Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội và giáo dục của tỉnh Sóc Trăng 37 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn vật lí ở các trường trung học phổ thông tỉnh sóc trăng​ (Trang 48 - 51)

2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng hạ lưu sông Hậu, cách Thành phố Hồ Chí Minh 231 km, cách Thành phố Cần Thơ 62 km; nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang.

- Vị trí tọa độ: 9012’ - 9056’ vĩ Bắc và 105033’ - 106023’ kinh Đơng. - Diện tích tự nhiên 3.311,7629 km2 (chiếm khoảng 1% diện tích cả nước và 8,3% diện tích của khu vực đồng bằng sông Cửu Long).

- Đường bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn: Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đơng.

- Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp như sau: + Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang; + Phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu;

+ Phía Đơng Bắc giáp tỉnh Trà Vinh;

+ Phía Đơng và Đơng Nam giáp Biển Đơng.

Đơn vị hành chính của tỉnh có 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện với 109 xã, phường, thị trấn.

Dân cư Sóc Trăng chủ yếu là ba dân tộc Kinh (836.513 người, chiếm 65,16%), Khmer (371.305 người, chiếm 28,92%), Hoa (75.534 người, chiếm 5,88%)

Về đất đai, thổ nhưỡng: Sóc Trăng có tổng diện tích đất tự nhiên là 331.176,29 ha. Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây cơng nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như hành, tỏi và các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng... Trong tổng số 278.154 ha đất nơng nghiệp có 144.156 ha sử dụng cho canh tác lúa, 21.401 ha cây hàng năm khác và 40.191 ha dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái. Riêng đất phi nông nghiệp là 53.963 ha và 2.536 ha đất chưa sử dụng (Nguồn: Quy hoạch tổng thể Kinh tế - Xã hội tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020).

2.1.2. Khái quát về giáo dục tỉnh Sóc Trăng

Ln xem giáo dục là Quốc sách hàng đầu, những năm qua, tỉnh Sóc Trăng đã tập trung ưu tiên đầu tư, cùng sự nỗ lực của toàn ngành, giáo dục tỉnh nhà đã có sự tiến bộ rõ nét, nhất là chất lượng giáo dục tăng cả về mặt bằng và mũi nhọn, công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia có nhiều khởi sắc.

Về quy mơ trường lớp các cấp học: Tỉnh Sóc trăng có tổng cộng 568 trường gồm 549 trường công lập và 19 trường ngồi cơng lập, trong đó: THPT có 38 trường (37 cơng lập, 01 ngồi cơng lập)/761 lớp; THCS có 114 trường (112 cơng lập, 02 ngồi cơng lập)/1.940 lớp; Tiểu học có 282 trường (279 cơng lập, 03 ngồi công lập)/4.143 lớp; Mầm non - Mẫu giáo có 134 trường (121 cơng lập, 13 ngồi cơng lập)/1.696 nhóm, lớp.

Theo báo cáo tổng kết năm học 2017 – 2018 của Sở GD & ĐT về tình hình giáo dục THPT tỉnh Sóc Trăng thể hiện như sau:

- Việc quản lý, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập của HS: + Thực hiện đúng theo chỉ đạo của Bộ GD & ĐT.

+ Dạy học 2 buổi/ngày được các đơn vị chú trọng và quan tâm thực hiện. Trong năm học 2017-2018, số lớp và số học sinh học 2 buổi/ngày tăng so với năm học trước. Tổng số học sinh THPT học 2 buổi/ngày 17.398/26.145

học sinh (tỉ lệ 66,5%), tăng so với năm học trước 25,7%, trong đó có 100% học sinh ở trường THCS và THPT Dân Tộc Nội Trú, các trường đã đạt chuẩn quốc gia học 2 buổi/ngày.

+ Thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng

lực học sinh. Sở GD & ĐT xây dựng kế hoạch tổ chức đánh giá năng lực đầu ra bậc 3 đối với học sinh lớp 12 tham gia Chương trình mới nhằm tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh.

- Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin: Tăng cường sử dụng phần mềm quản lý trong trường phổ thông (quản lý học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất...) theo hình thức trực tuyến.

- Xây dựng môi trường giáo dục: Thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho HS; xây dựng môi trường giáo dục xanh - sạch - đẹp - an toàn, dân chủ, trật tự, an tồn, vệ sinh; phịng chống tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội.

Chất lượng giáo dục THPT qua hai mặt học lực và hạnh kiểm của HS được thể hiện ở các bảng sau:

Bảng 2.1. Kết quả học lực của HS các trường THPT tỉnh Sóc Trăng

Tỷ lệ (%) Giỏi Khá TB Yếu Kém

Năm học 2017-2018 21,7 42,6 31,5 4,1 0,1

Năm học 2016-2017 19,56 39,70 34,50 6,09 0,15

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2017 - 2018 của Sở GD & ĐT tỉnh Sóc Trăng).

Kết quả học lực của HS qua bảng 2.1 cho thấy tỉ lệ HS khá, giỏi năm sau đều cao hơn năm học trước; tỉ lệ HS đạt TB, yếu, kém đều giảm so với năm học trước. Đây là dấu hiệu đáng mừng.

Bảng 2.2. Kết quả hạnh kiểm của HS các trường THPT tỉnh Sóc Trăng.

Tỷ lệ (%) Tốt Khá TB Yếu

Năm học 2017-2018 90,1 8,6 1,4 0,1

Năm học 2016-2017 88,90 9,50 1,50 0,1

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2017 - 2018 của Sở GD & ĐT tỉnh Sóc Trăng).

Kết quả hạnh kiểm của HS qua bảng 2.2 cho thấy tỉ lệ HS đạt loại tốt năm sau đều cao hơn năm học trước (1,2%); tỉ lệ HS đạt loại khá giảm 1,0%; HS đạt loại TB giảm không đáng kể (0,2%); riêng HS đạt loại yếu không thay đổi. Điều này cho thấy tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm HS hằng năm thay đổi không đáng kể.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thơng tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn vật lí ở các trường trung học phổ thông tỉnh sóc trăng​ (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)