Phân cấp quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếpcho học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 39 - 41)

8. Cấu trúc đề tài

1.4.2. Phân cấp quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếpcho học

Theo Nguyễn Công Giáp và Đào Văn Vy, quan niệm phân cấp quản lí là: Hình thức tổ chức quản lí theo cách giao cho một cơ quan, một tổ chức hay một cộng đồng dân cư quyền tự quản lí với những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định, có tư cách pháp nhân và những nguồn thu riêng nhưng vẫn chịu sự kiểm soát của nhà nước về mặt pháp luật (Trần Kiểm, 2011).

Một quan niệm khác về phân cấp quản lí: Phân cấp quản lí là xác định phạm vi “quản lí được” cho mỗi cấp sao cho cơng việc hoặc hoạt động được giao cho cấp nào đó quản lí là phù hợp nhất, có lợi nhất, đạt hiệu quả quản lí cao nhất; thực hiện sự phân cơng, phân chia trách nhiệm giữa các tổ chức cùng cấp hoặc giữa các cấp quản lí đảm bảo tính nhất quán, tính phối hợp đồng bộ, tính hệ thống liên tục, phát huy đầy đủ chức năng của tổ chức, từng cấp quản lí; chuyển giao một số quyền hạn cho các cấp, các ngành, các tổ chức để họ đủ quyền lực thực hiện trách nhiệm được phân công (Viện Khoa học Giáo dục, 1999).

Tóm lại, phân cấp quản lí là quy định cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân khi tham gia quản lí. Mỗi cấp quản lí đều có quyền hạn nhất định trong hoạt động quản lí và tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân cấp quản lí. Từ các quan niệm về phân cấp quản lí trong GD của các nhà khoa học, tác giả luận văn có thể hiểu trong hoạt động GDKNGT cho HS THPT được phân cấp quản lí như sau:

* Ban giám hiệu

Xây dựng kế hoạch hoạt động GDKNGT cho HS (lồng ghép trong kế hoạch chung của nhà trường), chỉ đạo các tổ chuyên mơn, GV và đồn thể tổ chức thực hiện. Công tác kiểm tra, đánh gía hoạt động này được lồng ghép vào hoạt động kiểm tra, đánh giá của nhà trường.

* Tổ chun mơn

Tổ trưởng chun mơn có trách nhiệm quản lí hoạt động GDKNGT lồng ghép vào mơn học, tiết sinh hoạt lớp và hoạt động ngồi giờ lên lớp của GV. Cơng tác kiểm tra, đánh giá hoạt động này, lồng ghép vào công tác thao giảng, dự giờ. Kết quả đó là cơ sở để Tổ trưởng chuyên môn điều chỉnh công tác chỉ đạo hoạt động GDKNGT cho HS trong tổ.

* Đoàn Thanh niên

Trách nhiệm của Đoàn Thanh niên là quản lí hoạt động GDKNGT cho HS lồng ghép vào các hoạt động: GD truyền thống, văn hóa, văn nghệ, thể thao, tham quan,... Để quản lí hiệu quả hoạt động này, ngoài việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, Đoàn Thanh niên cần tổ chức kiểm tra, đánh giá về GT của các em trong tổ chức các hoạt động. Trên cơ sở kết đó, điều chỉnh, bổ sung phương pháp GD phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động GDKNGT cho HS.

* Giáo viên

GV có trách nhiệm tổ chức quản lí các hoạt động GDKNGT cho HS lồng ghép vào các tiết sinh hoạt lớp, dạy học trên lớp, các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Để quản lí tốt hoạt động này, GV cần kiểm tra, đánh giá kết quả về GT của HS. Trên cơ sở đó, GV sẽ điều chỉnh biện pháp GDKNGT cho HS.

1.4.3. Nội dung quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học * Quản lí việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)