8. Cấu trúc đề tài
1.3.4. Hình thức giáo dục kỹ năng giao tiếpcho học sinh
* Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh lồng ghép vào các môn học
Hoạt động GD trên lớp là hoạt động chủ đạo và quan trọng nhất trong các trường học hiện nay. Tùy theo từng nội dung, chương trình mơn học, từng loại hình hoạt động mà GV có thể lựa chọn các KNGT có thể tích hợp lồng ghép một cách thích hợp với lứa tuổi HS THPT. GV có thể lựa chọn hình thức kết hợp GD trong giảng dạy lồng ghép vào các môn học: Ngữ văn, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lí, Sinh học..., có thể tiến hành GDKNGT cho HS. GV cần thiết kế chu đáo các bài tập tình huống về GT để lồng ghép, rèn luyện KNGT cho HS. Lồng ghép vào việc tích hợp này, HS sẽ hứng thú, hưng phấn, thoải mái, cảm thấy tiết học rất nhẹ nhàng trong việc vừa tiếp thu tri thức và rèn luyện KNGT. Hoạt động dạy học theo hướng lồng ghép, tích hợp nội dung bài học với GDKNGT cho HS, GV không chỉ thực hiện được các mục tiêu của bài học đã đề ra mà còn giúp các em HS hiểu và trải nghiệm các KNGT gắn với bài học, trên cơ sở đó hình thành và rèn luyện KNGT ở các em. Như vậy, việc dạy học lồng ghép, tích hợp là mơi trường để hình thành và rèn luyện KNGT ở HS.
* Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh lồng ghép vào tiết sinh hoạt lớp
Hoạt động của GV chủ nhiệm trên lớp là thay mặt nhà trường quản lí tập thể HS theo sự phân công của Ban giám hiệu. Nội dung hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp chủ yếu rèn luyện nề nếp học tập cho HS, GD HS ý thức chấp hành tốt quy định của pháp luật và nội quy của nhà trường. Trong q trình sinh hoạt lớp, GV có thể lồng ghép các nội dung GDKNGT vào các hoạt động GD để rèn luyện và hình KNGT cho HS.
GV chủ nhiệm tổ chức cho ban cán sự lớp, tổ trưởng các tổ tự báo cáo, đánh giá, nhận xét hoạt động trong tuần qua của lớp. Trên cơ sở kết quả báo cáo, GV yêu cầu HS tham gia phát biểu đóng góp cho hoạt động của lớp trong tuần. Hoạt động này giúp cho HS tự rèn luyện và trau dồi KN báo cáo, KN phát biểu trước nhiều người, từ đó KNGT của các em sẽ được nâng lên. GV đưa ra định hướng hoạt động của lớp trong tuần tới về học tập, về phong trào và yêu cầu HS phát biểu ý kiến tìm ra biện pháp hiệu quả nhất để tổ chức thực hiện. Các em HS suy nghĩ, tìm tịi và bàn bạc với các thành viên trong tổ để đưa ra ý kiến của mình. Kết quả của quá trình bàn bạc, trao đổi đó sẽ rèn luyện cho các em HS KN làm việc nhóm và thuyết trình trước đơng người. Khi có HS trong lớp vi phạm nội quy, GV cho HS đóng vai GV chủ nhiệm để giải quyết sự việc trước tập thể lớp, tập thể lớp lắng nghe và phát biểu ý kiến. Phương pháp này giúp cho HS rèn luyện KN thuyết trình, KN lắng nghe và KN giải quyết vấn đề.
* Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh lồng ghép vào hoạt động của Đoàn Thanh niên
Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (gọi tắt là Đồn Thanh niên) là tổ chức chính trị của Thanh niên Việt Nam, là nơi để đoàn viên, thanh niên HS rèn luyện phẩm chất đạo đức, phát huy năng lực của mỗi cá nhân. Trong trường THPT, Đoàn Thanh niên tổ chức GD truyền thống, GD đạo đức, các hoạt động về văn hóa, văn nghệ và thể thao nhằm tạo điều kiện cho HS phát huy năng khiếu cá nhân và thư giãn sau những giờ học trên lớp. Tham gia với các hoạt động do Đoàn Thanh niên tổ chức HS có điều kiện giao lưu, gặp gỡ bạn bè trong cùng khối lớp và bạn bè trong và ngồi trường. Đây chính là mơi trường để HS thể hiện chính mình, khẳng
định mình trước bạn bè. Do đó, có thể nói tham gia với các hoạt động của Đoàn Thanh niên, HS sẽ tự tin hơn, mạnh dạn hơn, tính nhút nhát ở các em sẽ giảm dần.