1.3.1.1. Pháp luật, chính sách của Nhà nước
Ngành ngân hàng là một trong những ngành kinh doanh buộc phải chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan quản lý Nhà nuớc. Hành lang pháp lý sẽ là cơ sở để xây dựng một môi truờng kinh doanh lành mạnh, đảm bảo an tồn và lợi ích hài hòa cho tất cả các chủ thể tham gia thị truờng ngân hàng - vốn là một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm. Đồng thời, hành lang pháp lý cũng tạo ra cả những cơ hội cũng nhu những thách thức mới cho các ngân hàng thuơng mại. Ví dụ sự nới lỏng trong quản lý của luật pháp sẽ tạo môi truờng cạnh tranh cho các ngân hàng, hay những quy định về giới hạn tỷ lệ an toàn sẽ giúp các ngân hàng hoạt động lành mạnh hơn, đồng thời cũng thách thức khả năng đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng.
Ngồi ra, thơng qua hệ thống ngân hàng, Chính phủ và NHNN sẽ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô để điều chỉnh hoạt động của nền kinh tế. Các chính sách của NHNN nhu quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, chính sách lãi suất điều hành, chính sách quản lý tăng truởng tín dụng, nghiệp vụ thị truờng mở,... đều sẽ ảnh huởng đến hoạt động ngân hàng bán lẻ. Ví dụ, khi muốn thu hẹp cung tiền thì NHNN sẽ tăng các loại lãi suất điều hành, hút vốn trên thị truờng mở, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc; nguợc lại khi muốn tăng khối luợng tiền tệ trong nền kinh tế thì NNN sẽ giảm các loại lãi suất điều hành, bơm vốn trên thị truờng mở, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc,...Tất cả những động thái này của NHNN đều sẽ ảnh huởng trực tiếp tới hoạt động ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thuơng mại.
1.3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế
Kinh tế - xã hội tăng truởng và phát triển vừa mang lại cơ hội nhung đồng thời đem đến khơng ít thách thức cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của mình. Tình hình kinh tế trong nuớc, khu vực và thế giới ảnh
hưởng rất lớn tới sự thành công, phát triển hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Do vậy, các ngân hàng cần thường xuyên theo dõi, nắm bắt những biến động của nền kinh tế để có sự điều chỉnh phù hợp trong kế hoạch kinh doanh, phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ.
Một quốc gia có thị trường tài chính phát triển sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại. Thị trường tài chính càng phát triển sẽ càng có nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ mới cho các ngân hàng. Thị trường tài chính phát triển cũng sẽ giúp hoạt động NHBL thu hút được số lượng lớn khách hàng. Tuy nhiên, thị trường tài chính phát triển cũng tạo ra sự cạnh tranh về hoạt động ngân hàng bán lẻ giữa các NHTM với nhau.
Ngoài ra, trong giai đoạn kinh tế phát triển, tăng trưởng cao thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng tăng cao. Ngược lại, trong điều kiện kinh tế suy thoái, nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ giảm, từ đó sẽ dẫn tới giảm quy mơ cũng như lợi nhuận từ hoạt động ngân hàng bán lẻ của ngân hàng.
1.3.1.3. Tập quán, tâm lý và thói quen của xã hội
Tâm lý, thói quen tiêu dùng của người dân ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng bán lẻ của các NHTM. Nếu tại một quốc gia mà đa số người dân vẫn giữ thói quen tiêu tiền mặt, giữ tiền mặt tại nhà thì hoạt động huy động vốn bán lẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thanh toán của các ngân hàng tại quốc gia đó sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngược lại, tại quốc gia có nền tài chính phát triển, người dân đã quen với việc thanh toán điện tử, thường xuyên duy trì tiền gửi trong tài khoản thanh tốn tại ngân hàng thì hoạt động huy động vốn bán lẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thanh toán của các ngân hàng ở quốc gia này sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Hoặc khi có những thay đổi lớn về kinh tế, chính trị thì người dân sẽ có tâm lý chuyển sang nắm giữ những tài sản được
cho là an tồn hơn như vàng, ngoại tệ, thì nhu cầu tiết kiệm cũng sẽ giảm, tăng khó khăn cho hoạt động huy động vốn bán lẻ của ngân hàng.