Khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 117 - 125)

8. Cấu trúc đề tài

3.4. Khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí

rời nhau, mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ, đan xen, hòa quyện với nhau tạo thành một hệ thống, biện pháp này vừa là tiền đề, vừa là cơ sở cho biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau và thúc đẩy nhau cùng hồn thiện. Do đó, nhà trường phải triển khai thực hiện chúng một cách đồng bộ, nhất quán mới đạt chất lượng cao trong hoạt động GDKNGT cho HS.

3.4. Khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản

Để khắc phục tính chủ quan, tác giả đã trưng cầu ý kiến của 40 CBQL, GV về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động GDKNGT cho HS. Bốn mươi CBQL, GV, bao gồm: 15 CBQL và 25 GV. Kết quả như sau:

Bảng 3.1. Kết quả trưng cầu ý kiến về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất quản lí hoạt đợng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh

T T BIỆN PHÁP Mức độ đạt yêu cầu hiện nay (ĐTB) Sự cần thiết TB) Tính khả thi TB) Biện pháp 1

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV và HS về ý nghĩa, mục đích của việc GDKNGT cho HS

1.1 - Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV 2.73 2.88 2.85 1.2 - Nâng cao nhận thức cho HS 2.73 2.85 2.85

Điểm TB chung 2.73 2.86 2.85

Biện pháp 2

Bồi dưỡng năng lực cho lực lượng tham gia hoạt động GDKNGT cho HS

2.1 - Nhà trường tổ chức tập huấn cho CBQL,

2.2 - Nhà trường tổ chức hội thảo chuyên đề về

GDKNGT cho GV dự 2.20 2.80 2.73

Điểm TB chung 2.26 2.84 2.65

Biện

pháp 3 Xây dựng tài liệu GDKNGT cho học sinh

3.1

- Ban giám hiệu tổ chức biên soạn tài liệu GDKNGT cho học sinh sử dụng trong nội bộ trường (đối với trường chưa có tài liệu)

2.18 2.55 2.60

3.2

- Cập nhật, bổ sung nội dung tài liệu GDKNGT trong tài liệu hiện có của nhà trường (đối với trường đã có tài liệu)

2.18 2.73 2.65

Điểm TB chung 2.18 2.64 2.63

Biện pháp 4

Xây dựng các quy định GT ứng xử trong nhà trường

4.1 - BGH xây dựng các quy định giao tiếp

ứng xử trong nhà trường đối với CBQL, GV 2.73 2.90 2.85 4.2 - BGH xây dựng các quy định giao tiếp

ứng xử trong nhà trường đối với nhân viên 2.78 2.90 2.83 4.3 - BGH xây dựng các quy định giao tiếp

ứng xử trong nhà trường đối với HS 2.75 2.93 2.83

Điểm TB chung 2.75 2.91 2.83

Biện pháp 5

Tăng cường các hoạt động GDKNGT cho HS trong nhà trường

5.1 - Tăng cường các hoạt động mang tính tính

tự quản của học sinh 2.30 2.93 2.85

5.2 - Tăng cường các hoạt động GDKNGT

trong sinh hoạt chi đoàn lớp 2.23 2.75 2.80 5.3 - Tổ chức hoạt động GDKNGT trong toàn

Điểm TB chung 2.22 2.70 2.71 Biện

pháp 6

Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong hoạt động GDKNGT cho HS

6.1 - Giữa Ban giám hiệu với Ban đại diện cha

mẹ HS 2.75 2.98 2.90

6.2 - Giữa GV, cán bộ Đoàn với phụ huynh 2.80 2.98 2.95

Điểm TB chung 2.78 2.98 2.93

Biện pháp 7

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNGT cho HS

7.1

- Kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động của GV bộ môn và GV phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp trong GDKNGT cho HS

2.24 2.67 2.65

7.2 - Kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động của

GV chủ nhiệm trong GDKNGT cho HS 2.36 2.58 2.46

7.3 - Kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động của

Đoàn Thanh niên trong GDKNGT cho HS 2.35 2.65 2.57 7.4 - Kiểm tra, đánh giá việc rèn luyện KNGT

của HS 2.33 2.62 2.65

Điểm TB chung 2.32 2.63 2.58

Quy ước:

Mức độ

đạt yêu cầu hiện nay Sự cần thiết Tính khả thi

Chưa đạt yêu cầu Đạt một phần yêu cầu Đạt yêu cầu Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Khơng khả thi Ít khả thi Khả thi

Điểm TB: 1.00 đến 1.66 Điểm TB: 1. 67 đến 2.33 Điểm TB: 2.34 đến 3.00 Điểm TB: 1.00 đến 1.66 Điểm TB: 1. 67 đến 2.33 Điểm TB: 2.34 đến 3.00 Điểm TB: 1.00 đến 1.66 Điểm TB: 1.67 đến 2.33 Điểm TB: 2.34 đến 3.00

Qua bảng 3.1, cho thấy:

Về mức độ đạt yêu cầu hiện nay của các biện pháp GDKNGT cho HS tại ở các trường THPT TPVL, các ý kiến của CBQL, cho thấy, có 04/07 biện pháp đạt một phần yêu cầu và 03 biện pháp đạt yêu cầu hiện nay. Điều đó cho thấy, các trường THPT TPVL đã có nhiều biện pháp trong GDKNGT cho HS, nhưng các biện pháp đó chưa thật sự góp phần nâng cao chất lượng GDKNGT cho HS.

Về sự cần thiết của các biện pháp, các ý kiến đánh giá của CBQL, GV, họ cho rằng, các biện pháp này cần thiết đối với quản lí hoạt động GDKNGT cho HS đối với các trường THPT TPVL, với trị số TB dao động từ 2.63 đến 2.98. Cụ thể hơn, trong 07 biện pháp quản lí mà nghiên cứu đề cập, biện pháp Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong hoạt động GDKNGT cho HS được đánh giá là cần thiết, với giá trị điểm TB cao nhất: 2.98; biện pháp Xây dựng tài liệu GDKNGT cho học sinh và tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNGT cho HS, là hai biện pháp tuy ở mức rất cần thiết nhưng lại có trị số TB thấp nhất trong các biện pháp mà nghiên cứu đề cập, điểm TB lần lượt 2.63 và 2.64. Về tính khả thi của các biện pháp, tất cả các biện pháp mà nghiên cứu đề cập, ý kiến của CBQL đều cho rằng rất khả thi, thể hiện giá trị điểm TB dao động từ: 2.58 đến 2.93. Cụ thể, trong các biện pháp mà nghiên cứu đề cập, biện pháp có tính khả thi được đánh giá cao nhất là biện pháp Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong hoạt động GDKNGT cho HS, điểm TB 2.93. Và thấp nhất là biện pháp Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNGT cho HS.

Tóm lại, qua khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp mà nghiên cứu đề cập, cho thấy, tất cả ý kiến của CBQL và GV được hỏi các biện pháp này đều cần thiết và khả thi đối với quản lí hoạt động GDKNGT cho HS tại các

trường THPT TPVL. Trong đó, họ rất quan tâm đến biện pháp quản lí: Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong hoạt động GDKNGT cho HS và Xây dựng các quy định GT ứng xử trong nhà trường.

Kết luận chương 3

Từ kết quả khảo sát thực trạng về hoạt động và quản lí hoạt động GDKNGT cho HS tại các trường THPT TPVL, kết hợp với nghiên cứu lí luận về hoạt động này, tác giả đề xuất 07 biện pháp như sau: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV và HS về ý nghĩa, mục đích của việc GDKNGT cho HS; bồi dưỡng năng lực cho lực lượng tham gia GDKNGT cho HS; xây dựng tài liệu GDKNGT cho học sinh; xây dựng các quy định GT ứng xử trong nhà trường; tăng cường các hoạt động GDKNGT cho HS trong nhà trường; tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong hoạt động GDKNGT cho HS; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNGT.

Các biện pháp thực hiện trên đều phải tiến hành một cách đồng bộ thì mới nâng cao chất lượng quản lí hoạt động GDKNGT cho HS. Qua kết quả trưng cầu ý kiến, cho thấy các biện pháp trên được CBQL và GV đánh giá là cần thiết và khả thi ở mức cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

GDKNGT cho HS nói chung và HS THPT nói riêng là hoạt động nhằm hình thành và rèn luyện ở HS những phẩm chất nhân cách phù hợp, giúp các em có KNGT tốt trong học tập và trong cuộc sống. KNGT của con người có từ rất lâu, ngày nay các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều rất quan tâm việc GDKN này cho HS, thể hiện rõ trong các chính sách, chủ trương và các chương trình GD.

Tác giả đã luận văn trình bày các khái niệm và khái qt hóa lí luận về quản lí hoạt động GDKNGT cho HS THPT. Và đã cố gắng hình thành một khung lí thuyết đảm bảo cho việc khảo sát và phân tích thực trạng quản lí GDKNGT cho HS THPT, đảm bảo một cơ sở lí luận khoa học cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lí GDKNGT cho HS THPT.

Hoạt động GDKNGT cho HS tại các trường THPT TPVL đã đạt được những kết quả nhất định. Hầu hết CBQL, GV và HS có nhận thức đúng đắn về mục đích, ý nghĩa và vai trò của hoạt động GDKNGT cho HS đối với việc hình thành những phẩm chất nhân cách phù hợp. Các trường đã tổ chức TX việc rèn luyện các KNGT cho HS thông qua hình thức lồng ghép vào môn học và các hoạt động GD. Các phương pháp GD, dạy học được sử dụng thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GDKNGT cho HS. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn hạn chế, bất cập. Cụ thể: vẫn còn bộ phận CBQL, GV và HS nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa, mục đích của việc GDKNGT cho HS; những biểu hiện về KNGT của HS còn hạn chế; nhiều phương pháp GD chưa phát huy tính hiệu quả để góp phần nâng cao chất lượng GDKNGT cho HS; chất lượng GDKNGT thông qua hình thức lồng ghép chưa đáp ứng tốt yêu cầu; mức độ đáp ứng yêu cầu của các LLGD tham gia hoạt động GDKNGT cho HS chưa cao; các điều kiện, phương tiện trong nhà trường chưa đáp ứng yêu cầu trong hoạt động GDKNGT cho HS; công tác kiểm tra, đánh giá chưa đồng bộ và đáp ứng yêu cầu chỉ ở mức trung bình.

Các chủ thể quản lí có nhận thức tốt về mục tiêu quản lí GDKNGT cho HS, đồng thời đã tích cực tham gia trong hoạt động này. Các trường đã quản lí TX và

ĐƯYC hoạt động GDKNGT cho HS trong nhà trường. Các hình thức lồng ghép GDKNGT cho HS được Ban giám hiệu các trường quản lí TX và ĐƯYC. Đồng thời, Ban giám hiệu các trường cũng tăng cường quản lí sự phối hợp giữa các LLGD trong và ngoài nhà trường trong GDKNGT cho HS. Ban giám hiệu các trường quản lí chặt chẽ hoạt động kiểm tra, đánh giá qua các hình thức lồng ghép hoạt động GDKNGT cho HS. Tuy nhiên, cơng quản lí hoạt động GDKNGT cho HS tại các trường THPT TPVL vẫn có những hạn chế nhất định. Cụ thể như sau: LLGD chưa được bồi dưỡng về kiến thức và phương pháp GDKNGT cho HS nên còn lúng túng trong tổ chức thực hiện. Các cơ quan quản lí GD chưa có những chỉ đạo cụ thể trong hoạt động GDKNGT cho HS nói chung và cho HS THPT nói riêng; ở các trường THPT TPVL cũng chưa có tài liệu hay quy định nào trong GDKNGT cho HS. Các trường quản lí TX và chặt chẽ sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động GDKNGT cho HS. Tuy nhiên, nhìn chung mức độ ĐƯYC của cơng tác quản lí này chưa đồng bộ, nhất là quản lí sự phối hợp giữa LLGD trong nhà trường với phụ huynh HS, mức độ ĐƯYC chưa cao. Cơng tác quản lí cơng tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNGT cho HS, tuy Ban giám hiệu các trường tổ chức thực hiện TX nhưng cịn chung chung, mang tính hình thức, mức độ đáp ĐƯYC chưa cao.

Từ kết quả khảo sát thực trạng về hoạt động và quản lí hoạt động GDKNGT cho HS tại các trường THPT TPVL, kết hợp với nghiên cứu lí luận về hoạt động này, tác giả đề xuất 07 biện pháp như sau: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV và HS về ý nghĩa, mục đích của việc GDKNGT cho HS; bồi dưỡng năng lực cho lực lượng tham gia GDKNGT; xây dựng tài liệu GDKNGT cho học sinh; xây dựng các quy định GT ứng xử trong nhà trường; tăng cường các hoạt động GDKNGT cho HS trong nhà trường; tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong hoạt động GDKNGT cho HS; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNGT.

Để đạt được mục tiêu về quản lí hoạt động GDKNGT cho HS THPT, các trường cần tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lí. Trước hết, cần tăng cường nhận thức cho các LLGD và HS về mục đích, ý nghĩa của việc GDKNGT đối

với sự hình thành nhân cách của HS. Cần tăng cường đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hoạt động GDKNGT cho HS. Đặc biệt, cần xây dựng các quy định GT ứng xử cho HS một cách khoa học, nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả các hoạt động GDKNGT cho HS trong nhà trường. Cần duy trì thường xuyên và chặt chẽ sự phối hợp giữa LLGD trong nhà trường với cha mẹ HS để góp phần thực hiện tốt các mục tiêu GDKNGT cho HS đã được đề ra.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ GD-ĐT

Chỉ đạo các Sở GD-ĐT xây dựng kế hoạch tổng thể về hoạt động GDKNS cho HS, trong đó có KNGT, theo hướng vừa đảm bảo thực hiện mục tiêu GD chung, vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Đồng thời, ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn đầy đủ, cụ thể các vấn đề liên quan đến GDKNGT cho HS THPT.

2.2. Đối với Sở GD-ĐT

Chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch hoạt động GDKNGT cho HS theo hướng vừa đảm bảo thực hiện mục tiêu GD chung, vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường. Cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ về GDKNGT cho HS THPT để chỉ đạo các trường tổ chức thực hiện.

Tổ chức bồi dưỡng cho tất cả các LLGD về kiến thức, phương pháp GDKNGT lồng ghép vào hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của ngành.

Thực hiện việc kiểm tra, giám sát tổ chức hoạt động GDKNGT tại các trường thông qua các cuộc thanh tra, kiểm tra hành chính và chuyên ngành. Chỉ đạo các trường xây dựng các tiêu chí đánh giá về KNGT cho HS, nhằm tiến tới xây dựng mơi trường GT văn hóa trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 117 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)