ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ TRONG THỜ

Một phần của tài liệu 0647 hoạt động NH bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 86)

THỜI GIAN TỚI

3.1.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tưvà phát triển Việt Nam về hoạt động ngân hàng bán lẻ. và phát triển Việt Nam về hoạt động ngân hàng bán lẻ.

Giai đoạn tới, BIDV đã đề ra phương châm hoạt động là Kỷ cương - Trách nhiệm - Hiệu quả - Bứt phá. Trên cơ sở đó, BIDV xây dựng chương trình hành động với quyết tâm thực hiện tốt kế hoạch nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh với những mục tiêu chính như: tín dụng tăng trưởng 12%/năm, huy động vốn tăng trưởng 11%/năm; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%; lợi nhuận tăng trưởng 20%/năm.

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu trên, BIDV xác định sẽ tập trung khắc phục những hạn chế về chất lượng tài sản, năng lực tài chính; đồng thời tiếp tục kiên định với các mục tiêu định hướng chiến lược, tái cơ cấu đã đề ra,... tạo dựng những nền tảng then chốt cho phát triển bền vững, hội nhập quốc tế.

Theo đó, BIDV đề ra những nhiệm vụ trọng tâm về hoạt động NHBL cần triển khai trong thời gian tới:

1. Xây dựng, ban hành và triển khai Chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và chiến lược phát triển đối với từng phân khúc khách hàng, trong đó tập trung ưu tiên bán lẻ, SME. Triển khai Đề án hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ giai đoạn 2019-2021.

2. Triển khai toàn diện Đề án Ngân hàng số trên tất cả các mặt hoạt động kinh doanh, quy trình, sản phẩm, kênh phân phối phù hợp với xu hướng

cách mạng công nghiệp 4.0. Vận hành Trung tâm Ngân hàng số, đẩy nhanh các dự án cơng nghệ nền tảng, đảm bảo vận hành an tồn hệ thống CNTT, gia tăng tối đa hàm lượng công nghệ trong sản phẩm dịch vụ.

3. Thực hiện mọi biện pháp có thể để nâng cao năng lực tài chính, trong đó biện pháp quan trọng nhất là phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, ngoài ra triển khai phát hành trái phiếu để tăng vốn cấp 2 và tăng vốn từ nguồn lợi nhuận để lại của BIDV. Nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí trên cơ sở thực hiện tốt Đề án Quản trị chi phí hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của BIDV.

4. Kiểm soát chặt chẽ và nâng cao chất lượng tài sản, đặc biệt là chất lượng

tín dụng, kiên quyết xử lý nợ xấu, thu hồi các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu, nợ

xấu đã bán cho VAMC, đặt mục tiêu mua lại trước hạn trái phiếu VAMC.

5. Tiếp tục nghiên cứu để đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, từ đó đa dạng hóa nguồn thu. Đẩy mạnh các nguồn thu phi tín dụng của BIDV theo đúng định hướng tại Nghị quyết số 1856/NQ-BIDV ngày 29/11/2017 về đẩy mạnh phát triển hoạt động dịch vụ đến năm 2025. Gia tăng nền khách hàng bền vững bằng chất lượng sản phẩm và phương thức phục vụ, trong đó chú trọng phát triển khách hàng bán lẻ, doanh nghiệp SME và FDI.

6. Nâng cao năng lực quản trị, phát triển thể chế, kiện tồn mơ hình tổ chức và hồn thiện cơ chế chính sách quản trị nội bộ, đảm bảo vận hành hoạt động, cơ cấu tổ chức ngân hàng theo những cơ chế, chính sách ban hành theo Thơng tư 13/2018/ TT-NHNN và hướng tới thông lệ quốc tế. Áp dụng hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel và lộ trình áp dụng Basel II tại Việt Nam. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, góp phần cải thiện mơi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

nhân sự quản lý, điều hành các cấp. Thực hiện cơ cấu, sắp xếp nguồn lao động phù hợp với chiến luợc phát triển BIDV. Triển khai hiệu quả Đề án Quản trị nhân tài BIDV, đổi mới công tác tuyển dụng, nghiên cứu thi tuyển trực tuyến, xây dựng Quy chế đánh giá cán bộ toàn diện, đổi mới cơ chế tiền luơng.

8. Tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động các điểm mạng luới truyền thống và phi truyền thống. Phát huy vai trò nòng cốt của các Phòng Giao dịch trong việc đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ. Hồn thiện các cơng cụ, cơ chế quản lý Chi nhánh, Phòng Giao dịch tại BIDV theo thông lệ.

9. Xây dựng và triển khai chiến luợc phát triển thuơng hiệu gắn với việc thực hành văn hóa doanh nghiệp, phong trào học hỏi sáng tạo trong tồn hệ thống. Tiếp tục truyền thơng trong hệ thống và đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về phát triển văn hóa học hỏi sáng tạo; Đồng thời xây dựng các cơ chế chính sách, mơi truờng khuyến khích và nhân rộng các sáng kiến cải tiến, kết quả nghiên cứu khoa học trong toàn hệ thống.

3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV Thanh Hóa

Các mục tiêu cụ thể:

- Hoàn thành tốt mục tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2020, hoàn thành định hướng kế hoạch phát triển giai đoạn 2020-2025.

- Củng cố và nâng cao vị thế, thị phần của Chi nhánh trong hệ thống cũng như khu vực;

- Tập trung phát triển hệ thống mạng lưới kênh phân phối cả về số lượng và chất lượng, tăng tốc phát triển nền khách hàng, chú trọng cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, phong cách phục vụ.

- Tập trung nguồn lực phát triển các mặt hoạt động chú trọng khách hàng bán lẻ, khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ và vừa và nhỏ, phát triển đa dạng các kênh bán hàng theo hướng chuyển dịch dần sang các kênh điện tử,

Chỉ tiêu Tốc độ tăng trưởng hàng năm bình quân

Dư nợ tín dụng cuối kỳ (%) 15%

Huy động vốn cuối kỳ (%) 11.25%

Chỉ tiêu cơ cấu - chất lượng

đẩy mạnh tư duy để chuyển đổi từ kinh doanh phụ thuộc vào hoạt động tín dụng sang kinh doanh đa dịch vụ, tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu của Chi nhánh.

- Rà soát và cơ cấu lại các mặt hoạt động: nguồn vốn, dư nợ tín dụng, nguồn thu, nền khách hàng, đảm bảo sự tăng trưởng ổn định và hiệu quả cho Chi nhánh theo định hướng chung của ngành;

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh đặc biệt là nội lực nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động bằng cách triển khai hệ thống đánh giá KPI, BSC mới, đảm bảo ghi nhận đúng kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, nâng cao đời sống cán bộ nhân viên và cạnh tranh so với các Ngân hàng trên địa bàn.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí, tiếp tục kiếm sốt tốt chỉ số CIR theo định hướng của HSC (<= 25%), chỉ sử dụng chi phí khi thực sự cần thiết, đem lại hiệu quả kinh doanh, tăng chi phí trực tiếp, hạn chế tối đa chi phí gián tiếp.

- Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động các điểm mạng lưới truyền thống và phi truyền thống, phát huy vai trò của các PGD trong việc đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ.

- Tập trung xử lí, thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC; hạn chế nguy cơ bùng phát nợ xấu mới.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực công tác kiểm tra giám sát. - Xây dựng văn hoá doanh nghiệp và phát triển thương hiệu BIDV, nâng cao phong trào học hỏi, sáng tạo để áp dụng vào thực tế, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Tỷ trọng dư nợ bán lẻ (%) 12.65%

Chỉ tiêu hiệu quả

Lợi nhuận trước thuế (%) 3.40%

Thu nhập ròng bán lẻ (%) 14.54%

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH HÓA 3.2.1. Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn bán lẻ

Vốn huy động bán lẻ tăng từ 3394 tỷ đồng năm 2017 lên tới 4024 tỷ đồng năm 2019. Tuy nhiên, thị phần huy động vốn bán lẻ của BIDV Thanh Hóa có xu hướng giảm từ 6,06% năm 2017 cịn 5,09% năm 2019 cho thấy sự cạnh tranh giữa các NHTM rất khốc liệt. Nguồn vốn huy động bán lẻ trung và dài hạn chiểm tỷ lệ nhỏ so với nguồn vốn huy động ngắn hạn; nguồn vốn khơng kỳ hạn chưa được chú trọng. Vì vậy, nên tập trung một số giải pháp sau để tăng nguồn vốn huy động bán lẻ và thị phần huy động cho Chi nhánh:

- Hàng năm, vào những dịp thời gian đặc biệt trong năm như chuẩn bị đón những kỳ nghỉ lễ, sự kiện đặc biệt thì Hội sở chính thường ban hành các

chương trình khuyến mại dành cho các đối tượng tham gia gửi tiền tại Ngân hàng. Vì vậy, chi nhánh cần tận dụng tối đa các chương trình khuyến mại về huy động vốn do Hội sở chính ban hành như gửi tiền tiết kiệm kèm theo bốc thăm trúng thưởng các phần quà có giá trị như chỉ vàng, ơ tơ,... để gia tăng thu hút lượng tiền gửi của khách hàng. Các hình thức gửi tiền tiết kiệm lĩnh lãi trước hoặc cuối kỳ hạn cần áp dụng linh hoạt cho từng đối tượng khách hàng để đánh vào tâm lý của khách hàng.

- Do tình hình cả nước chịu ảnh hưởng bới dịch bệnh Covid-19 nên Chi nhánh cần tập trung khuyến khích, tư vấn cụ thể cho khách hàng gửi tiết kiệm online để được hưởng lãi suất cao hơn, cụ thể khi gửi tiết kiệm online thì khách hàng được cộng thêm 0,2%/năm so với bảng niêm yết lãi suất tại quầy, vừa tiết kiệm được chi phí giao dịch cho khách hàng mà khơng phải đến trực tiếp quầy giao dịch, tận dụng được tối đa nguồn khách hàng tiềm năng đang phân vân hoặc do công việc bận chưa thể đến trực tiếp Ngân hàng. Thực hiện điều này cũng giúp gia tăng nguồn vốn huy động có kỳ hạn đối với các khách hàng tiềm năng chưa giao dịch trực tiếp tại N gân hàng.

- Hiện nay, nền khách hàng tại BIDV Thanh Hóa vay với mục đích sản xuất kinh doanh chiếm hơn 50% số lượng khách hàng vay bán lẻ tại chi nhánh và có gần 60 đơn vị đổ lương qua chi nhánh. Vì vậy, cần tập trung vào các khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh và khách hàng trả lương qua tài khoản của BIDV có dịng tiền thanh tốn thường xun, ra cơ chế, chính sách giảm hoặc miễn phí dịch vụ chuyển tiền, đồng thời yêu cầu số dư bình quân tối thiểu tại tài khoản thanh toán của mỗi khách hàng để hưởng chính sách đó nhằm gia tăng huy động nguồn vốn giá rẻ không kỳ hạn, thúc đẩy tổng nguồn vốn huy động bán lẻ tăng lên.

- Hiện nay, một số khách hàng giàu có hay một nhóm khách hàng giàu có thực hiện những giao dịch tiền gửi lớn tại Chi nhánh và các đối tượng này

dễ bị lơi kéo sang các tổ chức khác. Vì vậy, Chi nhánh phải tập trung vào các đối tượng khách hàng giàu có, tìm hiểu thói quen, sở thích, nhu cầu thường xuyên của khách hàng, xây dựng cơ chế chăm sóc riêng như tặng quà các ngày lễ, tết, ngày sinh nhật của khách hàng, cộng thêm phụ trội lãi suất khi gửi tiền hoặc giảm lãi suất vay khi khách hàng có quan hệ tín dụng..., xây dựng mối quan hệ thân thiết nhằm khuyến khích các khách hàng này gắn bó với BIDV, tập trung gửi tiền tại BIDV, ví dụ như mua thêm trái phiếu của Ngân hàng phát hành ra để tăng nguồn vốn huy động trung và dài hạn. Thực hiện phân đoạn khách hàng hiện có thành các đối tượng: khách hàng quan trọng, khách hàng thân thiết, khách hàng tiềm năng để đưa ra các sản phẩm huy động vốn phù hợp, chính sách khuyến mãi phù hợp, giữ chân các khách hàng này và gia tăng lượng tiền gửi tại BIDV. Hiện tại, số lượng khách hàng quan trọng, thân thiết tại BIDV là 1.804 khách hàng, vì vậy cần có bộ phận chuyên nghiệp tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng này các danh mục đầu tư hiệu quả, lựa chọn các dịch vụ phù hợp, gia tăng bán chéo sản phẩm, dịch vụ.

- Đẩy mạnh công tác marketing phủ rộng, tận dụng sức mạnh thương hiệu của BIDV để quảng cáo về các chương trình lãi suất tiền gửi, các kỳ hạn huy động tới các xã, huyện, thành phố trong địa bàn tỉnh Thanh Hóa qua báo, đài, qua các tấm biển hiệu quảng cáo tại các phòng giao dịch để thu hút người dân đến gửi tiền nhàn rỗi của họ.

- Giao chỉ tiêu huy động vốn cho các cán bộ, nhân viên thực hiện hoạt động ngân hàng bán lẻ. Việc giao chỉ tiêu hoạt động ngân hàng bán lẻ sẽ tạo động lực thúc đẩy các cán bộ, nhân viên của NH làm việc hiệu quả hơn. Cuối quý hoặc cuối năm, BIDV Thanh Hóa cần căn cứ vào việc hồn thành chỉ tiêu đó để đánh giá năng lực kinh doanh, đánh giá mức khen thưởng, xử phạt hàng năm cho cán bộ, nhân viên thực hiện hoạt động ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên, BIDV Thanh Hóa cần lưu ý giao chỉ tiêu tăng trưởng doanh số hoạt động

ngân hàng bán lẻ phải gắn liền với tăng trưởng lợi nhuận do hoạt động đó mang lại, tránh tình trạng cán bộ, nhân viên tăng doanh số bán hàng bằng mọi cách dẫn đến dù doanh số cao nhưng chi phí cao nên ngân hàng cũng khơng có lãi.

- Chỉ tiêu huy động vốn bán lẻ thường áp dụng rất cao cho các cán bộ kinh doanh trực tiếp, một số bộ phận hỗ trợ khác do nhiều lý do nên chỉ tiêu phân giao chưa được hợp lý. Vì vậy, chi nhánh cần tiếp tục đẩy mạnh, duy trì cơng tác huy động vốn bán lẻ, cơ chế phân giao phù hợp, gắn trách nhiệm xét hoàn thành nhiệm vụ cụ thể tới từng cán bộ nhân viên trong chi nhánh bằng cách từng cán bộ nhân viên trong chi nhánh, khơng kể vị trí làm việc, vận động, chăm sóc anh chị em, bạn bè thân thiết tham gia gửi tiền hoặc mua giấy tờ có giá, trái phiếu do Ngân hàng phát hành.

- Việc giao dịch nhanh chóng, gọn gàng, đảm bảo an tồn, bí mật cho khách hàng là rất cần thiết do vấn đề nảy sinh từ tâm lý khách hàng. Vì vậy, Chi nhánh cần tiếp tục cải thiện và thực hiện nghiêm chỉnh quy trình, thủ tục, chứng từ giao dịch, chương trình liên quan trong giao dịch tiền gửi tiết kiệm để tạo uy tín và niềm tin cho khách hàng.

3.2.2. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay bán lẻ

- Thị phần cho vay bán lẻ tăng từ 4,67% năm 2017 lên đến 6,77% năm 2019, tuy nhiên thị phần này không thực sự bứt phá so với các ngân hàng khác. Vì vậy, việc tiếp tục gia tăng thị phần để đảm bảo vị thế cạnh tranh, thương hiệu là điều cần được duy trì và phát triển. Vì vậy, cần một số biện pháp cụ thể:

+ Hiện tại, nhằm thúc đẩy gia tăng về quy mô, doanh số cho vay bán lẻ sau khi dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm sốt trong nước, Hội sở chính đã ban hành các gói tín dụng ưu đãi về lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh, ưu đãi về cho vay trung, dài hạn như mua đất, mua nhà ở đích thực, mua ơ tơ và

tiêu dùng; ưu đãi cho các doanh nghiệp siêu nhỏ và vừa và nhỏ. Vì vậy, chi nhánh cần tận dụng tối đa các gói, chương trình hỗ trợ lãi suất cho vay ưu đãi dành cho các đối tượng vay nhà ở với mức hỗ trợ 8,5%.năm trong năm đầu tiên, vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng mới là 7%/năm và các khách hàng hiện hữu bình quân là 7,5%/năm; các doanh nghiệp siêu nhỏ và vừa và nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực được chính phủ ưu tiên với mức lãi suất bình qn là 7%/năm; các gói ưu đãi dành cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 với mức thấp nhất là 6,5%/năm nhằm tăng cường quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng; nâng cao hiệu quả tối đa thu nhập rịng cho Chi nhánh, tăng quy mơ cho vay bán lẻ của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu 0647 hoạt động NH bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w