Phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếpcho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 32 - 34)

8. Cấu trúc đề tài

1.3.3. Phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếpcho học sinh

Phương pháp GD là cách thức tác động của nhà GD đến đối tượng GD lồng ghép vào việc tổ chức các hoạt động GD nhằm giúp họ hình thành ý thức, thái độ, hành vi văn hóa, chuẩn mực xã hội. Khi mục đích và nội dung đã được đề ra một cách chu đáo thì phương pháp GD chính là con đường, là cách thức mà ta thực hiện những nội dung đã đề ra theo như mục đích ban đầu. Phương pháp GDKNGT cho HS bao gồm phương pháp dạy học và phương pháp GD:

- Phương pháp dạy học: Là cách thức hoạt động tương tác, phối hợp, thống nhất của GV và HS trong hoạt động trong hoạt động dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của GV nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học (Trần Thị Hương, et

at., (2015). Các phương pháp dạy học, gồm: đàm thoại, thuyết trình, nhóm nhỏ, trực quan, giải quyết vấn đề, giảng giải, ôn tập,....

- Phương pháp GD: Là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của nhà GD và người được GD, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo cùa nhà GD nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ GD phù hợp với mục đích GD (Trần Thị Hương et al., 2015). Các phương pháp GD, gồm: nêu gương, kể chuyện, trách phạt, thi đua, giao việc, luyện tập thói quen,...

Phương pháp dạy học và phương pháp GD là rất đa dạng và phong phú, nhưng khơng có phương pháp nào là vạn năng trong GDKNGT cho HS THPT. Vì vậy, LLGD cần phải lựa chọn phương pháp dạy học/ phương pháp GD phù hợp để thực hiện hoạt động GDKNGT cho HS thì mới mang lại hiệu quả. Việc lựa chọn đó phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Phương pháp GDKNGT phải phù hợp với mục tiêu GDKNGT cho HS. Nghĩa là, LLGD phải xác định cho được mục tiêu GDKNGT cho HS lồng ghép vào các mơn học, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động của Đồn Thanh niên, tiết sinh hoạt lớp. Và từ đó, LLGD lựa chọn lựa phương pháp dạy học/phương pháp GD phù hợp để GDKNGT cho HS. Nếu không xác định được mục tiêu cụ thể về GDKNGT cho HS ở từng bài học hoặc trong từng hoạt động cụ thể thì sẽ khơng tìm ra phương pháp phù hợp.

Phương pháp GDKNGT phải phù hợp với nội dung GDKNGT cho HS. Nội dung GDKNGT là cấu trúc bên trong của hoạt động GDKNGT, còn phương pháp GDKNGT là hình thức về cách thức vận động bên ngoài của nội dung. Như vậy, cấu trúc nội dung hoạt động GDKNGT sẽ quy định hình thức của nó. Nghĩa là, nội dung quy định phương pháp. Vì thế, LLGD cần phải lựa chọn phương pháp GDKNGT phù hợp với nội dung GDKNGT cho HS. Ở mỗi bài học, hoạt động cụ thể (ngoại khóa, hoạt động của Đồn Thanh niên...) phải ứng với phương pháp cụ thể, phù hợp. Sự phù hợp giữa nội dung và phương pháp GDKNGT cho HS sẽ mang lại hiệu quả trong hoạt động GDKNGT cho HS.

Phương pháp GDKNGT phải phù hợp với đặc điểm tâm lí và khả năng của HS: Mặc dù học cùng cấp THPT nhưng có sự khác biệt về tâm lí và khả năng giữa

HS các khối lớp. Và ở cùng một khối lớp cũng có sự khác biệt này. Sự khác biệt này thể hiện rõ nhất ở trong một lớp học (về tâm lí về năng lực học tập, năng lực tham gia các hoạt động). Chính sự khác biệt đó, khi tiến hành hoạt động GDKNGT cho HS, đòi hỏi LLGD trong nhà trường cần phải nắm rõ đặc điểm tâm lí, khả năng của các em trong học tập cũng như tham gia các hoạt động, từ đó đưa ra phương pháp GDKNGT phù hợp.

Phương pháp GDKNGT phải phù hợp với năng lực của GV trong nhà trường: Cùng cơng tác ở trường THPT, với trình độ chun mơn nghiệp vụ là đại học Sư phạm, nhưng kỹ năng và nghiệp vụ sự phạm giữa GV không đồng nhất. Do vậy, khi tham gia hoạt động GDKNGT cho HS, đòi hỏi GV phải biết lựa chọn các phương pháp GDKNGT phù hợp với sở trường của mình, vừa phải phù hợp với mục tiêu và nội dung trong hoạt động GDKNGT. Ví dụ: GV có khiếu kể chuyện thì dùng phương pháp kể chuyên, GV có khiếu ngơn ngữ thì sử dụng phương pháp thuyết trình, GV am hiểu về cơng nghệ thơng tin thì sử dụng phương pháp trực quan...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)