1.3. Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý ở trường trung
1.3.1. Đổi mới phương pháp dạy học mơn Vật lí theo định hướng phát
triển năng lực học sinh
Văn kiện đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII nêu phương hướng, nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực được nêu trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học” (Đảng Cộng Sản Việt Nam, tr.115). Định hướng này phù hợp với quan điểm hiện đại, tiến bộ về giáo dục trên thế giới. Đặc biệt là mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện nhân cách cũng như định hướng gắn giáo dục với thực tiễn cuộc sống, gắn lý thuyết và thực hành, tạo động cơ hứng thú học tập, phát triển năng lực HS.
Khái niệm năng lực (competency) có nguồn gốc tiếng Latinh “competentia”, ngày nay năng lực được hiểu là khả năng thực hiện của cá nhân đối với một công việc. Theo Weinert (2001) “Năng lực là những khả năng, kỹ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt” (Prof. Dr. Bernd Meier, Dr Nguyễn Văn Cương, 2011). Như vậy năng lực là khả năng vận dụng tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm của mỗi cá nhân để giải quyết tình huống đặt ra nhằm đạt được kết quả cao.
Việc dạy học định hướng phát triển năng lực không chỉ hướng tới mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ tích cực của HS mà cịn hướng tới mục tiêu cao hơn trên cơ sở kiến thức, kĩ năng được hình thành, phát triển khả năng thực hiện các hành động có ý nghĩa đối với người học. Trong chương trình
dạy học theo định hướng phát triển năng lực, mục tiêu dạy học của các môn học được mơ tả thơng qua các nhóm năng lực.
Trong chương trình giáo dục phổ thơng mơn Vật lí của Bộ GD & ĐT (2018) năng lực của HS được chia thành: Các năng lực chung và năng lực thành phần của mơn Vật lí.
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: Được hình thành và phát triển thơng qua các hoạt động thực hành, thực hiện các phép xác định đại lượng Vật lí; trong việc tìm tịi khám phá khoa học, tự chủ, tự học, tự nghiên cứu tìm kiếm thơng tin phục vụ học tập và có khả năng đánh giá được mức độ tin cậy của các nguồn thông tin.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực chung này được thể hiện trong đề xuất vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch tìm tịi khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí. HS tiến hành thực hiện các cách thức tìm câu trả lời bằng khảo sát thực nghiệm hay bằng suy luận lý thuyết; khái quát hóa kết quả thu được và rút ra kết luận; đánh giá độ tin cậy và kết quả thu được.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Việc thường xuyên phải thực hiện các dự án học tập, các bài thực hành, thực tập theo nhóm. HS được trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng, nội dung học tập, từ đó giúp HS hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực thành phần
+ Năng lực nhận thức kiến thức Vật lí: HS huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới, trong đó HS có thể diễn đạt hiểu biết bằng cách riêng, so sánh, phân loại kiến thức, vận dụng kiến thức đã được học để giải thích sự vật hiện tượng hay giải quyết vấn đề đơn giản; từ đó kết nối được kiến thức mới với hệ thống kiến thức.
+ Năng lực tìm tịi và khám phá tự nhiên dưới góc độ Vật lí: GV cần tạo điều kiện để HS đưa ra câu hỏi, vấn đề cần tìm hiểu; tạo cho HS cơ hội tham gia quá trình hình thành kiến thức mới, đề xuất và kiểm tra dự đoán, giả thuyết; thu thập bằng chứng, phân tích, xử lí để rút ra kết luận, đánh giá kết quả thu được.
+ Năng lực vận dụng kiến thức Vật lí trong thực tiễn: HS được đề xuất hoặc tiếp cận với các tình huống thực tiễn. HS được đọc, giải thích, trình bày thơng tin về vấn thực tiễn cần giải quyết, trong đó kiến thức Vật lí có thể được sử dụng để giải thích và đưa ra giải pháp.
Đổi mới PPDH mơn Vật lí theo hướng phát triển năng lực khơng chỉ tích cực hố HS về hoạt động trí tuệ mà cịn rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV - HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau.
Các dấu hiệu đặc trưng của việc đổi mới PPDH mơn Vật lí theo hướng phát triển năng lực của HS (Bộ GD & ĐT, Dự án Việt - Bỉ, 2010):
- Dạy và học thông qua tổ chức hoạt động học tập của HS và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học: Một trong những yêu cầu của dạy học phát triển năng lực là khuyến khích người học tự lực khám phá những điều chưa biết trên cơ sở những điều đã biết. Tham gia vào các hoạt động học tập, người học được đặt vào những tình huống, được trực tiếp quan sát, thảo luận trao
đổi, làm thí nghiệm, được khuyến khích đưa ra cách giải quyết vấn đề theo cách của mình. Qua đó người học khơng những chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng mà còn làm chủ cách thức xây dựng kiến thức, từ đó phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Tổ chức các hoạt động học tập của HS phải trở thành trung tâm của quá trình giáo dục. GV cần lập kế hoạch dạy học để hướng dẫn HS phát triển các năng lực cần thiết trong cuộc sống, trong và ngoài nhà trường, ở hiện tại cũng như trong tương lai.
Trong dạy học, cần rèn cho HS phương pháp tự học. Nếu người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen và ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lịng say mê học tập, khơi dậy nổ lực vốn có của người học và kết quả học tập sẽ tăng lên.
- Tăng cường hoạt động học tập của mỗi cá nhân, phối hợp với học hợp tác: GV cần quan tâm đến sự phân hóa về trình độ nhận thức, cường độ và tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ học tập của mỗi HS. Trên cơ sở đó, xây dựng nhiệm vụ, mức độ hỗ trợ phù hợp với khả năng mỗi cá nhân nhằm phát huy tối đa khả năng của người học. Cần đặt người học vào môi trường học tập hợp tác trong các mối quan hệ thầy - trò, trò - trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung đồng thời hình thành và phát triển ở người học năng lực tổ chức, điều khiển, các kĩ năng hợp tác, giao tiếp, trình bày, giải quyết vấn đề,… và tạo môi trường học tập thân thiện.
- Dạy và học coi trọng hướng dẫn tìm tịi: Việc coi trọng hướng dẫn tìm tịi giúp HS phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và HS có thể học được phương pháp học thông qua hoạt động. Một nhiệm vụ thách thức sẽ tạo ra nhu cầu cần hỗ trợ đối với HS. Vì vậy, GV cần quan sát để có sự hỗ trợ kịp thời, tuy nhiên sự hỗ trợ của GV phải là sự can thiệp tích cực (yêu cầu HS xem lại nội dung đã học hoặc đưa ra câu hỏi có tính chất gợi ý hoặc giải thích,..).
- Dạy học chú trọng đến sự quan tâm, hứng thú của HS nhu cầu và lợi ích của xã hội: Khi kiến thức gắn với nhu cầu, lợi ích của người học cũng như thực tiễn, xã hội thì kiến thức đó có tính ứng dụng cao và người học hiểu được giá trị, tác dụng, sự cần thiết của kiến thức trong cuộc sống và thực tiễn, xã hội. Qua đó phát huy cao độ tính tích cực, tự lực, rèn luyện cho HS cách làm việc độc lập, phát triển tư duy sáng tạo, kĩ năng tổ chức cơng việc, trình bày kết quả.
- Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò: Trong dạy và học tích cực đánh giá khơng chỉ nhằm mục đích nhận định lại thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của HS đồng thời cũng tạo điều kiện cho GV nhận định và điều chỉnh hoạt động dạy. Tự đánh giá đúng vai trò quan trọng trong đánh giá vì thơng qua đó người học tự xem xét lại quá trình, kết quả học tập của mình, để tự điều chỉnh cách học, xác định động cơ học tập và lập kế hoạch tự nâng cao kết quả học tập. Bên cạnh việc tự đánh giá, GV cần tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau dựa trên các tiêu chí được định sẵn do GV cung cấp hoặc tự xác định các tiêu chí đánh giá để có sự so sánh, nhìn nhận lại kết quả của mình từ đó điều chỉnh cách giải quyết vấn đề, cách học, chia sẻ kinh nghiệm từ kết quả của mình và bạn, thúc đẩy kết quả học tập ngày một tốt hơn.