nay gồm 04 thành viên, trong đó có 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc:

- Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổđông thông qua;

- Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo nhiệm vụ được giao, giải quyết và chịu trách nhiệm về các công việc khi được uỷ quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị;

- Vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, Giám đốc phải trình Hội đồng quản trị phê chuẩn kế hoạch kinh doanh chi tiết cho năm tài chính tiếp theo trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu của ngân sách phù hợp cũng như kế hoạch tài chính năm (05) năm;

Nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó Giám Đốc:

Phó Giám đốc là người trợ giúp Giám đốc trong công việc quản lý, điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công, ủy quyền của Giám đốc, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụđược Giám đốc phân công, ủy quyền.

2.1.3.4 Ban Kiểm soát

Ban Kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội Đồng Cổ đông, do Đại hội Đồng Cổ đơng bầu ra. Ban kiểm sốt của Cơng ty hiện nay gồm 03 thành viên có nhiệm vụ kiểm

tra tính hợp lý và hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Cơng ty. Ban kiểm sốt có quyền đề xuất lựa chọn cơng ty kiểm tốn độc lập, mức phí kiểm tốn và mọi vấn đề có liên quan; Thảo luận với kiểm tốn viên độc lập về tính chất và phạm vi kiểm toán trước khi bắt đầu việc kiểm toán; Xin ý kiến tư vấn chuyên nghiệp độc lập hoặc tư vấn về pháp lý và đảm bảo sự tham gia của những chun gia bên ngồi cơng ty với kinh nghiệm trình độ chun mơn phù hợp vào công việc của công ty nếu thấy cần thiết; Kiểm tra các báo cáo tài chính năm, sáu tháng và hàng quý trước khi đệ trình Hội đồng quản trị; Thảo luận về những vấn đề khó khăn và tồn tại phát hiện từ các kết quả kiểm toán giữa kỳhoặc cuối kỳ cũng như mọi vấn đề mà kiểm toán viên độc lập muốn bàn bạc; Xem xét thư quản lý của kiểm toán viên độc lập và ý kiến phản hồi của ban quản lý công ty; Xem xét báo cáo của công ty về các hệ thống kiểm soát nội bộ trước khi Hội đồng quảntrị chấp thuận; và xem xét những kết quả điều tra nội bộ và ý kiến phản hồi của ban quản lý.

2.1.3.5 Phòng Tổ chức - Hành chính Chức năng

- Tổng hợp và tham mưu, giúp việc cho Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc công ty và tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo vệ quân sự theo luật và quy chế công ty. Thu thập, xử lý thông tin và chọn lọc thông tin cung cấp cho lãnh đạo từ đó đề xuất phương án cho lãnh đạo lựa chọn và quyết định.

- Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận trongcông ty thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế công ty.

Nhiệm vụ

- Tổ chức thực hiện cơng tác hành chính quản trị trong cơng ty gồm: Cơng tác văn phịng; văn thư, lưu trữ; quản lý con dấu, lưu giữ tài liệu, kỷ vật; quản lý tài sản, trang thiết bị; bảo vệ bảo đảm an toàn cơ quan; xây dựng cơ quan an tồn văn hố; tun truyền phổ biến pháp luật; vệ sinh các khu vực chung, các phòng Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Phó Giám đốc; tổ chức thực hiện công tác khánh tiết hội họp; quản lý phương tiện và phân cônglái xe phục vụ công tác và sản xuất;

- Thực hiện các công tác liên quan đến tổ chức và nhân sự; quản lý và thực hiện đào tạo và tuyển dụng cán bộ; quản lý, lưu giữ và cập nhật hồ sơ cán bộ trong suốt quá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông lạng sơn (Trang 44)