8. Cấu trúc đề tài
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế-xã hợi và giáo dục của phố Vĩnh Long, tỉnh
2.1.2. Khái quát tình hình giáo dục của thành phố Vĩnh Long
* Tình hình hoạt động giáo dục của thành phố Vĩnh Long
TPVL là địa phương trong tỉnh có nhiều cơ sở GD nhất tỉnh, với 60 cơ sở GD từ mầm non đến đại học. Trong đó, trường mầm non: 22, tiểu học: 18, trung học cơ sở: 08, THPT: 05, TTGDNN&GDTX: 01, cao đẳng: 04, đại học: 02. Ngồi ra, tạo TPVL có 13 cơ sở dạy tiếng Anh và nhiều cơ sở dạy nghề khác.
Trong những năm qua, GD của TPVL tiếp tục ổn định và phát triển. Quy mô trường, lớp ngày càng tăng, đáp ứng yêu cầu học tập cho con em ở địa phương. Tất cả các trường học (mầm non đến phổ thông) trên địa bàn thành phố đều được kiên cố hóa. Tính đến hết năm tháng 7/2018, tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia ở mầm non, tiểu học, THCS và THPT là: 29/45 trường (công lập), đạt 64,44 %. Chất lượng hai mặt GD của thành phố vẫn luôn là đơn vị dẫn đầu cả tỉnh trong nhiều năm qua về chất lượng mũi nhọn cũng như chất lượng đại trà.
Theo báo cáo của Phịng GD-ĐT TPVL, tính đến 7/2018, tồn ngành GD TPVL có 94 CBQL (công lập) và 1.177 CBQL và GV của TPVL đều được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Hàng năm, đội ngũ GV thường xuyên được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng theo quy định, nhằm cập nhật kiến thức đáp ứng yêu cầu đổi mới GD và nâng cao năng lực sư phạm. Cũng theo báo cáo tổng kết năm học 2017-2018 của Phòng GDĐT TPVL, hiện nay, tồn thành phố có 34.009 HS từ mầm non đến phổ thông (thuộc quyền quản lí của Phịng GDĐT). Trong đó, mầm non: 7.479 cháu; tiểu học: 10.906 HS, THCS: 8.434 HS, THPT: 6.720 HS. (Báo cáo của Phòng GDĐT TPVL số 601/BC-PGDĐT TPVL, 2018).
* Khái quát về các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long
Cùng với sự phát triển chung của GD thành phố, GD THPT tiếp tục ổn định và phát triển, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay, TPVL có 05 trường THCS - THPT và THPT, gồm: Lưu Văn Liệt, Nguyễn Thông, Vĩnh Long, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Trưng Vương. Trong đó, có 01 trường THPT chuyên và 01 trường THCS - THPT.
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, là trường chuyên duy nhất của tỉnh, đây là trường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh nhà, được thành lập cách đây 25 năm. Hàng năm, hơn 90% HS của trường đỗ vào các trường đại học danh tiếng. Trường đã đạt chuẩn quốc gia vào năm 2003. Ngôi trường trung học đầu tiên của tỉnh Vĩnh Long, đó là trường THPT Lưu Văn Liệt (qua nhiều lần đổi tên), được xây dựng thời Pháp thuộc. Hiện nay, trường đang được xây dựng mới hoàn toàn, khang trang, trên nền cũ. Hướng tới, sau khi hoàn thành các hạn mục xây dựng, trường tập trung xây dựng đạt chuẩn quốc gia. Trường THPT Nguyễn Thông được
thành lập trong những năm thập niên 80 của thế kỷ trước, nhằm đáp ứng yêu cầu học tập cho con em nhân dân vùng lân cận. Trong thời gian qua, với sự nỗ lực của CBQL, GV, sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của Sở GD-ĐT, trường đã đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015. Từ một trường THPT bán công, bằng những biện pháp quản lí hiệu quả và quyết tâm của đội ngũ CBQL, GV, cùng với sự hỗ trợ của phụ huynh, nay trường THPT Vĩnh Long đã “thay da, đổi thịt”. Sự thay đổi đó, thể hiện qua tỷ lệ tốt nghiệp THPT 05 năm qua tiệm cận 100% và trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2016. Trường THCS-THPT Trưng Vương là trường duy nhất có 02 cấp học của thành phố, được thành lập những năm đầu của thế kỷ 21. Hướng tới, trường sẽ tập trung xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
* Đặc điểm, tình hình đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long
- Về đội ngũ CBQL: Hiện tại, hầu hết các trường THPT TPVL có số lượng CBQL (CBQL) đủ số lượng theo quy định. Tổng số CBQL của 05 trường THPT TPVL là 17 người. Trong đó, tỷ lệ CBQL nữ chiếm 23,5% (04/17). Độ tuổi trung bình của CBQL các trường này là 42. Tất cả CBQL đều đạt chuẩn về trình độ chun mơn, nghiệp vụ (100% có trình độ đại học). Có 08 CBQL trình độ đạt trên chuẩn, chiếm tỷ lệ 47%, trong đó có 01 CBQL đang nghiên cứu sinh. Tất cả CBQL ở các trường đều qua khóa huấn luyện về nghiệp vụ quản lí, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra và lí luận chính trị. Trong số CBQL của các trường THPT TPVL, có hơn 50% CBQL là lực lượng nịng cốt trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và công tác thanh tra, kiểm tra của ngành (Nguồn thống kê smax GD Vĩnh Long- 7/2018).
- Về đội ngũ GV: Hiện nay, tổng số GV của các trường THPT TPVL có 428 GV, trong đó nữ chiếm (292/422) 68,22%. Tất cả GV của các trường đều đạt chuẩn đào tạo. Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Ban giám hiệu các trường cùng với sự nỗ lực của GV, nên tỷ lệ GV đạt trên chuẩn khá cao (96/428): 22,42%, cao hơn trung bình của tỉnh. Trong đó, nổi bật là trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, với 39/93 GV đạt trên chuẩn, tỷ lệ 41,93%. Hầu hết GV các trường THPT
TPVL tâm huyết với nghề, tích cực tham gia các hoạt động chun mơn nhằm nâng cao kỹ năng sư phạm (Nguồn thống kê smax GD Vĩnh Long-7/2018).
* Đặc điểm, tình hình học sinh của các trường trung học phổ thơng thành phố Vĩnh Long Bảng 2.1. Số lượng HS và lớp học Năm học Tổng số HS Số lớp học Ghi chú 2015-2016 6.035 172 2016-2017 6.595 181 2017-2018 6.720 183
(Nguồn thống kê smax GD Vĩnh Long-7/2018)
So với năm học 2015-2016, năm học 2017-2018, số lượng HS và số lớp của các trường THPT TPVL tăng trưởng khá nhanh. Trong 03 năm qua, số HS của các trường tăng: 685 HS, tỷ lệ 11,35%; số lớp tăng 11 lớp, tỷ lệ 6,39%. Số lượng tăng này, tương đương với quy mô của một trường THPT loại III. Trong các trường THPT TPVL, trường THPT Vĩnh Long là đơn vị có quy mơ HS lớn nhất (1833 HS, với 45 lớp), trường Nguyễn Bỉnh Khiêm có quy mơ HS thấp nhất (879 HS, với 27 lớp).
- Về kết quả GD hai mặt của HS các trường THPT TPVL năm học 2017-2018 như sau:
Bảng 2.2. Kết quả học tập của HS các trường THPT TPVL
Năm học Số HS Học lực (%) Giỏi (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Kém (%) 2015-2016 6.185 1.561 25,24% 3.077 49,74% 1.493 24,14% 54 0,87% 0 2016-2017 6.284 1.849 29,42% 2.988 47,55% 1.383 22,00% 64 1,02% 0 2017-2018 6.720 2.061 30,66% 3.378 50,26% 1.254 18,66% 27 0,42% 0
Qua bảng số liệu thống kê về học lực cho thấy, trong 03 năm qua, tỷ lệ HS khá, giỏi tăng, tỷ lệ TB và yếu giảm. Qua đó, cho thấy, các trường có nhiều chủ trương, chỉ đạo hoạt động dạy học phù hợp với điều kiện và năng lực HS, nên chất lượng ổn định và tăng trong 03 năm qua.
Bảng 2.3. Kết quả hạnh kiểm của HS các trường THPT TPVL
Trường Số HS Hạnh kiểm (%) Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) 2015-2016 6.185 5.762 93,16% 351 5,67% 60 0,97% 12 0,20% 2016-2017 6.284 5.772 91,86% 438 6,97% 57 0,90% 17 0,27% 2017-2018 6.720 6.359 94,61% 322 4,80% 34 0,51% 05 0,08%
(Nguồn thống kê smax GD Vĩnh Long-7/2018)
Qua bảng số liệu thống kê, cho thấy, trong 03 năm qua, tỷ lệ HS có hạnh kiểm tốt, khá tăng, tỷ lệ HS có hạnh kiểm yếu kém giảm. Điều đó chứng tỏ, nhà trường đã có nhiều biện pháp trong tổ chức GD, rèn luyện hạnh kiểm cho HS. Hay có thể nói cách khác, HS đã có ý thức trong phấn đấu rèn luyện về hạnh kiểm.
Đa số HS các trường THPT TPVL thường trú tại 11 xã, phường của TPVL. Ngồi ra, cịn có một bộ phận HS đến từ các xã lận cận vùng ven của TPVL thuộc các huyện: Long Hồ, Mang Thít – tỉnh Vĩnh Long.
TPVL là trung tâm kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh. Nơi đây, thường xuyên diễn ra các hoạt động kinh tế, xã hội, các sự kiện về văn hóa, thể thao..., cùng với lối sống thành thị năng động, nên các em HS sinh sống tại TPVL có điều kiện tiếp cận và tham gia các hoạt động này. Do đó, các em thường mạnh dạn, năng động, tự tin trong GT. Còn bộ phận HS sống ở khu vực nơng thơn (ở địa phương khác), ít có điều kiện tham gia các hoạt động nói trên, nên các em thường nhút nhát, e ngại trong GT. Ngồi ra, cịn một bộ phận HS do hồn cảnh gia đình khó khăn (ngay cả HS trong và ngoài TPVL), ngoài thời gian học tập, thời gian còn lại các em phải
phụ giúp gia đình nên cũng ít có cơ hội tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường nên trong GT các em còn bỡ ngỡ, ngại ngùng.
* Hoạt động giáo dục của các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long
Các trường THPT TPVL đã tổ chức giảng dạy đầy đủ nội dung, chương trình các môn học theo quy định của Điều lệ trường trung học và trường trung học có nhiều cấp học. Để nâng cao chất lượng GD, các trường đã xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trong từng năm học. Theo đó, các tổ chun mơn, đồn thể, GV cụ thể hóa kế hoạch của nhà trường trong hoạt động của mình. Hoạt động thao giảng, dự giờ được các trường duy trì thường xuyên, liên tục nhằm giúp GV trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy. Các hội thảo chuyên đề về chuyên môn, về công tác chủ nhiệm cũng được các trường chú trọng, qua đó giúp GV trao đổi, cập nhật, bổ sung kiến thức và kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm.
Hoạt động phong trào là bề nổi của các trường. Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục và thể thao luôn được các trường quan tâm, HS ủng hộ và nhiệt tình hưởng ứng, phụ huynh HS đồng tình. Hoạt động phong trào là sân chơi bổ ích cho HS sau những giờ học tập mệt nhọc, căng thẳng trên lớp. Cũng qua các hoạt động này, góp phần GD HS về đạo đức, về thẩm mỹ, về đồn kết, về tình bạn bè, tình u,… đồng thời đây cũng là mơi trường rèn luyện cho HS các KN trong học tập và lao động, trong đó có KNGT.