Tóm lƣợc lịch sử truyền giáo tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thờ kính tổ tiên trong đạo công giáo việt nam (Trang 38)

CHƢƠNG I : NGUỒN GỐC TÍN NGƢỠNG THỜ KÍNH TỔ TIÊN

1. Tóm lƣợc lịch sử truyền giáo tại Việt Nam

Căn cứ theo tài liệu Khâm Định Việt SửThông Giám Cƣơng Mục [7, tr.720] có ghi nhƣ sau: "Theo sách Dã Lc15, thì tháng 3 năm Ngun Hịa thứ nht (1533)

đời Lê Trang Tông, người Tây Dương tên là Y-nê-xu16lén lút đến xã Ninh Cường, xã Qun Anh huyn Nam Chân17 và xã Trà Lũ huyện Giao Thy, ngm ngm truyn giáo v t đạo Gia tô" Rất tiếc là những chi tiết liên hệ tới Y-nê-xu (có lẽ đƣợc phiên âm từ Ignatio - tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là Inhaxiơ) ngày nay khơng cịn đƣợc ghi nhớ, và do đó khơng ai biết rõ vềtơng tích, cũng nhƣ về cơng cuộc truyền đạo của vị thừa sai thứ nhất này.

Theo Linh Mục Marcos Gispert, O.P., nhà sử học dòng Đa Minh đã sống tại Việt Nam 34 năm, sau Inekhu còn một số nhà truyền giáo khác nhƣ:

- Linh Mục Gaspar de Santa Cruz: năm 1550 từ Malacca đổ bộ lên Hà Tiên và sau đó từ cửa biển Bà Rịa đi Quảng Ðông.

- Hai Linh Mục Lopez và Acevedo: năm 1558 đã tới giảng vùng Cao Miên 10 năm.

- Hai Linh Mục Luis de Fonseca, O.P. (Bồ) và Grégoire de la Motte, O.P. (Pháp) cũng từ Malacca tới, suốt 6 năm đi truyền đạo tại Quảng Nam đời Chúa Nguyễn Hoàng vào thời gian 1580-1586.

Bối cảnh chung của lịch sử nƣớc Việt trong giai đoạn này hết sức phức tạp. Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế bỏ nhà Lê dựng nên triều Mạc, nhƣng đến năm 1677 thì chấm dứt hoàn toàn vƣơng triều này. Tuy nhiên, trong giai đoạn nhà, Mạc nắm quyền thì nhà Lê vẫn tồn tại. Đến năm 1558 lại xuất hiện thêm Triều Nguyễn ở

15Cũng nhƣ Dã sử, sách của tƣ gia ở dân gian ghi chép, khác với sách của sử quan, nên gọi là Dã Lục

16 Việt Nam sửlƣợc của Trần Trọng Kim phiên âm "I nê khu", nhƣng phải phiên âm là "I nê xu"

mới đúng, vì chính tên là Ignatio.

phía nam, khiến cho lịch sử trong giai đoạn này có sự đan xen chồng chéo, nhƣng đó cũng là biểu hiện sự suyvong của chế độ phong kiến nƣớc ta.

Chiến tranh tƣơng tàn diễn ra liên miên cộng với các thế lực phong kiến ra sức lôi kéo các lực lƣợng bên ngoài tiếp tay cho những cuộc chiến tranh giành quyền lực ấy. Điển hình dƣới Triều Mạc Hậu Hợp (1562-1592) khi nhận đƣợc ảnh và thƣ của Linh mục Di Pesaro xin cho linh mục và các thừa sai vào Bắc Triều giảng đạo thì vua rất vui, vì nhƣ thế các giáo sĩ sẽ bảo đảm việc buôn bán liên lạc với ngƣời Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, hy vọng họ sẽ cung cấp cho vua súng ống để đối phó với nhà Lê. Trong khi nhà Lê cũng ra sức tập họp những thần dân khơng phục nhà Mạc để tìm cơ hội phục thù. Trong số những cựu thần trung thành với nhà Lê có Nguyễn Kim sang Ai Lao chiêu tập tƣớng sĩ, gặp đƣợc Trịnh Kiểm vốn là một tƣớng tài, ông gả con gái cho và ngƣời con rể ấy sẽ cùng với ơng “phị Lê diệt Mạc”. Năm 1533, ông lập con út vua Lê Chiêu Tông tức Trang Tông làm vua (1533-1548). Sau vua Trang Tông là Vua Trung Tông (1549-1556) kế đến là Anh Tông lên ngôi (1557-1573), suốt mƣời năm ròng rã, cuộc chiến tranh Lê-Mạc bất phân thắng bại.

Năm 1570 Trịnh Kiểm mất, hai con là Trịnh Cối và Trịnh Tùng cùng tranh quyền, Trịnh Cối thất thế nên đầu hàng nhà Mạc. Lịch sử Việt Nam thêm một mắt xích nữa là Chúa Trịnh, với danh nghĩa “phị Lê” nhƣng lại thâu tóm tất cả mọi quyền bính, cặp song hành Vua Lê Chúa Trịnh làm cho tình hình đất nƣớc đã rối ren, lại càng lộn xộn hơn vì sự lộng hành của Chúa Trịnh. Trịnh Tùng đã sát hại Vua Anh Tông và lập Lê Thế Tông mới bảy tuổi làm vua. Trong thời gian cầm quyền của Vua Lê Thế Tông (1573- 1599), vào năm 1590, một vị thừa sai tên là Ordonez de Cevallos (Ceballos) bị bão và trôi dạt vào ven biển Lạch Trƣờng - trên cửa sông Mã. Theo tƣơng truyền vị thừa sai đã cảm hóa đƣợc Cơng Chúa Mai Hoa, chị Vua. Sau đó đƣợc vua ban cho một giải đất tập họp giáo dân thành một làng mang tên là làng Gia tô.

Khi Ordonez bị trục xuất, ơng lên thuyền xuống phía nam để về nƣớc, đi qua cửa biển Thuận An, ông gặp Chúa Nguyễn Hồng cùng binh lính đang đóng ởđây, những ngƣời này đã từng đƣợc học đạo với hai vị thừa sai là Costa và Dasá. Cho nên, linh mục Orclonez giúp cho họ chính thức gia nhập đạo.

Tuy nhiên, trong thế kỷ XVI này, Việc du nhập Cơng Giáo chƣa có gì đáng lƣu tâm, những vị thừa sai chỉ mới “thử nghiệm” truyền giáo trên mảnh đất này, nhiều chứng tích lịch sử chƣa bảo đảm tính chính xác của nó, ngoại trừ một số ít đƣợc cơng nhận. Chỉ khi bƣớc sang thế kỷ XVII, thì hoạt động của các thừa sai có rầm rộ hơn, thời kỳ này đƣợc nhiều nhà sử học gọi là thời kỳ đặt nền móng cho “Giáo hội Việt Nam”, với cơng lao những vị thừa sai tên tuổi mà đa số thuộc Dòng Tên.

Lịch sử Việt Nam vào thế kỷ XVII vẫn tiếp tục cuộc chiến tranh giữa hai thế lực Trịnh-Nguyễn, đất nƣớc chia làm hai miền, lấy sông Gianh làm ranh giới, Đàng ngoài thuộc Chúa Trịnh, và Đàng trong thuộc Chúa Nguyễn. Tình hình này gây rất nhiều khó khăn cho các vị thừa sai vì lúc này các thừa sai nghiễm nhiên trở thành gạch nối giữa các Chúa và phƣơng Tây, các Chúa có quyền nổi giận khi tàu Âu Châu đến chậm hoặc giúp đỡ đối phƣơng, các vị thừa sai cũng có thể bị trục xuất bất cứ lúc nào. Giai đoạn này, các vị thừa sai Dịng Tên là những ngƣời có những hoạt động tích cực trong cơng cuộc truyền giáo, các vị đã xây dựng nền móng cho Cơng Giáo ở Việt Nam, các vị này chủ trƣơng, tìm cách thích nghi với văn hóa địa phƣơng nhƣ cho đặt bàn thờ ông bà và cổ võ đọc kinh, làm phúc trong các ngày giỗ kỵ, nhƣng không cho giáo dân cúng thực phẩm và đốt vàng mã.

Bên cạnh đó, các vị thừa sai Dịng Tên cịn tìm cách học hiểu chữ Nơm, từ việc học ấy các vị đã nghiên cứu văn phạm để hình thành chữ quốc ngữ cho ngƣời Việt Nam. Cho nên, khi nói đến tiếng Việt ngƣời ta nghĩ ngay đến công lao của vị thừa sai tên là Alexandre de Rhodes mà ngƣời Việt gọi là linh mục Đắc Lộ. Chữ quốc ngữ đƣợc hình thành tại Việt Nam nói chung nhƣng lại phát triển nhanh ở Miền Nam. Vì lẽ, cƣ dân Miền Nam đều là những ngƣời mới đƣợc di dời đến miền đất này, họ chƣa có gì để đảm bảo chắc chắn về một truyền thống, một di sản văn hóa của tiền nhân, nên họ tiếp nhận rất nhanh chóng chữ quốc ngữ. Đến năm 1859 khi Pháp bắn phát súng đầu tiên vào Vũng Tàu tuyên chiến, năm 1862 chính thức đặt quyền bảo hộ ba tỉnh miền Đơng Nam bộ, thì tháng tƣ 1865 tờ Gia Định báo

đầu tiên ra đời bằng chữ quốc ngữ, chứng tỏ ở miền đất này chữ quốc ngữ đã xuất hiệnvà sử dụng khá rộng rãi trƣớc khi thực dân Pháp xâm chiếm Nam Kỳ lục tỉnh.

Thế kỷ XVII chính là thế kỷ mà các vị thừa sai Dịng Tên đã đặt nền móng vững chắc cho cộng đồng Công Giáo tại Việt Nam, các vị đã biên soạn đƣợc quyển tự điển Việt-Bồ-La vào năm 1651, biên soạn các ngắm tuồng tích, và viết sách giới thiệu về nƣớc Việt Nam.

Cộng đồng Cơng Giáo đã đƣợc hình thành và sinh hoạt khá sơi nổi. Ngày 9.9.1659, Giáo Hồng Alexandro VII ký đoản sắc “Super Cathedram Principis” tuyên bố thiết lập hai địa phận ởViệt Nam:

- Địa phận Đàng ngoài (Bắc Hà) do Giám Mục FranÇois Pallu coi sóc đồng thời làm giám quản Ai Lao và các tỉnh miền Tây Nam Trung Quốc.

- Địa phận Đàng trong (Nam Hà) bao gồm cả Chiêm Thành, Cao Miên do Giám Mục Pierre Lambert de La Motte phụ trách, và làm giám quản các tỉnh Đông Nam Trung Quốc.

Ngày 25.11.1679 Giáo Hoàng Innocente XI ban sắc chia địa phận Đàng ngồi thành hai địa phận mới, lấy sơng Hồng và sông Lô làm ranh giới:

- Địa phận Đơng Đàng ngồi là khu vực tả ngạn hai sơng chạy ra biển

- Địa phận Tây Đàng ngoài là khu vực hữu ngạn hai sông vào đến biên giới Ai Lao và chạy xuống sông Gianh.

Cũng trong thế kỷ này vào năm 1672, Trịnh Nguyễn tạm ngƣng giao tranh. Đến năm 1677 chấm dứt triều nhà Mạc, Việt Nam chỉ còn tồn tại hai vƣơng Triều là Triều Lê ở miền Bắc và Triều nguyễn ở miền Nam. Tại miền Nam Triều Nguyễn lấn dần xuống vùng Thủy Chân Lạp, lập Vƣơng phủ mới ở Phú Xuân (Huế) năm 1687. Năm 1757 chiếm toàn vùng Thủy Chân Lạp. Những năm cuối thế kỷ XVII cho đến những năm 50 của thế kỷ XVIII, hoạt động truyền giáo của các vị thừa sai gặp rất nhiều khó khăn, sự “đổi ý” liên tục của các triều vua trong cách cƣ xử với đạo mới kéo theo sự thích ứng trong cơng cuộc truyền giáo của các vị thừa sai, sự bền bỉ của các vị tliật đáng khâm phục. Năm 1735, Thừa sai José Garcia đến Hà Tiên, ở đây một tín hữu đã xin phép đơ đốc Mạc Thiên Tứ cho cất một nhà thờ, họ đạo ở đây phát triển nhanh chóng, trở thành một giáo phận, đến năm 1743 giáo phận này có 300 nhà thờ và khoảng 70.000 giáo dân. Năm 1765 sự tranh chấp quyền bính trong nội bộ triều Nguyễn thuộc Đàng trong, tạo cơ hội cho cuộc chiến giữa các vƣơng triều tiếp tục bùng nổ. Sự chuyên quyền và đa nghi của Trƣơng Phúc Loan

đã làm cho nhà Nguyễn bị suy sụp, kéo theo việc Trịnh Sâm phái Hoàng Ngũ Phúc tiến quân chiếm Phú Xuân vào năm 1774. Nhƣng từ năm 1771, Nguyễn Nhạc đã dấy binh ở Tây Sơn chiếm Qui Nhơn làm căn cứ, tiếp tục tiến chiếm Quảng Nam và Quảng Ngãi. Định Vƣơng Nguyền Phúc Thuần bỏ chạy vào Gia Định, Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Lữđuổi theo, chiếm luôn Gia Định. Nguyễn Phúc Thuần và cháu là Nguyễn Ánh thoát đƣợc, đến cầu viện nƣớc Xiêm, đồng thời cũng gởi Hoàng Tử Cảnh sang Pháp mong có đƣợc sự hậu thuẫn.

Trong khi đó, ở Đàng ngoài cũng bùng nổ nội chiến, Trịnh Sâm lập Trịnh Cán thay vì lập con Trƣởng là Trịnh Khải kế vị ngôi Chúa của ông. Năm 1782 Trịnh Sâm mất, chƣa kịp mai táng thì trong phủ đã xảy ra nội chiến, Trịnh Khải đƣợc tôn làm Chúa thay cha, còn Trịnh Cán bị giáng làm Cung Quốc Quân. Cộng với những cuộc chiến tƣơng tàn đó là thiên tai lũ lụt, ơn dịch, đói khổ. Qn Tây Sơn phải kéo ra dẹp loạn. Sau đó Nguyễn Huệ yết kiến Vua Lê Hiển Tông và đƣợc Vua phong làm Ngun súy dực-chính phù-vận uy-quốc-cơng. Một tháng sau Vua băng hà, Hồng tơn Lê Duy Kỳ nối ngôi hiệu là Lê Chiêu Thống (1786- 1788), có Nguyễn Hữu Chỉnh hộ vệ, nhƣng Chỉnh lộng quyền khiến Nguyễn Huệ phải cửVũ Văn Nhậm đem quân đánh Chỉnh, chiếm đƣợc Thăng Long, Nhậm đuổi theo Vua Lê và Chỉnh, Chỉnh bị bắt và bị giết, cịn Vua Lê thốt đƣợc nhƣng lang thang khắp nơi. Lê Duy Cẩn con thứ của Lê Hiển Tông đƣợc cử làm Giám Quốc.

Vũ Văn Nhậm lại lộng quyền và lần này chính Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc hỏi tội Vũ Văn Nhậm. Giết Nhậm rồi, Nguyễn Huệ tập họp các quan của mình và của nhà Lê để xây dựng một chính quyền mới, trao binh quyền cho Ngô Văn Sở, rồi trở vềNam. Nhƣng Lê Chiêu Thống cầu viện Trung Quốc, năm 1788 vua Càn Long sai Tôn Sĩ Nghị đem quân sang Việt Nam. Nguyễn Huệ xƣng Vƣơng lây hiệu Quang Trung dẹp đƣợc quân Thanh, cải tổ hành chánh, chấn hƣng Phật giáo, khôi phục quốc văn (chữ Nôm).

Trong thời gian này, ở Hà Tiên, Giám Mục Pigneau de Béhaine ngƣời Việt thƣờng gọi là Đức cha Bá Đa Lộc lập thêm một họ đạo có tên là Pi nha lêu, năm 1778 nhiều băng cƣớp ở Cao Miên sang cƣớp phá vùng này, đồng thời chiến tranh đã cắt đứt giao thông giữa các tỉnh. Tuy nhiên, công cuộc truyền giáo vẫn tiếp tục nhờ các thành phần thừa sai hoạt động tại Việt Nam, các dịng đang có thừa sai ở

đây là: Thừa sai Ba-lê, Đa Mminh, Phanxicô, Augustin, Bamabit thuộc nhiều quốc tịch nhƣ Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Đức. Bên cạnh đó một số linh mục Dòng Tên vẫn tiếp tục hoạt động tại Đàng trong cho đến năm 1783, và ở Đàng ngoài đến năm 1802.

Vào thế kỷ XIX, Nguyễn Ánh chiếm đƣợc Qui Nhơn, năm 1802 ơng lên ngơi Hồng Đế tại Phú Xn, lấy niên hiệu là Gia Long, Việc lấy lại vƣơng quyền này có sự giúp đỡ của Đức cha Bá Đa Lộc. Vì thế mà việc truyền giáo có vẻ dễ thở hơn, song vẫn có sự giằng co trong tƣ tƣởng của vị vua này, một bên là cần trảơn ngƣời đã giúp mình, nhƣng đàng khác vua lại khơng muốn Cơng giáo có ảnh hƣởng quá lớn trên lãnh thổ Việt Nam. Chính thái độ khơng rõ ràng ấy đã nhiều lần gây khó khăn cho việc du nhập Cơng giáo. Cho đến những vƣơng triều kế thì sự đối kháng bộc lộ rõ rệt, các triều Vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đều có những chiếu chỉ cấm đạo rất khắt khe. Một số các thừa sai bị bắt giam ở Huế.

Vào năm 1844, Tịa Thánh Rơma quyết định tách địa phận Đàng trong thành hai địa phận :

- Địa phận Tây Đàng trong là khu vực từĐồng Nai đến Sài Gòn Gia Định và Campuchia.

- Địa phận Đông Đàng trong là vùng Qui Nhơn, Huế.

Và đến năm 1850 Đàng trong đƣợc tách thành bốn giáo phận mới: - Bắc Đàng trong (Huế) do Đức Giám Mục Pellerin Phan phụ trách - Đông Đàng trong (Qui Nhơn) do Đức Giám Mục Cuénot Thể trông coi - Tây Đàng trong (Sài Gòn) do Đức Giám Mục Lefèbvre Nghĩa

- Giáo phận Campuchia do Đức Giám Mục Miche Mịch coi sóc (1850-1869). Đầu năm 1847, Đại tá Lapierre thay Thiếu Tƣớng Cécile làm tƣ lệnh hạm đội Pháp ở biển Trung Hoa, ông ra lệnh cho trung tá Rigault de Genouilly mang tàu vào Đà Nẵng địi triều đình Huế trả tự do cho Giám Mục Lefèbvre đã bị kết án tử hình nhƣng cịn đang tạm giam. Vua Thiệu Trị từ chối yêu cầu đó, quân Pháp và hải quân của ta giao chiến, thuyền ta bị bắn chìm, đây là tiếng súng xâm lƣợc đầu tiên của thực dân. Tháng 10 năm 1847 Vua Thiệu Trị mất, năm 1848 vua Tự Đức lên thay. Đến năm 1856 Pháp bắn phá các đồn ở Đà Năng rồi lại bỏ đi để cảnh cáo

Triều đình Huế chậm trễ trả lời cho lá thƣ hạch hỏi của Pháp về vấn đề triều đình Huếđã bắt các Thừa sai ngƣời Pháp và Tây Ban Nha.

Đầu năm 1859, Pháp kéo vào bờ biển Vũng Tàu, đánh chiếm luôn cả Gia Định (Sài Gòn). Ngày 5 - 6-1862 Pháp Việt ký hiệp ƣớc “Năm Nhâm Tuất”, Pháp chính thức biến ba tỉnh miền Đông Nam bộ trở thành thuộc địa. Tuy nhiên, nhân dân miền Nam vẫn tiếp tục kháng chiến chống Pháp giành lại độc lập dân tộc.

Qua hiệp ƣớc Nhâm Tuất đã ký kết với thực dân Pháp, trong những vùng đất cắt nhƣợng cho Pháp có vùng đất Gị Cơng là q ngoại của Vua Tự Đức. Vua muốn điều đình lại với Pháp, nhƣng bị Pháp từ chối. Sựnhƣợng bộcũng nhƣ sự thất bại của triều đình Huế, đã dấy lên lịng căm thù nơi những ngƣời thuộc nhóm văn thân. Nhƣng họ lại giáng sự căm phẫn ấy lên những cộng đồng Công giáo, bất kể những ngƣời này có liên quan đến Pháp hay khơng. Vua TựĐức đã ra những chỉ dụ để nhóm Văn Thân ngừng tay, nhƣng vua cũng lại khơng cịn đủ uy tín để những sắc dụ của vua có hiệu lực. Tuy nhiên, việc cấm đạo khơng cịn gay gắt vì khơng cịn những chỉ dụ chính thức do Triều đình cơng bố, nên các giáo dân có thể trở về làng, lập lại xứđạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thờ kính tổ tiên trong đạo công giáo việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)