Lực lượng giáo dục và học sinh trong hoạt động giáo dục kỹ năng giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 36 - 38)

8. Cấu trúc đề tài

1.3.5. Lực lượng giáo dục và học sinh trong hoạt động giáo dục kỹ năng giao

giờ lên lớp

Hoạt động ngoài giờ lên lớp là hoạt động được tổ chức ngồi giờ học các mơn, nối tiếp và thống nhất hữu cơ với hoạt động GD trong giờ học trên lớp. Nó là cầu nối giữa công tác giảng dạy trên lớp và cơng tác GD HS ngồi lớp (Dự án phát triển giáo dục tiểu học, 2010).

Hoạt động ngoài giờ lên lớp rất phong phú và đa dạng, có thể xác định đây cũng là một trong những hình thức GDKNGT hiệu quả cho HS THPT. Hoạt động này, gắn bó chặt chẽ với các hình thức GD qua dạy học trên lớp, giúp HS không những củng cố, mở rộng những tri thức mà cịn hình thành được thái độ tình cảm, rèn luyện được hành vi, KNGT lồng ghép vào các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp cụ thể: thi tìm hiểu, thuyết trình theo chủ đề, xử lí tình huống, các hoạt động tham quan dã ngoại, các hoạt động văn hóa, nghệ nghệ và thể thao, xâm nhập thực tế sẽ giúp cho học sinh tiếp cận với thực tế, đi sâu vào một chủ đề, các tình huống thực tiễn trong đời sống. Những hoạt động này thường thu hút và gây hưng phấn trong HS, tạo điều kiện để HS thực hành và tăng cường những KNGT theo những cách thức phù hợp. Vì vậy, GV cần kết hợp lồng ghép việc GDKNGT với các hoạt động ngồi giờ lên lớp một cách thích hợp và hiệu quả để rèn luyện và nâng cao KNGT cho HS .

1.3.5. Lực lượng giáo dục và học sinh trong hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh giao tiếp cho học sinh

* Lực lượng giáo dục

GD nói chung, GDKNGT nói riêng là trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội. Song, q trình GD đó cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia GD thì mới có thể tạo thành sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy hoạt động GDKNGT cho HS đạt hiệu quả cao nhất. LLGD là chủ thể, đóng vai trị chủ đạo trong hoạt động GDKNGT cho HS. Hay nói cụ thể hơn, LLGD là người điều khiển,

điều chỉnh, định hướng và giúp đỡ HS trong các hoạt động GDKNGT. LLGD bao gồm: Ban giám hiệu, GV, Đoàn Thanh niên, cha mẹ HS và LLGD khác.

Mỗi thành viên trong LLGD có vai trị khác nhau trong hoạt động GDKNGT cho HS. Ban giám hiệu, chính người định hướng, điều khiển mọi hoạt động GDKNGT diễn ra trong nhà trường. Ban giám hiệu tham gia hoạt động GDKNGT cho HS bằng các hoạt động điều hành, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá; GV là lực lượng quan trọng và trực tiếp hướng dẫn, rèn luyện, hình thành những hành vi GT cho HS lồng ghép vào các môn học trên lớp, tiết sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp; Đoàn Thanh niên tổ chức hoạt động GDKNGT cho HS lồng ghép vào hoạt động về GD truyền thống, GD đạo đức, rèn luyện các KN, các hoạt động tập thể; cha mẹ là người GD và rèn luyện KNGT cho các em HS trong gia đình.

* Học sinh

HS THPT là ở giai đoạn đầu của tuổi thanh niên (15-18 tuổi). Ở giai đoạn này, hầu hết em đều tham gia học tập tại các trường THPT, các trung tâm GD thường xuyên hay ở các cơ sở GD. Lứa tưổi thanh niên HS là một giai đoạn quan trọng và có ý nghĩa trong tiến trình phát triển con người. Sự phát triển tâm lí ở tuổi thanh niên HS là sự phát triển nối tiếp của sự phát triển của tuổi thiếu niên và chuẩn bị cho sự phát triển tâm lí ở giai đoạn thanh niên trưởng thành (18-25, 28) (Lí Minh Tiên, Nguyễn Thị Tứ, Bùi Hồng Hà, Huỳnh Lâm Anh Chương, 2012).

Đối với HS THPT, các em đang ở giai đoạn trưởng thành, các em có nhiều nhu cầu khác nhau: học tập, vui chơi, GT, hợp tác, tự khẳng định mình...Trong gia đình, ở nhà trường và trong quan hệ bạn bè, các em luôn cố gắng nỗ lực để tự khẳng định mình trong học tập, trong cuộc sống. Với mong muốn mình được cha mẹ, thầy cơ và bạn bè công nhận là người lớn, được độc lập, tự chủ, không muốn bị quản thúc. Các em rất hăng hái, nhiệt tình với các hoạt động tập thể, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trong nhà trường cũng như ở địa phương.

Tuổi thanh niên HS là giai đoạn các em phát triển hồn thiện về trí tuệ và thể chất. Các em rất nhạy bén, linh hoạt, tích cực, nhiệt tình trong các hoạt động. Chính điều này giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong mối quan hệ ứng xử với những người xung quanh, giúp các em xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp. Đây

cũng chính là yếu tố thuận lợi khi HS tham gia các hoạt động GD KNGT trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)