.2 Chỉ số sản xuất Công nghiệp giai đoạn 2012 –2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông lạng sơn (Trang 59)

Nguồn: "Nhìn lại bức tranh kinh tế Việt Nam" của Đức Minh – báo Tri thức trẻ ngày 31/12/2016 0 2 4 6 8 10 12

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

% 6 8 10 12 % download by : skknchat@gmail.com

- Sản xuất công nghiệp thấp hơn 2 năm trở lại đây: Tính chung cả năm 2016, chỉ số tồn ngành cơng nghiệp tăng 7,5% so với năm 2015, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,8% của năm 2015 và 7,6% của năm 2014 do các ngành khai khoáng giảm mạnh. Trong các ngành công nghiệp, ngành chế biến chế tạo tăng 11,2%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,5%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 7,2%; ngành khai khoáng giảm sâu ở mức 5,9%.

- DN mới thành lập mới tăng kỷ lục:

Tính chung cả năm 2016, số doanh nghiệp thành lập mới đạt mức kỷ lục với 110,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 16,2% so với năm 2015.Tổng vốn đăng ký là 891,1 nghìn tỷ đồng, tăng 48,1%. Số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới năm 2016 là 8,1 tỷđồng, tăng 27,5% so với năm 2015.

Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong năm là 1.268 nghìn người, bằng 86,1% năm 2015. Trong năm nay, cịn có 26.689 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tang 24,1% so với năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2016 lên gần 136,8 nghìn doanh nghiệp.

Đồ thị 2.10 Số lượng Doanh nghiệp đăng kí thành lập mới gia đoạn 2012-2016

Nguồn: "Nhìn lại bức tranh kinh tế Việt Nam" của Đức Minh –báo Tri thức trẻ ngày 31/12/2016. 0 20 40 60 80 100 120

- Tăng trưởng bán lẻ: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ doanh thu tiêu dùng năm 2016 ước tính đạt 3.527,4 nghìn tỷđồng, tăng 10,2% so với năm trước (năm 2015 tăng 9,8%), nếu loại trừ yếu tố giá thì cịn tăng 7,8%, thấp hơn mức tăng 8,5% so với năm trước do sức mua không biến động lớn trong khi giá tiêu dùng năm nay cao hơn năm trước.

- Cán cân thương mại năm 2016, suất siêu 2,68 tỷ USD: Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2016 ước đạt 175,9 tỷUSD, tăng 8,6% so với năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 50 tỷ USD, tăng 4,8%. Khu vực FDI (kể cả dầu thô) đạt 125,9%, tăng 10,2%. Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2016 ước đạt 173,3 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 71,1 tỷ USD, tăng 4%; khu vực FDI đạt 102,2 tỷUSD, tăng 5,1%.Cán cân thương mại tính chung cả năm 2016 suất siêu 2,68 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 21,02 tỷ USD, khu vực FDF xuất siêu 23,7 tỷ USD.

- CPI cảnăm 2016 tăng 4,74%:

CPI tháng 12/2016 tăng 4,74% so với tháng 12/2015, bình quân mỗi tháng tăng 0,4%. CPI bình quân năm 2016 tăng 2,66% so với bình quân năm 2015.

Mặc dù mức tăng của năm 2016 cao hơn so với năm 2015 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng CPI bình quân của một sốnăm gần đây, đồng thời vẫn nằm trong giới hạn mục tiêu 5% mà Quốc hội đề ra.

Lạm phát cơ bản tháng 12/2016 tăng 0,11% so với tháng trước và tang 1,87% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2016 tăng 1,83% so với bình quân năm 2015.

Trong bối cảnh như vậy, CTCP Quản lý và Xây dựng Giao thông Lạng Sơn cũng như các công ty khác đều gặp nhiều khó khăn do tác động của nền kinh tế. Hơn nữa, số lượng DN mới tăng kỉ lục cũng là một bất lợi lớn cho Công ty trong việc giữ gìn thị phần và vươn ra khu vực khác.

2.2.1.4 Chính trị và luật pháp:

Vì vậy, mọi chủ trương, đường lối chính sách đều được nhất quán và đồng bộ từ trên xuống, tạo ra mơi trường kinh doanh bình đẳng, tiến bộnhưng đầy sức cạnh tranh. Hiện nay, Việt Nam là một đất nước ổn định, an tồn về chính trị và đây là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần làm cho các nhà đầu tư trên thế giới ngày càng hướng sự chú ý vào Việt Nam; Các doanh nghiệp nước ngoài đã dần thay đổi quan niệm về tình trạng quan liêu, thủ tục phức tạp mà họ thường gặp phải trong quá trình đầu tư vào Việt Nam trước đây.

Tình hình chính trị ổn định là một trong những lý do quan trọng để hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển, mở ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp xây dựng.

Tuy nhiên, mặt trái của những thuận lợi đem tới từ sựổn định chính trị đó chính là áp lực cạnh tranh của các cơng ty khác đối với Công ty.

Hoạt động trong xây dựng giao thông vận tải nhận được ưu tiên phát triển rất lớn từ phía cơ chế, chính sách của Nhà nước. Quyết định số 356/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã đưa ra giải pháp: tăng mức đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông bằng ngân sách nhà nước hàng năm đạt3,5- 4,5%GDP. Như vậy đối với ngành giao thơng nói chung và CTCP Quản lý và Xây dựng Giao thơng Lạng Sơn nói riêng, nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng là rất lớn.

Thêm nữa, Chương trình tổng thể cải cách thủ tục hành chính của Việt Nam trong hơn một thập kỷqua, đặc biệt là trong những năm gần đây, kể từ khi bắt đầu thực hiện Đề án 30 theo Quyết định số30/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 Phê duyệt Đề án Đơn giản hố thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 và Nghị quyết Số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn2011-2020 cũng tạo điều kiện rất lớn cho công việc của Công ty trởnên đơn giản hóa và nhanh gọn mọi thủ tục.

Trong q trình hoạt động, Cơng ty phải đối mặt với những rủi ro pháp lý. Rủi ro pháp lý có thể hiểu là sự kiện pháp lý không chắc chắn, có thể xảy ra và ảnh hưởng đến mục tiêu của chủ thể pháp lý. Hay nói các khác, rủi ro pháp lý là một sự kiện pháp lý có thể

xảy ra hoặc khơng xảy ra (tức là có xác suất dưới 100%) và khi xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu của doanhnghiệp. Một số rủi ro pháp lý Cơng ty có thể gặp phải như sau:

- Hệ thống pháp luật của nước ta chưa thật sự hoàn chỉnh, tồn tại của nhiều quy định phức tạp, chồng chéo trong lĩnh vực hành chính, kinh tế - thương mại, trong đó có lĩnh vực dịch giao thông.

- Hoạt động của Công ty chịu sự chi phối của rất nhiều Luật, chính sách, quy định như: Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư, Luật xây dựng, Luật Thương Mại, Luật Dân sự, ...

Như vậy, mặc dù Công ty nhận được sự ưu tiên phát triển từ phía cơ chế chính sách của Nhà nước, tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thực tế, do nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan từ phía các cơ quan quản lý mà rủi ro pháp lý vẫn xảy ra với công ty, mặc dù mức độvà cường độ xảy ra rủi ro là không cao.

2.2.1.5 Văn hóa - Xã hội:

Thực tế thì với nhiều ngành kinh doanh, ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến hoạt động của các doanh nghiệp thường khá rõ rệt và yếu tốnày được xem xét rất kỹ khi xây dựng chiến lược phát triển.

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi với nhiều dân tộc thiểu số, phần đa trình độ dân trí và đời sống nhân dân chưa cao; người dân hiền lành chất phác. Do vậy, nguồn nhân cơng ởđây tương đối dễ tìm và là những người rất chăm chỉ, trung thực, tuy nhiên tay nghề chưa cao. Đối với lĩnh vực xây dựng và quản lý duy tu các cơng trình giao thơng mà Cơng ty đang đảm nhận, đây là một khó khăn nằm trong thuận lợi mà lãnh đạo Công ty sẽ phải cân nhắc trong khi xây dựng CLKD cho Công ty.

2.2.1.6 Kỹ thuật - công nghệ:

Hiện nay kỹ thuật công nghệ ngày càng được nghiên cứu và phát triển. Những thành tựu mới của ngành xây dựng giao thông ra đời như: công nghệ thi công bê tông nhựa đường cao su; công nghệ mặt đường bê tông đầm lăn (RCC);công nghệ MDP (Machine Drive Power) ... Đều được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng, góp phần tăng chất lượng cơng trình ngày càng cao. Để theo kịp tiến độ của ngành cũng như có thể

cạnh tranh trên thị trường, Cơng ty phải không ngừng cố gắng tiếp thu học hỏi những kỹ thuật – công nghệ mới và ứng dụng nhuần nhuyễn vào cơng tác thi cơng của mình.

2.2.1.7 Tự nhiên:

Lạng Sơn là một tỉnh của vùng Đơng Bắc Bộ, có diện tích 8.328km2; khí hậu phân mùa rõ rệt, đồi núi chiếm hơn 80% diện tích cả tỉnh, dạng địa hình phổ biến ở Lạng Sơn là núi thấp và đồi, độ cao trung bình 252 m so với mặt nước biển. Việc nắm rõ địa hình và khí hậu sẽ giúp cho Cơng ty có những CLKD đúng đắn, phù hợp với địa thế của cơng trình thi cơng.

Lạng Sơn có 07 tuyến Quốc lộ: Quốc lộ 1A, 1B, 3B, 31, 4A, 4B, 279 và đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn (Đang xây dựng) chạy qua, ngồi ra cịn có các tuyến đường tỉnh và đường huyện. Với nhiều tuyến đường như vậy, nhu cầu quản lý duy tu bảo dưỡng là công việc thường xuyên và là trách nhiệm không thể xem nhẹ của Công ty, đảm bảo các con đường huyết mạch từ miền xuôi lên đến vùng biên giới. Ngoài ra, do địa thế đường núi cao và uốn lượn khúc khuỷu, hiện nay nhiều nơi vùng sâu vùng xa mà bà con các dân tộc thiểu số đang cư trú còn chưa được đầu tư hạ tầng giao thông. Nắm được những nhu cầu trên, Công ty sẽ nhận thấy được cơ hội và thách thức để vạch ra chiến lược phát triển kinh doanh.

Đánh giá về s phù hợp định hướng phát trin ca Cơng ty với định hướng ca ngành, chính sách ca Nhà nước, và xu thế chung trên thế gii:

Sự phù hợp định hướng phát triển của Công ty với định hướng của ngành, chính sách của Nhà nước và xu thế chung trên thế giới thể hiện bằng việc Công ty quyết tâm chuyển đổi sang hoạt động theo mơ hình mới là Cơng ty cổ phần. Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay với nền kinh tế thị trường, mơ hình doanh nghiệp Nhà nước hoạt động hiện khơng cịn hiệu quả, tính linh hoạt và khảnăng cạnh tranh bị hạn chế. Mơ hình Cơng ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp thích hợp nhất mà các nước tiên tiến nói chung và Việt Nam nói riêng đang áp dụng và phát huy các mặt tích cực của nó trong nền kinh tế. Với mơ hình cơng ty cổ phần, Cơng ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Giao thông Lạng Sơn sẽ huy động được các nguồn lực trong xã hội cả về vốn lẫn nhân lực của mọi tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. Các pháp nhân, cá nhân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giúp đổi mới và phát triển doanh nghiệp, tạo việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu cho

nhân sách địa phương; thay đổi phương thức quản lý doanh nghiệp, tạo động lực phát triển, nâng cao hiệu quảvà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

2.2.2 Môi trường tác nghiệp

2.2.2.1 Đối thủ cạch tranh

Hiện nay trên thị trường xây dựng cơng trình giao thơng, những đối thủ cạnh tranh của Công ty chia thành 2 lĩnh vực là các doanh nghiệp xây dựng cơng trình và các doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý duy tu.

Vềlĩnh vực hoạt động là quản lý, duy tu và sửa chữa các cơng trình về giao thơng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong tỉnh bao gồm có 3 Cơng ty đảm nhiệm như theo bảng 2.1:

Tên Công ty Nhiệm vụ

Công ty cổ Quản lý và Xây dựng Giao thông Lạng Sơn

- Quản lý tổng chiều dài quốc lộ: 336,5km - Quản lý tổng chiều dài đường tỉnh: 422,7km - Quản lý tổng chiều dài đường huyện: 286,7km Công ty TNHH Xây dựng & Thương

Mại Khánh Dương

- Quản lý tổng chiều dài quốc lộ: 61Km - Quản lý tổng chiều dài đường tỉnh: 236,3km - Quản lý đường nội thị TP Lạng Sơn: 90,5km

Công ty TNHH Quản lý và xây dựng giao thông Đường bộ 244

- Quản lý, duy tu sửa chữa thường xuyên đoạn tuyến QL3 từ km 113+700 đến km 344+436; QL3B từ km 0 đến km 129+00 với chiều dài gần 360 km đi qua 3 tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng và Lạng Sơn

- Quản lý 66km đường Quốc lộ 4A thuộc địa phận tỉnh Lạng Sơn.

Công ty CP Đầu tư xây dựng hạ tầng

kinh tế Trần Mai Quản lý 97,1km đường tỉnh.

Bảng 2.2 Phân công nhiệm vụ cho các Công ty quản lý duy tu năm 2017

(Nguồn: Phịng quản lý Giao thơng, Cơng ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Giao thông Lạng Sơn)

Theo số liệu như bảng trên, Công ty CP QL&XDGT Lạng Sơn hiện nay đang chiếm lĩnh 62% thị phần, đứng đầu trên địa bàn tỉnh vềlĩnh vực quản lý duy tu, sửa chữa các cơng trình giao thơng. Có thể thấy rõ năng lực của Cơng ty CP QL&XD GTLS thông qua bảng 2.2:

Trong lĩnh vực xây dựng cơng trình giao thơng hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có rất nhiều Doanh nghiệp lớn và có nội lực mạnh: Có thể kể đến như: Công ty TNHH Xây dựng & Thương Mại Khánh Dương; Công ty TNHH TMV Huyền Mạnh, Công ty TNHH TMV Nga Phong, Công ty CP Xây dựng Trường An, ...các doanh nghiệp này đã và đang tạo ra sức cạnh tranh quyết liệt và phức tạp trên thị trường xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Ngồi những Cơng ty lớn nêu trên cịn có các doanh nghiệp độc lập, các doanh nghiệp

STT Tín chất cơng việc Số năm kinh nghiệm

1 Quản lý bảo trì cầu đường bộ 47

2 Thi công cầu nhỏ, cầu trung 42

3 Thi công mặt đường, láng nhựa 42

4 Thi công mặt đường cấp phối 36

5 Thi cơng kè, cống thốt nước 42

6 Đào, đắp nền đường 36

7 Thi cơng các cơng trình dân dụng 15

8 Thi cơng các cơng trình thi công mặt

đường asphal 12

9 Thi cơng các cơng trình mặt đường bê tơng xi

măng 17

vừa và nhỏ ở các địa phương. Các doanh nghiệp này quy mô nhỏ, năng lực đấu thầu yếu, nhưng họ lại có quan hệ mật thiết với chính quyền các địa phương, khả năng quyết định nhanh chóng, di chuyển cơ động, am hiểu thị trường giá cả khu vực do vậy họ có thể thắng thầu ở nhiều cơng trình nhỏ mà thị phần của Công ty CP QL&XDGT Lạng Sơn còn bỏ ngỏ.

2.2.2.2 Khách hàng:

Với ngành nghề xây dựng và quản lý duy tu các cơng trình giao thơng đường bộ, khách hàng chính của Cơng ty chủ yếu là các Ban quản lý dự án các huyện thị, UBND các huyện, thành phố, đặc biệt là Sở Giao thông vận tải Lạng Sơn. Với đối tượng khách hàng là cơ quan hành chính Nhà nước, Cơng ty ngày càng chiếm được lịng tin nhờ uy tín và mối quan hệ gắn bó lâu năm từngày cịn là Đoạn Quản lý Đường Bộ. Ngành nghề này có một đặc thù, các công ty khác vừa là đối thủ cạnh tranh vừa có thể là khách hàng tiềm năng. Đối với những cơng trình lớn, cần lực lượng nhân cơng nhiều, u cầu máy móc và kĩ thuật thi cơng tiên tiến hiện đại, thì cơng ty đối thủ sẽ tìm kiếm những nhà thầu thi cơng có uy tín và nội lực cùng bắt tay trở thành liên danh để thi cơng cơng trình.

Nắm bắt được những yếu tố ấy, Công ty không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông lạng sơn (Trang 59)