8. Cấu trúc đề tài
1.3.2. Nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếpcho học sinh
Lứa tuổi THPT, các em đang ở giai đoạn trưởng thành. Các em có nhiều nhu cầu khác nhau: học tập, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các hoạt động xã hội. Do đó, các em rất cần mở rộng các mối quan hệ GT để thỏa mãn nhu cầu trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Nhằm trang bị cho HS các KNGT cần thiết trong thời gian học THPT cũng như chuẩn bị bước vào môi trường mới (học nâng cao hoặc tham gia các hoạt động ngoài xã hội), các trường THPT cần lựa chọn các nội dung GDKNGT phù hợp với độ tuổi và đặc điểm tâm lí của HS.
Theo định nghĩa về GT“Giao tiếp là q trình tiếp nhận, xử lí và chuyển giao
q trình GT gồm ba giai đoạn: giai đoạn tiếp nhận, giai đoạn xử lí và giai đoạn chuyển giao. Do đó, nội dung GDKNGT cho HS THPT bao gồm các nhóm KN ứng với ba giai đoạn của quá trình GT, các nhóm KN gồm:
* Nhóm các kỹ năng tiếp nhận, gồm các kỹ năng:
KN lắng nghe: Lắng nghe là để tiếp nhận thông tin, để hiểu biết về người
đang GT với mình. Từ đó, ta chủ động, tích cực tiếp nhận và xử lí thơng tin, đồng thời có những hành vi ứng xử phù hợp với người đang GT với mình. Do đó, lồng ghép vào hoạt động trên lớp, các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt trong gia đình…, LLGD cần GD cho HS KN lắng nghe, nhằm giúp các em chủ động tiếp nhận và xử lí thơng tin từ thầy cơ, bạn bè, cha mẹ và những người xung quanh để các em chia sẻ, cảm thơng, đồng thời có những hành vi ứng xử phù hợp. Qua đó, giúp các em HS duy trì và mở rộng được mối quan hệ GT với nhiều người.
KN quan sát: Quan sát là nhìn. Trong GT, quan sát về người đang GT với mình qua lời nói, những hành vi phi ngơn ngữ của cơ thể (ánh mắt, nụ cười, vẻ mặt, hoạt động tay chân,...) là thể hiện sự tơn trọng đối với họ. Đồng thời qua đó, giúp mình hiểu biết về thái độ, tình cảm của người đang GT với mình; bản thân sẽ tiếp nhận, xử lí thơng tin và chuyển giao thơng tin bằng những hành vi GT tích cực, phù hợp nhằm để duy trì và mở rộng mối quan hệ GT. Vì thế, các LLGD cần GD, rèn luyện cho các em HS KN quan sát. Lồng ghép vào KN này, giúp các em biết tôn trọng thầy cô, cha mẹ, bạn bè và người xung quanh khi GT với mình; đồng thời cũng giúp các em hiểu được thái độ, tình cảm của họ, từ đó các em sẽ có những hành vi ứng xử trong GT phù hợp như: đồng tình, chia sẻ, cảm thơng, hợp tác...
* Nhóm các kỹ năng xử lí, gồm các kỹ năng:
KN xử lí tình huống: Tình huống ln xảy ra hàng ngày trong cuộc sống đối
với mỗi con người. Đối với HS THPT, hàng ngày các em ln phải đối diện với các tình huống xảy ra trong học tập, trong cuộc sống. Ví dụ, thầy cơ giảng bài khó hiểu; trong lớp, bạn bè khơng hợp tác với mình,... Trước các tình huống đó, địi hỏi các em phải biết xử lí một cách khéo léo và hiệu quả thì mới giải quyết được tình huống, đồng thời duy trì được mối quan hệ GT. Việc làm đó, chính là KN xử lí tình huống. Do đó, các LLGD cần GD, rèn luyện các em HS KN xử lí các tình huống.
Nghĩa là, trước các tình huống cụ thể, hướng dẫn các em biết phân tích cái lợi, cái hại của tình huống, chỉ cho các em có những hành vi ứng xử phù hợp, từ đó giúp các em khơng những giải quyết được tình huống mà cịn duy trì và mở rộng các mối quan hệ GT.
KN giải quyết vấn đề: Hàng ngày, trong cuộc sống và học tập, ở các em HS
nói chung, HS THPT nói riêng ln nảy sinh các vấn đề cần phải giải quyết. Để giải quyết được vấn đề, đòi hỏi các em phải biết phát hiện vấn đề, rồi thu thập thơng tin, xử lí thơng tin và đưa ra các cách thức giải quyết vấn đề nảy sinh. Đó chính là KN giải quyết vấn đề. Để giúp các em HS KN giải quyết các vấn đề, các LLGD cần hướng HS vào các tình huống có vấn đề để rèn luyện cho các em KN phát hiện vấn đề, hướng dẫn các em tìm giải quyết vấn đề: giải quyết vấn đề trong học tập, giải quyết vấn đề trong các mối quan hệ, giải quyêt vấn đề về xúc cảm cá nhân...
* Nhóm các kỹ năng chuyển giao, gồm các kỹ năng:
KN biểu lộ thái độ, tình cảm: Trong GT, con người luôn bộc lộ cảm xúc cá nhân của mình. Ví dụ, buồn, vui, cáu gắt, nhiệt tình, đau xót,... Ở HS THPT, hàng ngày trong gia đình, ở trường và tham gia các hoạt động ngoài xã hội, các em cũng ln có những biểu hiện này. Do đó, các LLGD cần GD, rèn luyện cho HS có KN biểu lộ xúc cảm và thái độ phù hợp trong quá trình GT, đồng thời giúp các em biết kiềm chế cảm xúc của mình trong GT, để khơng làm ảnh hưởng tới quá trình GT với những người xung quanh. KN biểu lộ thái độ, tình cảm có ảnh hưởng rất lớn đến việc duy trì và mở rộng các mối quan hệ GT.
KN chia sẻ: Chia sẻ là “cho và nhận”. Trong cuộc sống của mỗi con người,
khơng ai có thể tự đáp ứng cho bản thân mình đầy đủ từ vật chất cho đến tinh thần. HS THPT cũng vậy, các em có nhiều nhu cầu khác nhau trong học tập, lao động và trong hoạt động xã hội, các em cũng không thể tự đáp ứng đầy đủ các nhu cầu đó. Vì thế, để đáp ứng các nhu cầu của bản thân, HS cần phải biết chia sẻ với những người xung quanh. Để được người khác chia sẻ với mình, các em HS cần phải biết bày tỏ những nhu cầu của bản thân để người khác biết mà chia sẻ. Ví dụ, khi cần mượn bạn bè hoặc thầy cô quyển sách để nghiên cứu, các em phải biết bày tỏ nhu cầu cần thiết về quyển sách đó để các em được hỗ trợ. Mặt khác, các em cũng phải
chủ động chia sẻ với những người xung quanh khi họ cần đến mình. Việc chia sẻ này, địi hỏi các em phải khéo léo, chân tình và hiểu biết, đó chính là KN chia sẻ. Như vậy, KN chia sẻ là cần thiết đối với HS THPT trong GT. Các LLGD cần GD, rèn luyện và hình thành ở HS THPT KN này. Lồng ghép vào KN chia sẻ, giúp bản thân các em hồn thiện hơn, đồng thời góp phần hình thành những phẩm chất nhân cách phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Kỹ năng làm việc hợp tác: Hợp tác là “cùng nhau làm”. Thực tế, HS THPT ở
trường cũng như ở nhà, có nhiều việc các em khơng thể tự hồn thành mà cần phải có sự hợp tác với người xung quanh. Ví dụ, để giải quyết bài tập khó, các em cần phải hợp tác với bạn bè hoặc nhờ cha mẹ, anh chị chỉ dẫn. Hợp tác với người khác nhằm giúp bản thân mình hồn thành cơng việc mà khả năng mình khơng thể thực hiện được. Để hợp tác có hiệu quả, địi hỏi mỗi bên phải nhiệt tình, trách nhiệm khi tham gia. Hiện nay, các trường THPT đang áp dụng phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”, phương pháp này đòi hỏi HS phải biết làm việc nhóm. Nghĩa là, HS phải biết hợp tác với bạn bè trong tổ, nhóm để cùng giải quyết vấn đề do GV đặt ra. GD, rèn luyện và hình thành KN làm việc hợp tác là rất cần thiết đối với HS THPT. Qua GDKN làm việc hợp tác, không những giúp cho các em lĩnh hội được các tri thức khoa học và kinh nghiệm sống mà còn rèn luyện cho các em nhiều KNGT như: chia sẻ, lắng nghe, quan sát, biểu lộ tình cảm trong GT; đồng thời mở rộng quan hệ GT với nhiều người..