CHƢƠNG I : NGUỒN GỐC TÍN NGƢỠNG THỜ KÍNH TỔ TIÊN
3. Ý kiến một số nhà truyền giáo ở Việt Nam về việc thờ kính tổ tiên
3.5 kiến của Giám mục Bá Đa Lộc và một số vị thừa sai Ba-lê
XVIII
Giám mục Bá Đa Lộc cùng những vị thừa sai Ba-lê, đều sống ở Đàng Trong vào cuối thế kỷ XVIII - thế kỷ mà Tồ Thánh đã lên án việc tơn kính tổ tiên và nhiều phong tục khác. Xem ra những vị thừa sai này nhờ nghiên cứu kỹ lƣỡng hơn, nên đã mạnh dạn trình bày ý kiến mình, dù điều 25-26 của Hiến chế Ex quo singulari công bố ngày 11-7-1742, đã cấm khơng ai đƣợc bàn tán gì về vấn đề nữa, lại còn nghiêm cấm mọi ngƣời khơng ai đƣợc giải thích, thực hành khác với Hiến chế này. Ai không tuân lệnh, sẽ bị huyền chức tức khắcvà bị phạt vạ tuyệt thông tức khắc dành cho Toà thánh, dù là Tổng Giám mục, Giám mục, hay các linh mục triều hoặc Dòng.
Linh mục Louvet 38, tức cố Ngơn làm việc trong giáo phận Sài Gịn vào cuối thế kỷ XIX, mở đầu vấn đề tơn kính tổ tiên ở Đàng Trong cuối thế kỷ XVIII, nhận định rằng, việc bái lạy trƣớc thi hài và bài vị, đã bị các Hiến chế của Toà thánh tuyệt đối ngăn cấm; nhƣng chính nhà vƣơng, tức chúa Nguyễn Ánh trong nhiều lần gặp gỡ Giám mục Bá Đa Lộc bàn đến chuyện này, vì Ngài rất lƣu tâm đến nó. Louvet cho rằng, một nhà Thần học nổi tiếng có thể đứa ra nhiều lý lẽ để chứng minh việc tôn kính tổ tiên chỉ đơn thuần là cử chỉ lịch sự, tuyệt đối chẳng có tính cách tà thần. Rồi Louvet viết tiếp: "Về vấn đề này, Đức Giám mục [Bá Đa Lộc] và
các thừa sai ln ln chỉ có một câu trả lời: Sau khi xem xét lâu dài với nhiều cuộc
tranh luận đến mâu thuẫn nhau, Rôma đã tuyên bố, không được phép bái lạy như
vậy; cịn chúng tơi, chúng tôi chỉ biết vâng phục'' [55, tr.459].
Trong sách của Adrien Launay, khi bàn vấn đề hóc búa này thời Giám mục Bá Đa Lộc, đã dành 16 trang dày đặc, toàn là những tƣ liệu viết tay của Giám mục và mấy thừa sai ở Đàng Trong. Xin tóm lƣợc lại những trang sử trên:
Trong bức thƣ linh mục Boisserand, MEP39 viết ngày 17-8- 1789, gửi linh mục Boiret, MEP, cho biết cần phải xét lại vấn đề tơn kính tổ tiên:
“Sau đây là cách luận xét của tôi, tôi sẵn sàng đặt cách suy nghĩ của tôi dưới quyền phán định của các bề trên mình: khi một hành động tự nó là dị đoan, thì chẳng bao giờ được làm; nên, trong bất cứ trường hợp nào, cũng không được phép dâng của cúng cho các tà thần. Nhưng khi một hành động tự nó đáng ca ngợi, và nó chỉ trở nên xấu do những hồn cảnh xấu, thì hành động ấy vẫn tốt, một khi thay đổi hồn cảnh. Vậy, tơn kính cha mẹ sau khi các ngài qua đời, với ý nghĩa yêu mến và chứng tỏ lòng u mến đó qua các hành động, cử chỉ, thì tự thân nó là đáng ca ngợi. Thật ra, nơi người ngoại đạo việc tơn kính này
lại dựa trên những ý nghĩ sai lạc và dị đoan, cho nên đến bây giờ vẫn còn bị
38
Eugène-Louis Louvet (1838-1900), sinh tại Rouen (Seine- Inférieure) 17-5-1838; tới giáo phận
Sài Gòn truyền giáo với danh nghĩa là thừa sai Paris (MEP) từ 29-1-1873; nhà giảng thuyết tại nhà
thờ chính tồ Sài Gịn; là sử gia xứ truyền giáo Đàng Trong; trƣớc khi đến Sài Gòn, Louvet đã là
giáo sƣ Tiểu chủng viện La Chapelle-Saint- Mesmin (Loiret) giáo phận Orléans; qua đời tại Sài Gịn 2-8-1900.
39 Barthélemy-Bernard Boisserand, sinh qn Chalon-sur-Sne, ngày 6-11-1787 đi truyền giáo ở Đàng Trong; qua đời ngày 13-11- 1797 tại Tân Triều hay ngoại ơ Sài Gịn.
cấm. Tuy nhiên, mọi người đều biết, nhà vương [Nguyễn Ánh] khi có những hành động đó và các quan đi theo cùng tham dự, lại khơng có những ý nghĩ sai lầm và dị đoan. Nếu không phải là những hành động mang tính tơn giáo, mà đơn thuần chỉ là hành vi dân sự và chính trị, thì xem ra thói này đáng nực cười, nhưng chẳng dị đoan chút nào.
“Tại nước Pháp khi nhà vua qua đời, người ta đặt ngài nằm trên linh sàng, rồi người ta đều đặn soạn các bữa ăn cho ngài trong nhiều ngày; thật nực cười về thói quen này; vậy mà người ta vẫn khơng lên án nó, vì chẳng ai tin là hồn người chết dùng những món ăn ấy, nhưng đó là biểu hiệu danh giá cho vua kể cả sau khi qua đời. vẫn còn thấy người Pháp hạ mũ khỏi đầu mỗi khi đi qua tượng vua Henri IV tại Pont-Neuf ở Paris; có lẽ người ta cười đó, nhưng người ta biết rằng hành động trên chỉ xuất phát từ đáy lồng sự tơn kính khi nhớ đến nhà vua. Tại Versailles, người ta cũng bỏ mũ khi đi qua trước ngai vua, dù biết rõ tại ngai này chẳng có mảy may sức mạnh bí mật nào, người ta làm thế vì kính trọng thơi. Sau hết, một đứa con hiếu thảo hơn bức hình của
cha mình mà chảy nước mắt ra, như thế có ai bảo là đứa con này mê tín hay tin rằng hồn cha mình ở trongbức hình” [54, tr.322-323].
Boisserand cho rằng, việc làm cho ngƣời Đàng Trong theo đạo, liên hệ nhất ở việc cho phép tơn kính tổ tiên, sau khi bỏ bớt những gì có thể bị coi là mê tín dị đoan. Nếu từ chối khơng cho phép, thì sẽ tăng thêm hận thù. Linh mục khẩn khoản yêu cầu linh mục Boiret can thiệp với Đại học Sorbonne, Navarre, nhất là tại Rôma, để có một câu trả lời rõ ràng ngay. Boisserand lại còn thúc giục Boiret phải gửi ngay câu trả lời cho linh mục bằng những con đƣờng khác nhau.
Sau khi linh mục Boisserand đƣợc tháp tùng Đức cha Bá Đa Lộc trong một cuộc hội kiến với chúa Nguyễn Ánh, đặc biệt bàn về vấn đề tơn kính tổ tiên, linh mục đã thuật lại cuộc hội kiến ấy cho linh mục Letondal, MEP, và cũng bày tỏ cho linh mục Boiret ý kiến riêng nhƣ trên.
Theo Boisserand, Đức cha trình bày cho chúa Nguyễn hay biết về giới luật trong đạo truyền phải thảo kính cha mẹ, vì ngày hơm trƣớc, hoàng tử Cảnh từ chối bái lạy trƣớc bàn thờ tổ, làm cho Hoàng Hậu giận đến nỗi bạt tai Hồng Tử và khóc.
Hồng Thái Hậu nói với Nguyễn Ánh rằng mình giao con cho ngƣời ta dạy dỗ thì nó phải theo lễ nghi của ngƣời ta, bây giờ muốn nó theo mình thì đem về tự dạy dỗ lấy. Nguyễn Ánh rất bực bội, cho là đạo này cấm việc tơn kính tổ tiên. Điều này đã làm cho Giám mục Bá Đa Lộc hết sức ngỡ ngàng trƣớc hành động của hoàng tử Cảnh.
Rồi ngài nói tiếp, chẳng những đạo này khơng chấp nhận việc làm nhƣ thế, mà còn coi việc bất hiếu với cha mẹlà tội nặng bậc nhất; nhƣng, đạo dạy việc tơn kính tổ tiên phải đƣợc đặt trên nền tảng chân lý. Dođó đạo đã cấm giáo dân tại tất cả các nƣớc ở vùng Đông Á tỏ lịng tơn kính cha mẹ nhƣ vậy, chỉ vì ngƣời ngoại giáo tin chắc rằng hồn ngƣời chết nhận sự bái lạy của họ, và ăn những gì “tinh tuý” nhất (la plus spiritueuse) trong các món thịt dâng cúng, rồi hồn ngƣời chết sẽ phù hộ cho họ sống lâu, giàu có… Tin tƣởng nhƣ thế, rõ ràng là trái với chân lý, nên giáo dân không đƣợc phép làm.
Nguyễn Ánh bỡ ngỡ, bởi lẽ Nguyễn Ánh cũng theo nguyên tắc trên, rồi cho Giám mục hay chính ơng cũng nhận rằng một khi cha mẹ đã khuất, thì hồn các ngài chẳng trở về đƣợc, con cái chẳng cịn nhờ các ngài giúp đƣợc gì, và coi nghi lễ tơn kính tổ tiên chỉ là tỏ lòng nhớ đến cha mẹ. Nguyễn Ánh cịn thêm: “Khi Ta cử hành
những nghi lễ đó, Ta tự bảo: nếu tổ tiên cịn sống thì Ta muốn làm tất cả những gì ích lợi cho các ngài; để tỏ lòng thành của Ta, lúc này Ta làm như thể tổ tiên Ta còn sống; dù biết rõ các ngài chẳng cịn sống, và những gì Ta làm đây chẳng cịn mang lợi ích gì cho các ngài cũng như cho Ta, nhưng vì muốn chứng tỏ cho mọi người thấy, Ta đã không thể quên tổ tiên được và Ta muốn nêu gương cho toàn dân Ta về lòng hiếu thảo” [54, tr. 320].
Bá Đa Lộc thƣa lại: "Trong số các thần dân của nhà vương, mấy ai quan niệm giống nhà vương; xin nhà vương cứ hỏi bất cứ người dân nào đầu tiên nhà vương gặp về lòng tin của họ vào ngày cuối năm họ cúng bái tổ tiên, dâng của cúng từ tám đến mười ngày liền, sắm sửa quần áo bằng giấy để cúng rồi đốt đi, hay họ tin là hồn tổ tiên hiện diện tại bài vị nơi đó khói nhang nghi ngút, thì biết họ đều tin nhảm nhí. Nếu người Đàng Trong hiểu biết như nhà vương và coi việc thi hành các nghi lễ trên có tính cách dân sự, thì mọi giáo dânở đây sẵn sàng làm theo mà chẳng mắc
tội gì. Nhưng, rõ ràng các nghi lễ trên được người Đàng Trong coi là có tính cách
tơn giáo, nên ngưịi giáo dân khơng thể làm được, vì đi ngược với giáo lý trong đạo".
Nguyên Ánh tiếp: "Ước mong rằng nghi lễ tơn kính tổ tiên có thể hồ hợp được với Kitơ giáo và theo cách nhìn của Ta, thì chẳng có gì ngăn trở mọi người trong vương quốc Ta theo đạo. Nếu Ta công bố cho dân biết việc cử hành các nghi lễ ấy chỉ có ý nghĩa dân sự và chính trị, cịn những tin tưởng có tính cách bình dân, mê tín, đều sai lầm, thì người giáo dân có được phép giữ các nghi lễ đó khơng? Thời buổi này đang rối loạn, nếu Ta bãi bỏ nghi lễ này, thì dân chúng sinh ra nghi ngờ, cho rằng Ta muốn thay đổi đạo, làm cho dân chúng chẳng cịn theo Ta. Chính Ta đã cấm bói tốn, phù thuỷ, chiêm tinh, và coi việc thờ quấy là sai lầm, nhưng Ta quyết phải giữ việc tơn kính tổ tiên theo cách Ta đã giãi bày, vì Ta coi đó là một trong các nền tảng giáo huấn dân Ta. Các khanh hãy lưu ý và hãy cho phép giáo dân theo phong tục trong nước'' [54, tr.321].
Ngày 5-6-1796, Giám mục Bá Đa Lộc viết thƣ cho Giám mục phó Đàng Trong của mình là Labartette40ở Quảng Trị về vấn đề Tồ thánh cấm nghi lễ tơn kính tổ tiên, đại ý nhƣ sau:
“Nếu Rơma có hỏi ý kiến Đức cha, thì Đức cha hãy trình bày, sau khi đã suy nghĩ cẩn thận. Theo tôi nghĩ, đức vâng phục của chúng ta đối với Toà thánh, không ngăn cấm chúng ta giãi bày những nghi vấn của mình, chỉ cần chúng ta ln ln sẵn sàng vâng phục, một khi Toà thánh tuyên bố ý nghĩ của chúng ta khồng có căn cứ''.
“Từ khi Hội thừa sai Ba-lê ra đời, người ta luôn luôn cho phép giáo dân được bái lạy thi thể cha mẹ. Trong thời các Giáo hồng Clementê XI và Benedictơ XIV xảy ra biết bao tranh luận nghiêm khắc về các nghi lễ Trung Hoa, cho rằng việc nghi ngờ có gì trái ngược đức tin, xem ra khơng có. Chỉ từ năm 1760, khi một số thừa sai mang đầy thành kiến từ châu Âu, hô hào không nên
40 Jean Labartette, MEP (1744-1823) sinh ngày 31-1-1744 tại Ainhoa, Pháp; đi truyền giáo ở Đàng Trong từ 29-11-1773; Giàm mục phó Đàng Trong từ 1784, thụ phong Gm tháng 9-1793 do Gm
Tây Đàng Ngoài tại biên thuỳ giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài; qua đời tại cổ Vƣu, Quảng Trị
giữ phong tục đó. Họ biên thư về Roma cho hay việc bái lạy như thế đúng là tôn thờ hồn cha mẹ, và người ngoại đạo làm vậy để cầu xin cha mẹ phù hộ. Sau đó Tồ thánh lệnh cho tất cả các thừa sai phải cấm giáo dân tơn kính kiểu đó [thực ra, từ trước năm 1760, Tồ thánh đã long trọng lên án qua hai Hiến chế năm 1715 và 1742, mà chúng tôi sẽ bàn dài hơn].
“Tôi là người thứ nhất đã mang sắc lệnh trên vào xứ truyền giáo này; tôi nhận thấy mấy thừa sai và nhiều giáo dân chống đối. Vị tiền nhiệm của tôi [Giám
mục Guillaume Piguel, MEP, 1764-1771], là người rất đạo đức, có lương tâm kính sợ, đã phục tùng với lịng e ngại. Ngài khơng ngừng kêu trách về sắc lệnh này. Linh mục đại diện của ngài cũng như tôi chẳng bao giờ muốn phục tùng sắc lệnh. Ít ngày trước khi qua đời, ngài còn viết thư cho tơi, nói rằng, khơng thể lên án việc bái lạy như thế dưới bất cứ khía cạnh nào… Ngài khẩn khoản tơi trình bày lại với Rơma, đừng ép buộc giáo dân giữ thái độ như thế lâu hơn nữa đối với cha mẹ qua đời, đó là điều người Đàng Trong cho là vô lễ, bất hiếu [54, tr.328].
Giám mục Bá Đa Lộc cũng nhìn nhận mình trong những năm đầu đến xứ truyền giáo này và chƣa hiểu biết ngọn nguồn của vấn đề thờ cúng tổ tiên cũng nhƣ các tập tục cho nên bản thân cũng nhiệt thành bênh vực sắc lệnh [có lẽ muốn chỉ Hiến chế cơng bố năm 1742], Tuy nhiên sau khi đã nghiên cứu sách vở, bàn hỏi với các nho sĩ ngoại đạo và có đạo thơng hiểu vấn đề, thì ơng thấy các nho sĩ trên chẳng tán thành chút nào sắc lệnh trên, ngài viết:
“Tơi xác tín rằng sắc lệnh được viết ra dựa trên những bản tường trình sai lạc, nên khi trở lại Pháp, tơi nhận thấy mình bó buộc vì bổn phận, phải giãi bày với nhà vua và các quan là những người tấn công tôi về vấn đề này, nhưng tơi đã làm trịn nhiệm vụ. Sau nhiều năm suy tư về vấn đề này, tơi khơng thể chần chừ mà chẳng trình bày lại với Thánh Bộ [Truyền giáo]. Xin linh mục hiểu cho rằng, việc bái lạy như thế chẳng có gì trái ngược với đức tin, tôi luôn luôn tiếp tục bảo vệ quan điểm này, cho tới khi nào Giáo triều
Trong một bức thƣ viết ngày 30-5-1798 gửi linh mục Boiret, MEP, Giám mục Bá Đa Lộc cịn viết:
“Tơi đã nhận được thư trả lời [viết 29-12-1797] của thư ký Thánh Bộ về vấn đề bái lạy người chết. Như tơi đã bắt đầu nói trên đây về những suy nghĩ của tôi liên quan tới nghi lễ, nên lúc này tôi sẽ gửi các nhận xét của tôi sang Thánh Bộ sau các vị Đại diện tông tồ khác. Tơi trơng chờ những ý kiến ngược lại. Thật ra, trong số các vị này, ít người hiểu biết nguyên nhân. Theo trình bày của các vị, thì Thánh Bộ cũng chỉ xác nhận sắc lệnh cũ của mình''.
“Nhưng một điều đích thực là, nghi lễ này ở Đàng Trong, dù có pha lẫn nhiều mê tín, thì tự nó chỉ là bày tỏ lịng tơn kính đối với cha mẹ như khi các ngài cịn sống. Nếu người ta cắt bỏ tất cả những gì trái ngược với đức tin, như đồ cúng, lời cầu xin v.v…, thì tất cả những gì cịn lại đều đáng ca tụng, hơn nữa còn cần thiết trong nước này''.
Nói về việc thờ kính tổ tiên của ngƣời bản địa, Bá Đa Lộc đã dẫn chứng việc thời kỳ đầu Giáo hội Công giáo nhƣ sau:
“Trong thời kỳ đầu tiên của Giáo hội, các tông đồ và các thừa sai theo chân các tông đồ, rộng lượng hơn chúng ta ngày nay. Hầu hết các nghi lễ trong Giáo hội, đã được dân ngoại sử dụng, thì Giáo hội cải tạo lại, hoặc thánh hoá chúng bằng cách hướng về Thiên Chúa, chỉ tẩy trừ tất cả những gì trái ngược với đức tin thuần tuý.
“Ngày nay, các thừa sai, nhất là những vị mới đến, lên án tất cả những những gì trái với thành kiến của họ, với nền giáo dục họ đã nhận được, mà chẳng nghĩ đến những thiệt hại lớn lao họ gây ra ở các nước này trong việc truyền giảng đức tin. Cũng giống như phái Jansen khổ hạnh (jansenistes), họ luôn luôn sát cánh với những người cứng nhắc nhất, cấm đốn nhiều việc bao nhiêu có thể, coi đó là đạo nghĩa hơn, xác thực hơn. Điều có thể làm linh mục ngạc nhiên là, các thừa sai đó thường thường đâu có phải là hạng dốt nát,