8. Cấu trúc đề tài
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế-xã hợi và giáo dục của phố Vĩnh Long, tỉnh
2.1.1. Khái quát về kinh tế-xã hội của thành phố Vĩnh Long
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sơng Cửu Long, với 08 đơn vị hành chính. Trong đó, TPVL là thành phố loại III, trực thuộc tỉnh. Đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, là điểm nối giao thơng thủy và bộ giữa các tỉnh thuộc khu vực phía Tây sơng Tiền với Thành phố Hồ Chí Minh. TPVL có diện tích tự nhiên 48,08 ha. Thành phố giáp huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long ở các phía: Nam, Đơng, Tây, cịn phía Bắc giáp với sơng Tiền. Thành phố có 11 xã, phường, trong đó có 04 xã và 07 phường.
TPVL nằm tại ngã Ba sông Tiền và sông Cổ Chiên, trên trục giao thông nối hai cực phát triển nhất của vùng Nam Bộ. Theo quy hoạch phát triển đô thị đến năm 2020, TPVL cùng với Cần Thơ, Long Xuyên và Cao Lãnh là 4 đô thị trung tâm của vùng Đồng bằng sơng Cửu Long. Ngồi quốc lộ 1A - tuyến giao thơng huyết mạch của vùng chạy qua, TPVL cịn là điểm khởi đầu của các quốc lộ 80, 53, 57 nối với các tỉnh trong vùng và đường tỉnh 902 nối các huyện phía nam của tỉnh. Tất cả sẽ tạo cho thành phố dễ dàng trong việc giao lưu, giao thương, nối liền thành phố với các tỉnh, đơ thị khác trong tồn vùng, khu vực và cả nước.
Dân số TPVL hiện nay là 142.761 người (2016). Tỷ lệ dân cư thành thị 108.881 người, chiếm 76,2 % dân số toàn thành phố và tỷ lệ dân cư nông thôn 33.880 người, chiếm 23,7 % dân số toàn thành phố. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 6,10%. Mật độ dân số 2.934 người /km2, cao nhất tỉnh. Sinh sống tại thành phố chủ yếu là dân tộc Kinh, phân bố đều ở các nơi, chiếm 97,38% dân số thành phố; các dân tộc khác: Hoa, Khơ-me, Chăm, khác. Trong đó, dân tộc Hoa với 2,35% dân số
thành phố, chủ yếu sống tập trung ở phường 1, TPVL, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ 0,27% dân số thành phố.
TPVL hiện có nhiều tơn giáo và tín ngưỡng khác nhau như: Công giáo, Tin Lành, Phật Giáo, Cao Đài,… Tất cả các tín đồ tơn giáo trên địa bàn sống đan xen nhau, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, chung lòng, chung sức xây dựng và phát triển thành phố. Hiện tại, thành phố còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử: Chùa, Nhà thờ, Đình, Miếu. Đặc biệt, tại thành phố có Văn Thánh Miếu, tọa lạc tại phường 4, được xây dựng vào năm 1864. Đây là niềm tự hào của nhân dân TPVL. Cũng như các địa phương khác trong tỉnh, TPVL nhiều năm qua đã triển khai tốt phong trào Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Phong trào này, được nhân dân đồng tình và nhiệt tình hưởng ứng. Kết quả, đời sống văn hóa của nhân dân thành phố được nâng lên rõ rệt.
Bằng những chính sách phát triển kinh tế đúng hướng, thu hút đầu tư, cùng với sự quan tâm phát triển cơ sở hạ tầng, nhờ đó, kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng và ổn định trong nhiều năm qua. Theo số liệu thống kê, năm 2010 GDP của toàn thành phố là 2.500 tỷ, đến năm 2017 con số này là 3.300 tỷ. Thu nhập đầu người năm 2010 là 23,7 triệu/người/năm, năm 2017 là 40,5 triệu/người/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ của thành phố trong năm 2017 đạt 10.604 tỷ đồng, tăng 19,91% so cùng kỳ năm 2016.
Định hướng phát triển kinh tế của thành phố là đẩy mạnh thương mại - dịch vụ, với tổng mức bán lẻ và doanh thu thương mại - dịch vụ trên 12.000 tỷ đồng. Tiếp tục đầu tư và phát triển các chợ, các khu thương mại dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh của người dân. Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt trên 4. 452 tỷ đồng. (Báo cáo kinh tế-xã hội của TPVL, tỉnh Vĩnh Long, 2017).