Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt đợng giáo dục kỹ năng giao tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 45)

8. Cấu trúc đề tài

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt đợng giáo dục kỹ năng giao tiếp

1.5.1. Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trung học phổ thông năng giao tiếp cho học sinh trung học phổ thông

* Nhận thức của lực lượng giáo dục

Nhận thức là yếu tố quyết định hành động. Nhận thức của LLGD có quyết định đến hiệu quả của việc quản lí hoạt động GDKNGT cho HS THPT.

Các LLGD nhận thức rõ vai trị, mục đích và ý nghĩa của hoạt động GDKNGT cho HS, thì họ sẽ nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp tốt trong tổ chức thực hiện, đồng thời tạo thành sức mạnh tổng hợp giữa các lực lượng tham gia GD, từ đó mang lại hiệu quả cho hoạt động này. Ngược lại, nếu các LLGD nhận thức chưa rõ vai trị, mục đích và ý nghĩa của hoạt động GDKNGT cho HS, thì hoạt động hoạt động GDKNGT cho HS sẽ khơng có sự đồng thuận, khơng có sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia GD, từ đó khơng mang lại hiệu quả cho hoạt động này.

Vì vậy, việc tuyên tuyền về vai trị, ý nghĩa và mục đích hoạt động GDKNGT cho các LLGD là hết sức cần thiết, để các thành viên trong LLGD có nhận thức đúng đắn, phối hợp tốt và tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động này trong nhà trường.

* Sự quản lí của Ban giám hiệu

Đối với hoạt động GDKNGT cho HS trong trường THPT, việc quản lí của Ban giám hiệu là rất cần thiết và quyết định tính hiệu quả của hoạt động này. Bởi vì, khi tham gia quản lí, bằng kế hoạch, Ban giám hiệu sẽ tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện hoạt động GDKNGT nhằm đạt mục tiêu đề ra. Nếu khơng có sự quản lí của Ban giám hiệu, là đồng nghĩa với việc hoạt động GDKNGT cho HS khơng có kế hoạch, khơng có tổ chức, chỉ đạo cũng như kiểm tra, đánh giá, thì hoạt động này sẽ khơng diễn ra, hoặc nếu có thì khơng hiệu quả.

* Năng lực của giáo viên và cán bộ Đoàn Thanh niên

Năng lực là biểu hiện cho mức độ hồn thành và hiệu quả của một cơng việc cụ thể. GV, cán bộ Đoàn là lực lượng trực tiếp thực hiện các hoạt động GDKNGT cho HS. Nếu GV và cán bộ Đồn có phẩm chất năng lực tốt thì hoạt động GDKNGT cho HS trong nhà trường sẽ mang lại hiệu quả và đạt mục tiêu đề ra và ngược lại. Do đó, khi phân cơng, Ban giám hiệu cần lựa chọn người có phẩm chất năng lực tốt nhằm đảm bảo hiệu quả trong việc hình thành và rèn luyện KNGT cho HS. Để nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động GDKNGT cho HS trong nhà trường, Ban giám hiệu cần bồi dưỡng phẩm chất năng lực cho GV và cán bộ Đoàn khi tham gia hoạt động này.

* Đặc điểm tâm lí của học sinh

Kinh nghiệm sống của HS có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và rèn luyện KNGT ở các em. Ở các em HS có vốn sống phong phú, có hiểu biết nhiều về con người, về xã hội, về tự nhiên thì sẽ kích thích các em mở rộng quan hệ với nhiều người, các em sẽ tự tin trong GT hơn. Ngược lại, ở các em HS có vốn sống nghèo nàn, thiếu hiểu biết về xã hội, về con người về tự nhiên,... thì các em thường nhút nhát, e ngại, ngại GT với người lạ.

Các em HS có tính cách sơi nổi, hoạt bát, tự tin, mạnh dạn thì các em dễ dàng tạo được mối quan hệ GT với mọi người xung quanh. Lồng ghép vào các mối quan hệ GT đó, các em có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm sống, học tập, lao động..., từ đó các em tự trau dồi, rèn luyện, rút kinh nghiệm cho hành vi GT của mình ngày càng hiệu quả hơn. Những HS ưu tư, trầm lặng, ít nói thì phạm vi GT

của các em bị hẹp, đồng thời rất khó xây dựng mối quan hệ GT với những người xung quanh, thường khơng chủ động trong GT. Cịn đối với HS có tính tình nóng nảy, hấp tấp thì hiệu quả GT khơng cao. Với tính tình đó, các em thường nổi giận, cáo gắt và đôi khi xung đột với người đang GT với mình.

* Sự phối hợp giữa lực lượng giáo dục bên trong nhà trường

LLGD KNGT cho HS bao gồm: Ban giám hiệu, Đoàn Thanh niên, GV (chủ nhiệm, dạy bộ mơn, ngồi giờ lên lớp), Trong đó, Ban giám hiệu với vai trị chỉ huy, cán bộ Đồn và GV là lực lượng nịng cốt. Để hoạt động GDKNGT cho HS đạt hiệu quả, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các LLGD trong nhà trường. Sự phối hợp đó thể hiện cụ thể như sau:

- Sự phối hợp theo chiều dọc là sự phối hợp giữa Ban giám hiệu với Tổ trưởng chuyên môn và GV. Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá. Tổ trưởng chun mơn cụ thể hóa kế hoạch của Ban giám hiệu, chỉ đạo GV tổ chức thực hiện hoạt động GDKNGT cho HS. GV tổ chức thực hiện lồng ghép GDKNGT cho HS lồng ghép vào phương pháp dạy học và phương pháp GD trong từng hoạt động cụ thể.

- Sự phối hợp theo chiều ngang là sự phối hợp giữa cán bộ Đoàn Thanh niên với GV. GV là LLGD tổ chức rèn luyện và hình thành KNGT cho HS lồng ghép vào hoạt động dạy học và GD. Cịn các hoạt động của Đồn Thanh niên là nơi HS thể hiện và tiếp tục rèn luyện, trau dồi KNGT của mình. Do đó, để GDKNGT cho HS đạt hiệu quả, giữa cán bộ Đồn Thanh niên và GV cần có sự phối hợp chặt chẽ.

* Điều kiện, phương tiện trong nhà trường

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là phương tiện hoạt động GD của nhà trường. Cịn nguồn lực tài chính dùng để mua sắm cơ sở vật chất thiết bị, huy động nguồn nhân lực tham gia các hoạt động GD trong nhà trường. Nếu thiếu kinh phí và cơ sở vật chất hạn chế, không đảm bảo cho các hoạt động GD trong nhà trường thì hoạt động GDKNGT cho HS chỉ được thực hiện trên lớp hoặc sinh hoạt dưới cờ. Còn các hoạt động khác thì khơng thể tiến hành lồng ghép GDKNGT cho HS. Và ngược lại.

1.5.2. Các yếu tố bên ngồi ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trung học phổ thơng

* Cơ quan quản lí giáo dục

Cơ quan quản lí GD các cấp (Bộ và Sở GD-ĐT) đóng vai trị rất quan trọng trong việc tổ chức GDKNGT cho HS trong nhà trường. Là những cơ quan chỉ đạo biên soạn nội dung và chỉ đạo tổ chức thực hiện GDKNGT trong nhà trường. GT không phải là môn học bắt buộc trong nhà trường phổ thông, nên nếu có sự chỉ đạo của cơ quan quản lí GD đưa nội dung GDKNGT lồng ghép vào chương trình chính khóa thì GDKNGT cho HS mới có thể thực hiện được và ngược lại.

* Cha mẹ học sinh

Từ khi còn nhỏ đến trưởng thành, hầu hết HS sống ở gia đình cùng với cha mẹ. Ngồi thời gian đến trường để học tập, tiếp thu các tri thức khoa học, ở các em còn chịu sự GD và quản lí của cha mẹ. Vì vậy, việc hình thành nhân cách ở các em nói chung và KNGT nói riêng chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi cách thức GD của cha mẹ trong gia đình. Cho nên cha mẹ HS cần có nhận thức đầy đủ và đúng đắn trong việc GDKNGT cho HS, trong đó có trách nhiệm của gia đình, khơng phó thác hồn tồn cho nhà trường, mà cần phải phối hợp với nhà trường, để từ đó có nội dung cũng như cách thức GDKNGT cho phù hợp với từng lứa tuổi ở các em HS.

Hoàn cảnh kinh tế của gia đình là yếu tố rất quan trọng, nó chi phối đến mọi hoạt động của các thành viên trong gia đình. Nếu hồn cảnh kinh tế của cha mẹ HS “khá giả” thì cha mẹ có điều kiện cho con cái học hành đến nơi đến chốn. Ngoài ra, các em còn được cha mẹ tạo điều kiện để tham gia nhiều hoạt động. Qua đó, các em có điều kiện mở rộng GT với nhiều người, tiếp thu nhiều tri thức mới, kinh nghiệm sống tăng lên. Ngược lại, nếu hồn cảnh sống của cha mẹ “khó khăn”, thì cha mẹ ít có điều kiện cho các em tham gia nhiều hoạt động cũng như đáp ứng đầy đủ các phương tiện học tập cho các em. Vì vậy, các em ít có điều kiện mở rộng quan hệ GT với nhiều người, vốn sống sẽ nghèo nàn, KNGT cũng bị hạn chế.

Trong gia đình, con cái thường bắt chước các hành vi GT của cha mẹ. Để GDKNGT cho con cái trong gia đình, cha mẹ cần phải làm gương để con cái noi theo. Nếu các hành vi GT của cha mẹ đúng chuẩn mực xã hội thi sẽ góp phần hình

thành ở con cái những hành vi GT tích cực, phù hợp với chuẩn mực xã hội và ngược lại.

* Mơi trường xã hội bên ngồi nhà trường

Lối sống của cộng đồng dân cư là yếu tố tác động trực tiếp, hàng ngày đến quan hệ GT của các em. Nếu ở khu vực cộng đồng dân cư, mọi người có lối sống giản dị, hịa đồng, đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau thì các em có điều kiện mở rộng quan hệ GT với mọi người. Lồng ghép vào các mối quan hệ GT đó, các em trau dồi và rèn luyện KNGT của bản thân mình, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn khi tiếp xúc với nhiều người và ngược lại.

Lồng ghép vào các hoạt động xã hội và các quan hệ GT, HS có thể tiếp thu được các giá trị văn hóa của thế giới, những tri thức và kinh nghiệm sống của cha ông cùng với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành nhân cách của HS mà biểu hiện rõ nhất qua GT và những hành vi ứng xử hàng ngày trong gia đình, trong nhà trường của các em và bên ngoài xã hội.

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, sự xuất hiện của nhiều mạng xã hội, giúp cho các em HS có điều kiện mở rộng quan hệ GT với nhiều người, kể cả cách trở về không gian, đây là cơ hội thuận lợi để các em tự rèn luyện KNGT của mình. Tuy nhiên, GT qua mạng xã hội, email, điện thoại là hình thức GT gián tiếp làm hạn chế khả năng xử lí tình huống trong GT đối với các em. Và khi tham gia GT trực tiếp thì các em e ngại, thiếu tự tin.

* Mối quan hệ giữa HS với những người bên ngồi gia đình và nhà trường

Đối với tuổi HS THPT, ngoài mối quan hệ với những người trong gia đình và thầy cơ, bạn bè ở trường, các em cịn có mối quan hệ với những người ngoài xã hội, ở nhiều độ tuổi khác nhau. Trong các mối quan hệ GT với những người xã hội, có nhóm người có ứng xử trong GT phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, cũng có nhóm người ứng xử trong GT chưa phù hợp với chuẩn mực xã hội. Tất cả các hành vi ứng xử đó, dù phù hợp hay chưa phù hợp với chuẩn mực xã hội, phong tục tập quán của địa phương,... đều có tác động, ảnh hưởng nhất định đến các việc hình thành và rèn luyện các hành vi GT của các em.

Kết luận chương 1

HS THPT đang ở độ tuổi trưởng thành, đang hoàn thiện dần về nhân cách. Việc GDKNGT cho HS THPT là hết sức cần thiết. Bởi vì, KNGT khơng chỉ góp phần hình thành nhân cách ở các em mà cịn giúp các em có đủ bản lĩnh, tự tin, kinh nghiệm để giải quyết các tình huống xảy ra trong đời sống hàng ngày và trong học tập. Đồng thời, KNGT cũng chính là phương tiện để các em mở rộng GT với nhiều người, nhất là khi các em tốt nghiệp THPT học lên cao hoặc tham gia vào các hoạt động ngồi xã hội. Và nó cũng là phương tiện giúp các em dễ hòa nhập vào cộng đồng xã hội đang ở thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Mặt khác, có thể nói KNGT của các em HS THPT là thước đo về chất lượng GD của nhà trường và gia đình nói chung và chất lượng GDKNGT cho HS nói riêng.

Do đó, cần phải nâng cao hiệu quả GDKNGT cho HS trong trường THPT. Tính hiệu quả đó thể hiện qua việc tổ chức lồng ghép các nội dung GDKNGT cho HS vào các môn học, tiết sinh hoạt lớp, hoạt động của Đoàn Thanh niên và hoạt động ngoài giờ lên lớp, cùng với sự phối hợp của các LLGD KNGT cho HS. Song, quản lí các hoạt động GDKNGT cho HS THPT trong nhà trường là yếu tố quyết định đến sự thành công và chất lượng của hoạt động GDKNGT. Lồng ghép vào các việc lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra đánh giá hoạt động GDKNGT cho HS của Ban giám hiệu trong nhà trường.

Ở chương 1, tác giả luận văn đã trình bày các khái niệm và khái qt hóa lí luận về hoạt động và quản lí hoạt động GDKNGT cho HS THPT. Tác giả đã cố gắng hình thành một khung lí thuyết đảm bảo cho việc khảo sát và phân tích thực trạng quản lí GDKNGT cho HS THPT, đảm bảo một cơ sở lí luận khoa học cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động GDKNGT cho HS THPT.

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG

2.1. Khái qt về tình hình kinh tế-xã hợi và giáo dục của phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

2.1.1. Khái quát về kinh tế - xã hội của thành phố Vĩnh Long

Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, với 08 đơn vị hành chính. Trong đó, TPVL là thành phố loại III, trực thuộc tỉnh. Đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, là điểm nối giao thơng thủy và bộ giữa các tỉnh thuộc khu vực phía Tây sơng Tiền với Thành phố Hồ Chí Minh. TPVL có diện tích tự nhiên 48,08 ha. Thành phố giáp huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long ở các phía: Nam, Đơng, Tây, cịn phía Bắc giáp với sơng Tiền. Thành phố có 11 xã, phường, trong đó có 04 xã và 07 phường.

TPVL nằm tại ngã Ba sông Tiền và sông Cổ Chiên, trên trục giao thông nối hai cực phát triển nhất của vùng Nam Bộ. Theo quy hoạch phát triển đô thị đến năm 2020, TPVL cùng với Cần Thơ, Long Xuyên và Cao Lãnh là 4 đô thị trung tâm của vùng Đồng bằng sơng Cửu Long. Ngồi quốc lộ 1A - tuyến giao thông huyết mạch của vùng chạy qua, TPVL còn là điểm khởi đầu của các quốc lộ 80, 53, 57 nối với các tỉnh trong vùng và đường tỉnh 902 nối các huyện phía nam của tỉnh. Tất cả sẽ tạo cho thành phố dễ dàng trong việc giao lưu, giao thương, nối liền thành phố với các tỉnh, đơ thị khác trong tồn vùng, khu vực và cả nước.

Dân số TPVL hiện nay là 142.761 người (2016). Tỷ lệ dân cư thành thị 108.881 người, chiếm 76,2 % dân số toàn thành phố và tỷ lệ dân cư nông thôn 33.880 người, chiếm 23,7 % dân số toàn thành phố. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 6,10%. Mật độ dân số 2.934 người /km2, cao nhất tỉnh. Sinh sống tại thành phố chủ yếu là dân tộc Kinh, phân bố đều ở các nơi, chiếm 97,38% dân số thành phố; các dân tộc khác: Hoa, Khơ-me, Chăm, khác. Trong đó, dân tộc Hoa với 2,35% dân số

thành phố, chủ yếu sống tập trung ở phường 1, TPVL, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ 0,27% dân số thành phố.

TPVL hiện có nhiều tơn giáo và tín ngưỡng khác nhau như: Công giáo, Tin Lành, Phật Giáo, Cao Đài,… Tất cả các tín đồ tơn giáo trên địa bàn sống đan xen nhau, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, chung lòng, chung sức xây dựng và phát triển thành phố. Hiện tại, thành phố cịn lưu giữ nhiều di tích lịch sử:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)