Kiến của Linh mục Sanna, S.J và Linh mục Heutte, M.E.P

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thờ kính tổ tiên trong đạo công giáo việt nam (Trang 65 - 67)

CHƢƠNG I : NGUỒN GỐC TÍN NGƢỠNG THỜ KÍNH TỔ TIÊN

3. Ý kiến một số nhà truyền giáo ở Việt Nam về việc thờ kính tổ tiên

3.4 kiến của Linh mục Sanna, S.J và Linh mục Heutte, M.E.P

Xem ra linh mục Sanna36có cái nhìn rộng rãi về vấn đề tơn kính tổ tiên và nhiều phong tục lễ nghi khác ở Đàng Trong. Sau khi Hiến chế Ex illa die do Giáo hoàng Clementê XI cơng bố ngày 19-3- 1715 cấm các hình thức tơn kính tổ tiên và Đức Khổng, thì ngày 21-2-1717, linh mục Sanna cơng bố tại nhà thờ Dịng Tên ở Huế cho phép giáo dân ở đây đƣợc giữ một số nghi lễ Đàng Trong nhƣ sau:

- Bổn đạo vẫn được mang cờ gia triau - gia triệu trong lễ an táng, chỉ cần viết trên cờ câu: "Xin Đức Chúa Trời cứu linh hồn...và đưa lên Thiên Đàng".

- Bổn đạo được lạy cha mẹ sát đất khi cha mẹ còn sống hay đã qua đời, được

giỗ và cúng theo thói quen trong nước và theo luật Giáo Hội, ai không làm như vậy là lỗi giới răn thứ bốn của mười điều răn.

- Bổn đạo được thề khi vua quan yêu cầu, miễn là phải đúng sự thật [54, tr.601-602].

36 Giambattista Sanna (Giovanni-Battista Sana) 1668-1726, sinh 30-4-1668 tại Sardaigne, gia nhập

Dòng Tên 11-2-1682; đi truyền giáo tại Mexico, Ecuador; đi Lisbõa 1713, đến Đàng Trong 1714,

Quảng Châu 1722; trở lại Đàng Trong làm quan trong Thái Y viện chúa Nguyễn từ 1724; qua đời

Về vấn đề linh mục Sanna cho phép mang cờ gia triệu [và cờ minh tinh] trong lễ an táng, linh mục Heutte, MEP37viết thƣ tại Huế ngày 7-12-1717 nhƣ sau gửi cho Ban Giám đốc Hội Thừa sai Ba-Lê:

“Trong công bố của linh mục Sanna cho phép giáo dân mang gia triau, cần phải được nói rõ gia triau là gì? Đó là một khung hình lớn sơn son thếp vàng, vẽ hình rắn và lá cây, mà người ngoại đạo mang trên đường đi an táng. Trong khung hình này có một hay hai miếng vải lụa đỏ, trên đó ghi bằng chữ Hán, nội dung như sau:''xin thần dẫn đưa hồn… về nơi an nghỉ‟ (Rogamus idolum... ut deducat animan.... in locum quietis). Khung hình này đơi khi do hai người khênh đi trước quan tài, có khi đặt trên gần đầu quan tài, nơi bày một mâm toàn thịt thà. Người ngoại đạo tin là hồn người mới qua đời cũng như tất cả hồn những người đã chết có họ hàng với người này, đều cùng có mặt. Các thầy cả Dịng Đức Chúa Giêsu đã cho phép giữ những nghi lễ ấy. Đơi lúc người ta chỉ mang gia triau, có khi chỉ có mâm thịt cúng mà khơng có cờ gia triau. Để tránh khỏi tội thờ tà thần, người ta thay đổi lời cầu xin, bằng câu: „Xin Đức Chúa Trời dẫn đưa linh hồn … vào thiên đàng‟. Ngoại trừ chút thay đổi này, chúng tơi chẳng hồ nghi là, dị đoan vẫn cịn đó”.

Theo bức thƣcủa linh mục Heutte, MEP, viết tại Đàng Trong ngày 18-7- 1717, báo cáo với Giám mục Labbé, Giám mục phó Đàng Trong, thì linh mục Sanna đã cho phép giáo hữu:

1. Đúc chuông chùa;

2. Mang cờ dựng hai bên lối vào chùa; 3. May áo cho các nhà sư, ni cơ;

4. Làm hình đàn ơng, thê thiếp, voi v.v… để người ta đốt trong tháng bảy; 5. Bắn súng đại bác [theo lệnh cấp trên] lên hiệu tập họp công chúng dự các nghi lễ ma quỷ (diable);

6. Xây mieu và chua [miếu và chùa];

37 Pierre Heutte, MEP, sinh quán tại miền Normandie, Pháp; đi truyền giáo từ 2-3-1704, làm việc ở Xiêm đến năm 1712, sau đó vào Đàng Trong; qua đời tại Huế 27-9-1719.

7. Được thề nhân danh bua ba [vua vạ, tức là vua ra vạ phạt ai], quỷ thần; 8. Giữ bài vị trong nhà;

9. Xem tuồng kịch;

10. Bưngmâm cúng đặt trên quan tài và trên phần mộ [54, tr.304].

Sở dĩ linh mục Sanna nhận định rộng rãi nhƣ thế, vì trong những trƣờng hợp trên, giáo dân đúc chuông chùa, may áo cho các nhà sƣ, v.v…, chỉ nhƣ là ngƣời thợ đúc, thợ may, sống bằng những nghề ấy; hoặc bắn súng đại bác tập họp dân chúng trong các ngày lễ là phải tuân hành lệnh cấp trên. Rõ ràng là Sanna coi việc đặt bài vị trong nhà, thề nhân danh bua ba, tức là nếu không đúng nhƣ lời thề thốt, sẽ bị nhà vua phạt vạ, đều là những thứ mang ý nghĩa dân sự, chính trị, trong khi một số ngƣời khác lại cứ gán ghép cho là thờ tà thần ma quỷ. Vậy khi những ngƣời Công Giáo phải mời những ngƣời khơng đồng đạo với mình, xây nhà thờ, đúc chng, làm kiệu, kể cả làm tƣợng ảnh, may áo cho tu sĩ, linh mục thì đâu có phải những ngƣời thợ trên đây bỏ đạo mình để tin theo đạo Cơng Giáo. Đàng khác hiếm có ngƣời nào cùng tơn giáo, tín ngƣỡng với họ, lại cho rằng những ngƣời thợ ấy làm nhƣ vậy là đi ngƣợcvới tơn giáo mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thờ kính tổ tiên trong đạo công giáo việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)