Nhà trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động học tập của học sinh ở các trường tiểu học quận 8 thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 30)

1.3.1. Nhà trường tiểu học

Trong hệ thống giáo dục quốc dân cấp tiểu học được xếp vào giáo dục phổ thông (gồm hai cấp học là cấp tiểu học và cấp trung học; cấp trung học có hai cấp học là cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông). Luật giáo dục quy định giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của HS vào học lớp một là sáu tuổi.

Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông cuả hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

Nhiệm vụ, quyền hạn của trường tiểu học được quy định tại Điều lệ trường tiểu học:

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục tiểu học do Bộ trưởng BGD&ĐT ban hành.

- Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi (tuổi của HS tiểu học từ 6 đến 14 tuổi), vận động trẻ em tàn tật, khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và quản lý các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân cơng của cấp có thẩm quyền. Tổ

chức kiểm tra và cơng nhận hồn thành chương trình tiểu học của HS trong nhà trường và trẻ em thuộc địa bàn quản lý của trường.

- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

- Quản lý cán bộ GV, nhân viên và HS

- Tổ chức cho CBQL, GV, nhân viên và HS tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

- Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục (Điều lệ trường tiểu học, 2010).

1.3.2. Mục tiêu của giáo dục tiểu học

Mục tiêu giáo dục tiểu học được xác định trong điều 27 của Luật Giáo dục như sau: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học trung học cơ sở” (Luật Giáo dục 2005 – Sửa đổi, bổ sung 2009).

Mục tiêu giáo dục tiểu học được cụ thể hoá thành mục tiêu của các môn học và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình tiểu học. Đặc biệt, mục tiêu giáo dục tiểu học đã cụ thể hoá thành các yêu cầu cơ bản cần đạt của HS tiểu học bao gồm các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng, thói quen, niềm tin, thái độ, hành vi, định hướng… Các yêu cầu cơ bản này lại phân định thành các mức độ phù hợp với từng lớp ở bậc tiểu học.

1.3.3. Nội dung giáo dục tiểu học

Điều 28- Luật giáo dục năm 2005 quy định : Nội dung giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho HS có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính tốn; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật. Phương pháp giáo dục phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi

dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.

Như vậy, nội dung giáo dục tiểu học bao gồm những thành tố quy định những chuẩn mực hành vi có liên quan đến các mặt đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, lao động của giáo dục cho HS tiểu học. Nội dung giáo dục chịu tác động định hướng của mục đích, nhiệm vụ giáo dục và tạo ra nội dung hoạt động giáo dục của GV và hoạt động giáo dục tự giác của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động học tập của học sinh ở các trường tiểu học quận 8 thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)