Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếpcho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 26 - 29)

8. Cấu trúc đề tài

1.2. Các khái niệm

1.2.2. Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếpcho học sinh

* Quản lí

Tiếp cận theo hệ thống, thì quản lí là sự tác động của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí (hay đối tượng quản lí) nhằm tổ chức, phối hợp hoạt động của con người trong các quá trình sản xuất, xã hội để đạt được mục đích đã định. Bản chất quản lí là nhằm thiết lập sự phối hợp giữa những công việc cá nhân và thực hiện những chức năng chung, nảy sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động của các bộ phận riêng lẻ của nó. Khi bàn về khái niệm quản lí, các nhà tâm lí học và GD học đều có cách nhìn, định nghĩa khác nhau:

Các nhà lí luận nước ngồi: Henry Fayol, Ơng cho rằng: Quản lí là bao gồm tất cả các khâu bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các nỗ lực của cá thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực của tổ chức nhằm đạt mục tiêu đã định trước. Theo Frederich William Taylor, Ông cũng chỉ ra rằng: Quản lí là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó biết rằng họ đã hồn thành cơng việc đó một cách tốt đẹp và rẻ nhất. Theo Marry Parker Follet, ông quan niệm: Quản lí là nghệ thuật đạt được mục đích lồng ghép vào nỗ lực của người khác (Quản lí học đại cương, 2014).

Các tác giả ở Việt Nam: Nguyễn Minh Đạo, cho rằng: Quản lí là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lí, người tổ chức quản lí) lên khách thể (đối tượng quản lí) về các mặt chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế,... bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng (Nguyễn Minh Đạo, 1996). Theo Nguyễn Ngọc Quang: Quản lí là hệ thống

tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí, nhằm cho hệ thống vận hành theo đường lối, nguyên lí của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mà điểm hội tụ là quá trình dạy học, GD thế hệ trẻ, đưa GD đến mục tiêu, tiến lên trạng thái mới về chất (Nguyễn Ngọc Quang, 1989). Tác giả Nguyễn Viết Vượng cho rằng: Mục đích cuối cùng của quản lí là tổ chức q trình GD có hiệu quả để đào tạo lớp thanh niên thông minh, sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và phấn đấu vì hành phúc của bản thân và xã hội (Nguyễn Viết Vượng, 2003). Tác giả Hà Sỹ Hồ cho rằng: Quản lí là q trình tác động có định hướng, có tổ chức, lựa chọn trong số các tác động có thể có, dựa trên các thơng tin về tình trạng của đối tượng và môi trường, nhằm giữ sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định (Hà Sĩ Hồ, 1985). Qua các chức năng hoạt động quản lí, các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: Quản lí là q trình đạt đến mục tiêu của chức năng bằng cách vận dụng các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra (Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2003).

Quan niệm trên của các nhà lí luận, cho thấy bản chất của hoạt động quản lí là cách thức tác động (tổ chức, điều khiển, kiểm tra) hợp quy luật của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệu quả mong muốn và đạt mục tiêu đã đề ra. Từ đó, tác giả luận luận văn có thể định nghĩa về quản lí như sau: “Quản lí là sự tác động có kế hoạch của chủ thể lên đối

tượng quản lí nhằm đạt mục tiêu đề ra”.

* Quản lí giáo dục

Quản lí GD theo nghĩa tổng quan là sự điều hành, điều chỉnh, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển GD thường xuyên trong xã hội, công tác GD không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người, tuy nhiên trọng tâm vẫn là GD thế hệ trẻ cho nên quản lí GD được hiểu là sự điều hành, điều chỉnh hoạt động của toàn bộ hệ thống GD quốc dân và các cơ sở GD trong hệ thống GD quốc dân, nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và hồn thiện nhân cách cơng dân.

Tác giả Phạm Minh Hạc quan niệm: Quản lí GD là quản lí trường học, thực hiện đường lối GD của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí GD, để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo đối với ngành GD, với thế hệ trẻ và với từng học sinh (Phạm Minh Hạc, 1986). Tác giả Nguyễn Ngọc Quang, cho rằng: Quản lí GD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lí (Hệ GD) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lí GD của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy- học, GD thế hệ trẻ, đưa hệ GD tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất (Nguyễn Ngọc Quang, 1989). Theo tác giả Nguyễn Kì và Bùi Trọng Tuân, hai Ơng quan niệm: Quản lí GD là hoạt động tự giác của chủ thể quản lí nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát,... một cách có hiệu quả các nguồn lực GD (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển GD, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (Trần Kiểm, 2011). Một số nhà khoa học khác lại quan niệm: Quản lí GD thực chất là tác động một cách khoa học đến nhà trường làm cho nó tổ chức được tối ưu quá trình dạy học, GD thể chất, theo đường lối và nguyên lí GD của Đảng, quán triệt được những tính chất trường THPT xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới (Những cơ sở khoa học quản lí, 1976).

Mặc dù, các tác giả có quan niệm khác nhau và cách giải thích khác nhau về quản lí GD. Song, điểm chung của các khái niệm trên thể hiện ở tất cả các khái niệm đều có chủ thể quản lí, đối tượng quản lí, mục đích và mục tiêu quản lí, kế hoạch tổ chức thực hiện và tất cả nhằm thực hiện chung mục tiêu là phát triển hệ thống GD. Từ đó, tác giả luận văn có thể định nghĩa về quản lí GD như sau: “Quản

lí GD là hệ thống những tác động có kế hoạch của chủ thể quản lí đến các đối tượng quản lí nhằm thực hiện mục tiêu phát triển GD”.

* Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trung học phổ thông

Từ các khái niệm về: GT, KNGT, hoạt động GD, Hoạt động GDKNGT quản lí, quản lí hoạt động GD, tác giả luận văn chọn khái niệm về quản lí hoạt động GDKNGT cho HS THPT làm khái niệm cơng cụ trong nghiên cứu: “Quản lí hoạt

động GDKNGT cho HS THPT là hệ thống những tác động có kế hoạch, có mục đích của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí nhằm thực hiện mục tiêu hoạt động GDKNGT cho HS ở cấp học này”.

Trong khái niệm này, chủ thể tham gia quản lí hoạt động GDKNGT cho HS THPT ở cấp trường bao gồm: Ban giám hiệu, Tổ trưởng tổ chun mơn, Đồn Thanh niên, GV và cha mẹ HS. Các đối tượng quản lí chính là hoạt động GDKNGT, bao gồm các khía cạnh của hoạt động GDKNGT cho HS như: mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện và điều kiện hoạt động GDKNGT. Còn mục tiêu của hoạt động GDKNGT cho HS THPT chính là hình thành hệ thống KNGT cho HS cấp học này. Và hệ thống KNGT là những KNGT phù hợp với lứa tuổi HS THPT và đáp ứng yêu cầu (ĐƯYC) của xã hội.

1.3. Hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trung học phổ thông

1.3.1. Mục tiêu giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh

Mục tiêu của GDKNGT cho HS THPT là nhằm hình thành hệ thống KNGT, góp phần phát triển tồn diện nhân cách. Hệ thống KNGT được hình thành và thể hiện trong các mối quan hệ của các em ở gia đình, nhà trường và xã hội. Hệ thống KNGT được thể hiện qua nhận thức, thái độ, hành vi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)